[Thảo luận] - Nên học nhiều ngôn ngữ, framework hay tập trung vào 1 và master về nó

Hi guys, chuyện là mình vừa đi gặp gỡ một số team của mấy bạn nước ngoài (Nhật, Philipines, Estonia). Và trong lúc nói chuyện, một số người trong team có nói là không nên học quá nhiều ngôn ngữ, chỉ nên học 1,2 và master về nó.
Phần mình thì mình nghĩ ai cũng phải tính con đường riêng của mình, 1 hoặc nhiều nằm trong sự tính toán đó.
Vậy ý kiến mọi người thế nào?

1 Like

Master được một cái cũng mừng ^^.

1 Like

Nếu tập trung toàn thời gian thì được chứ bạn :slight_smile:

1 Like

Mình nghĩ tùy vào Công ty nữa. Công ty mà làm nhiều dự án nhiều ngôn ngữ thì mình cũng phải chạy theo hết.

Đúng là tùy công ty, những công ty nhỏ thiếu người mà ôm nhiều dự án thuộc nhiều ngôn ngữ và công nghệ khác nhau, thì là lập trình viên C# nhưng sau 1-2 tháng phải tự học để lập trình PHP, hay ngược lại, rồi đang chuyên lập trình iOS phải học lập trình Android để theo dự án.
Điều này gây ra nhiều lỗi ngớ ngẩn trong lập trình vì không rành công nghệ được sử dụng. Nhưng các công ty nhỏ ở VN hay làm như vậy, dẫn đến chất lượng phần mềm không cao. Code đọc vào thấy tùm lum trường phái :smile:
Nếu có cơ hội để master được một ngôn ngữ thì tốt. Tuy nhiên, đó phải là những ngôn ngữ sống lâu dài chứ không phải thuộc dạng chết yểu.

Họ nói đúng, nếu master một cái rồi tiếp tục học cái khác cũng chẳng vấn đề gì. Còn học mỗi thứ một ít, hoá ra cũng chỉ bằng sinh viên mới ra trường, nếu so từng ngôn ngữ, từng framework.
Ví dụ như bạn nói bạn tiếp cận Java, C#, Php, Pythong etc blah blah mỗi thứ 2,3 tháng chẳng hạn (2,3 năm cho 10 ngôn ngữ)
Sinh viên họ nói chỉ tiếp cận Php 2,3 tháng(thời gian học).
Thì với người tuyển dụng vị trí Php Dev, thì hoá ra bạn cũng đâu khác gì sinh viên mới ra trường. Đó là về mặt công việc.

Về mặt chuyên môn, một người master sẽ dễ dàng sáng tạo hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn nhiều một người chỉ biết lấp lửng. Đãi ngộ đương nhiên sẽ một trời một vực, một người mà còn không rõ ngôn ngữ mình làm gì thì không có nhiều giá trị.

mấy cty giờ toàn chạy theo lợi nhuận thôi nên ltv giờ rất khổ kiểu như viết code theo task đến khi khách hàng bảo fix code hay nâng cấp nhìn code ko hiểu mình đã viết cái gì…:joy:

Em hiện giờ là sinh viên và đang mắc phải vấn đề trên. Trên trường em dạy quá nhiều ngôn ngữ và công nghệ nhưng mỗi cái chỉ học chút chút thành cả cái gì cũng biết chút chút mà không cái nào ra hồn hết :expressionless:

Em định chỉ tập trung vào 1 ngôn ngữ, theo một hướng và học những môn cần thiết, những môn khác chỉ lên lớp điểm danh. Nhưng em bâng khuâng sợ không học hết thì sau này lỡ vô cty làm đụng mấy cái mà mình đã lơ lúc còn học đại học thì chết nữa, lại phải bắt đầu tìm hiểu từ con số 0(lại suy nghĩ giá như lúc trước mỗi cái biết chút chút thì giờ đỡ biết mấy).

Mọi người cho em lời khuyên với ạ. Nên định hướng và học như thế để tận dụng được hết khoảng thời gian học đại học.
anh @Nancru, @hungvu

cả đời có mỗi một tình yêu là java anh nhỉ

a kêu yêu java để avata master ios - liên quan vkl :joy:

1 Like

Thật ra ngoài các môn tào lao như toán, lý, hóa, mác lê-nin thì hầu như là quan trọng. ĐH không dạy bạn chuyên sâu, chỉ dạy bạn cách làm quen với nhiều món nhất có thể. Còn việc lựa chọn món nào thì bạn phải thử qua, thấy hợp mới biết được. Không ai chỉ hoàn toàn đâu bạn, lúc đi làm cũng vậy thôi.

Tất cả nằm ở suy nghĩ và tính toán của mình, tiếc là VN không được dạy phải ra quyết định.

1 Like
  1. Học đại học thì những môn chuyên ngành đương nhiên là cần thiết rồi.
  2. Các môn đại cương thì nếu không muốn lấy bằng khá, có thể lơ là các môn học bài. Riêng các môn Toán, Lý thì không nên bỏ qua.
    Khi ra trường, hơn nhau là ngoại ngữ (Anh, Nhật, Hàn, Hoa…) chứ tấm bằng ĐH cũng không hơn nhau mấy về trình độ thực tiễn. Ngoại trừ nó có tác dụng phân loại, có những công ty chỉ nhận SV ra trường từ một số trường nào đó, hoặc có những công ty chỉ nhận SV khá trở lên…
    Trong trường hợp bị phân loại, biết mình không đạt thì tránh những nơi có phân loại đi. Còn nếu đạt yêu cầu phân loại thì ứng tuyển vào.
    Sau đó, lập trình dự án thực tế rồi sẽ phạm sai lầm, sẽ lớn khôn thôi.
    Kiến thức ĐH khác với thực tế, nhất là khi tham gia vào dự án lớn. Cho nên không nên lo lắng là bỏ môn này môn kia rồi hối tiếc vì thiếu kiến thức. Nói thật, học ĐH chủ yếu là học cách tự học + tấm bằng, còn sau này cũng tự tra Google những cái mới thôi chứ kiến thức ĐH đa số không liên quan thực tế.

Kinh nghiệm cho mình thấy học chuyên sâu 1,2 ngôn ngữ, framework là hơn nhiều. Trước mặt là giải quyết công việc, khi biết chuyên sâu sẽ giải quyết vấn đề rất nhanh, làm viec rất thích. Còn biết nhiều mà ko sâu cũng tốt vì cái gì cũng nhảy qua làm được nhưng khi làm phải học thêm nhiểu dãn đến tiến độ chậm, làm việc ko hiệu quả.

  • Mình học cũng nhiều ngôn ngữ mà ko chuyên sâu cái nào.Đi làm cái gì cũng nhảy vào được mà làm cứ google suốt, tốn time lắm

Muốn master 1 ngôn ngữ thì phải biết thêm 1 ngôn ngữ thứ 2, cần có thêm góc nhìn từ 1 ngôn ngữ khác nữa.

Về vấn đề này thời đi học đã đau đầu rồi, đi làm thì stress với nó luôn. Cõng em c# được mấy project tình yêu đang chín mộng thì em php app than thở mình bị thiếu chức năng, chưa hết hoang mang thì thánh chỉ xuống lệnh tháng tới phải cưới công chúa jav a và sống cùng con riêng của nàng (ai ăn bắt mình đổ vỏ vậy trời) rồi phải mở đường cho em php qua lại với anh hàng xóm… Nhiều khi nhìn mấy tên thái giám mà khóc cho phận mình bèo bọt quá…
Ps: bài viết mang tính chất giải trí không đâm thọt hay đả kích thành phần, cá nhân nào. Không tuyên truyền hay phát biểu lại làm sai tinh thần của tác giả.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?