Thế nào là một lập trình viên phần cứng? Ví dụ công việc lập trình viên phần cứng thực tế?

1)Xin mọi người cho em hỏi thế nào là một lập trình viện phần cứng?
2)Ví dụ công việc lập trình viên phần cứng thực tế?
Em xin cảm ơn mọi người ạ :blush:

4 Likes

Nếu bạn nói với một người làm về phần cứng là làm lập trình viên phần cứng thì chắc chắn sẽ bị chửi ngay :smirk:. Vì phần cứng là thiết kế - thiết kế phần cứng chứ không bao giờ lập trình phần cứng :smiley:
Phần cứng có rất nhiều công việc như vẽ mach, layout, dùng các ngôn ngữ (Verilog, VHDL) để thiết kế, front-end, back0end. Nếu muốn học được những loại đó thì nên bỏ tư tưởng về phần mềm. :D.

4 Likes

là lập trình về driver và các ứng dụng hệ thống, chọc xuống tầng kernel, phải biết làm việc với các ngôn ngữ bậc thấp như assembly,… nhưng bạn đừng gọi là lập trình phần cứng nữa nhé :v

4 Likes

Anh Tuan Dinh nói sai rồi bạn,
Bạ Bảo Ngọc Thân mến, 1 lập trình viên phần cứng bạn tạm hiểu là viết driver như anh Hải ấy, tất là bạn tạo ra 1 sản phẩm trên chip… viết cho nó hoạt động, ví dụ như chuyển LED chẳng hạn, mình đã làm hồi năm 2. mình dùng ASEM, sau này thì Dùng C,C++.

  • có 1 số công việc bạn có thể thấy rỏ như viết phần mềm điều khiển MORTO chẳng hạn, ở đây mình đang nói viết trên chip, không phải trên 1 hệ điều hành. tất bạn viết trên trên 1 HDH nào đó rồi Build qua Chip, con Chip(gồm cả boar mạch) điều khiển MORTO bước.
    Chúc bạn học tập tốt, sức khoẻ va thành công.
3 Likes

Từ ngữ lập trình viên phần cứng có thể gây hiểu nhầm. Thường thì 1 công ty sản xuất chip có 2 loại kỹ sư gọi là hardware engineer hay là software engineer.

Hardware engineer sẽ làm thiết kế vi mạch cũng có thể gọi là lập trình luôn, dùng ngôn ngữ đặc tả phần cứng là VHDL hay Verilog.

Software engineer hay là Embedded Engineer sẽ viết firmware, các driver liên quan tới phần cứng mà nhóm hardware engineer đã thiết kế ra. vv.

3 Likes

thế các bác cho em hỏi với là cái “Lập trình phần cứng” mà nói trên đây vs lập trình nhúng thì khác gì nhau ??? :smile:

2 Likes

theo mình thì nhúng có 2 hướng một là phần mềm tức là bạn đi viết code trên các con vi sử lý hay vi điều khiển. 2 là bạn viết code trên fpga( thường là vậy). code trên vi điều khiển thường viết bằng c và viết dễ hơn so với phần cứng ngược lại thì tốc độ sẽ không nhanh bằng phần cứng, còn trên fpga thì viết bằng vhdl hay verilog. cái nào cũng có cái hay của nó. mình đang học về phần cứng đây(gà công nghiệp) nếu bạn thích thì kết bạn có gì trao đồi.

5 Likes

Thưa anh Tam Nguyen
Mình đang học bên Điện Tử và các thầy khoa mình luôn nói: phần mềm là lập trình, phần cứng là thiết kế :smiley:, nhầm lẫn sau này ra đi làm người ta chửi chết :grin: . Phần cứng từ các thành phần căn bản từ các transistor, trở, tụ điện, … rồi sắp xếp kết nối thành mạch, tùy vào mục đích sử dụng mà có 2 loại mạch: analog và digital. Mình hay dùng các ngôn ngữ Verilog, VHDL để làm back-end trước khi công đoạn front-end là vẽ schematic rồi layout ra mạch, tạo thành 1 con chip chứ không phải viết chương trình chạy trên chip. :smiley:
Có lẽ anh đang nhầm với khái niệm lập trình C cho vi điều khiển, viết lệnh cho vi điều khiển để nó thực hiện 1 mục đích nào đó, các tín hiệu in/out ra sao, chứ anh không thể nào sắp xếp lại các tụ, trở, chân linh kiện được :smiley: Còn viết driver là lập trình firrmware, firrmware là 1 mảng riêng, ở giữa software và hardware, nên không thể nào cho nó trong hardware luôn.
Cảm ơn anh đã đọc bài viết này

2 Likes

nhìn chung phần cứng, phần mềm đi với nhau thì người ta goi là vi xư lý, hay nói đung hơn là vi tính, pahir có mainboad, bios đểquản lý chuột, ban phim, …cạc wifi, hệ điềuhành DOS (thêm phần mền EX : viêtres, điềuk hiển thang máy, …) window, linux, …, vậy c húng taphải sử dụngnền tẳng nào, 32 bit, 64 bit, 8 bit, … sau đóchúng ta viết phần mềntrên nền hệ điều hành để xử lý chúng

1 Like

các anh cho e hỏi: học về lập trình viên phần cứng thì nên học ngành gì ạ

Ngành Điện tử, tập trung C, VHDL và Verilog.

1 Like

Thiết kế phần cứng thì Cơ điện tử với điện tử thì nhà tuyển dụng ưu tiên ai hơn ạ?

Ưu tiên ai giỏi hơn :smile:

Lập trình viên firmware hay lập trình điều khiển vi xử lý cho bo mạch điện tử là công việc đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, cố gắng học hỏi vì công nghệ luôn cập nhật hằng ngày bạn à.
Công nghệ chip luôn ra mới, và các công ty cũng luôn muốn sản phẩm thiết bị của mình tối ưu về chức năng và giá cả.
KS phần cứng có thể làm việc tại các công ty này, ví dụ như tại EZLINK Technologies thì các kỹ sư được tham gia vào các dự án gia công lập trình firmware cho các đối tác trong và ngoài nước theo yêu cầu khách hàng trên các board mạch phần cứng khác nhau để ứng dụng nhúng như điều khiển công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị dân dụng trên những nền tảng board hardware thông dụng như Raspberry Pi, Arduino, ARM… Quy trình dịch vụ thực hiện như sau:

  1. Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng về yêu cầu cần lập trình firmware.
  2. Xây dựng giải thuật và lập trình chương trình firmware.
  3. Thử nghiệm firmware trên hardware. Hiệu chỉnh và kiểm tra thông số kỹ thuật đáp ứng.
  4. Bàn giao tài liệu kỹ thuật, source code và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng.
    Bạn có thể tham khảo kỹ hơn công việc thiết kế phần cứng và lập trình firmware tại hoặc http://vnezlink.com/HardwareDesign hoặc http://vnezlink.com/FirmwareDev

Chúc bạn thành công trong con đường mình chọn,

ý anh có phải là viết code trên vi điều khiển thuộc loại embedded software đúng không ạ

embeded hardware với hardware engineer mà anh nói là giống nhau ạ.hay đó là 2 nghề khác nhau

Em đừng cố gắng tách biệt 2 cái đó. 2 cái đó nó có khác nhau nhưng bổ trợ nhau. Chỉ biết 1 trong 2 đều hịu.

1 Like

2 posts were merged into an existing topic: Topic lưu trữ các post off-topic - version 3

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?