Thảo luận: Mức lương đang tăng lên không ngừng?

Mn cho e hỏi là junior fullstack exp gần hơn 8 tháng thì 12 NET là cao, thấp hay trung bình khá so với thị trường ạ?

Quan trọng là trình độ, những gì bạn đã làm, và đặc biệt là những gì thể hiện trong buổi phỏng vấn :3

2 Likes

số tháng đi làm nó chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá mà thôi
số tháng đi làm chưa đủ để đánh giá gì cả, muốn biết thì đi phỏng vấn chỗ khác thử

2 Likes

8 tháng bên FPT cũng đã 11 net rồi đó

Bạn đâu thể cứ lấy lương FPT ra mà so sánh đc , cá nhân bạn nữa chứ. Còn về giá trị lương tăng thì có nhiều thứ khác tác động lên lắm

1 Like

thím chia sẻ thêm về công việc hiện tại và mức lương để em tham khảo nhé

thím chia sẻ thêm về công việc hiện tại và mức lương để em tham khảo nhé.

có người mới ra trường lương cũng đã ngàn đô
có người làm 3 năm lương cũng chưa chạm tới ngàn đô
nên cái quyết định là năng lực, và năng lực không phải quyết định bằng nội dung cv, mà là đánh giá lúc phỏng vấn (cũng có thể đánh giá bị sai)

mình cũng chỉ làm dev bình thường, lương trung bình, không cao nhưng cũng không thấp, tạm hài lòng
bạn có thể tham khảo thị trường bằng cách lên các trang tuyển dụng hoặc linkdin để xem jd và lương
tốt nhất là đi phỏng vấn luôn để có thể đánh giá chính xác hơn
đi phỏng vấn ngoài việc khảo nghiệm lại bản thân, còn có thể mang lại cho bạn nhiều bài học, mình từng có một cuộc phỏng vấn gần 2 tiếng đồng hồ, thảo luận và chia sẻ đủ thứ cùng techlead, dù giữa buổi đã biết fail (vì ở đó fullstack bao gồm cả viết thiết kế, viết testcase, test, report có thể chiếm tới 50% thời lượng công việc nên không hợp).

2 Likes

thím làm trong cty có khách hàng là âu mỹ hay khách hàng nhật thế, thím đi phỏng vấn ở vị trí nào thế

theo mô tả của bạn, bạn chỉ mới làm 8 tháng thôi, đừng quá quan trọng lương, quan trọng là học được gì từ công việc thôi, khi đã thấy bản thân đủ cứng rồi thì tính tới chuyện lương cũng chưa muộn
8 tháng - 12tr là nằm ở nhóm cao rồi, quan trọng là bản thân thấy có đáng hay không thôi, đừng nghe những lời dèm pha thiên hạ chi cho mệt

2 Likes

Tớ đồng ý với @kisuluoibieng về quan điểm ở comment ngay trên đây:

theo mô tả của bạn, bạn chỉ mới làm 8 tháng thôi, đừng quá quan trọng lương, quan trọng là học được gì từ công việc thôi, khi đã thấy bản thân đủ cứng rồi thì tính tới chuyện lương cũng chưa muộn
8 tháng - 12tr là nằm ở nhóm cao rồi, quan trọng là bản thân thấy có đáng hay không thôi, đừng nghe những lời dèm pha thiên hạ chi cho mệt

Tớ nghĩ tuyển 1 kỹ sư tốt, với lương 20 - 25 triệu/tháng, nhưng làm tốt gấp 5+ lần các kỹ sư 1 năm kinh nghiệm nhưng lương 12 triệu 1 tháng, sẽ hời hơn rất nhiều. Vậy nên, cậu có thể hiểu 12 triệu 1 tháng là mức lương cao rồi :smile:

8 tháng full-stack đồng nghĩa với việc cậu có khả năng làm được 1 tới 2 dự án, nắm được quy trình phát triển phần mềm cơ bản và các kiến thức cơ bản về làm việc nhóm. Tuy nhiên, thông thường những lập trình viên ở khoảng thời gian này thường thiếu rất nhiều yếu tố:

  • Góc nhìn rộng về lĩnh vực của cậu.
  • Cậu có thể implement 1 feature của 1 software lớn, hoặc 1 app nhỏ nhưng thiếu rất nhiều chi tiết.
  • Chưa có hiểu biết chi tiết để giải quyết được phần lớn các vấn đề của 1 phần mềm. Tức là ngoài thời gian phân tích vấn đề, cậu còn cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu các solution và thử nghiệm, chứ không phải cậu hiểu các lựa chọn và đưa ra solution luôn.
  • Làm mọi thứ theo trí nhớ hoặc cảm tính, đôi khi không có lý do. Đó là lý do những kỹ sư ở tầm thời gian này sẽ mắc rất nhiều lỗi trong công việc (PR của cậu có nhiều hơn 3 comment sửa các lỗi nhỏ nhặt, phải không? :smile: )
  • Chưa giao tiếp hiệu quả được. Có thể cậu sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mô tả vấn đề, hoặc giải thích solution của bản thân, hoặc giao tiếp đơn giản chỉ để tìm thêm thông tin.
  • Không có - hoặc ít ảnh hưởng tới các engineer khác. Cậu khó có thể nhận task mentor một engineer mới, hoặc recommend, hay phát triển các member trong team.
  • Thiếu kiến thức quản lý.
    Đúng rồi cậu, engineer cũng cần kiến thức đó. Nếu cậu làm việc trong team toàn người có kỹ năng quản lý tốt, cậu sẽ thấy họ tự quản lý lẫn nhau. Manager của team này sẽ là người rất nhàn hạ về mặt quản lý :smile:
  • Thiếu sense of ownership. Đây thực ra là điều quan trọng nhất trong ngành này.
  • Cậu không biết là cậu thiếu những điều ở trên :smile:

Với sự thiếu hụt như trên, tớ, giống với @kisuluoibieng ở trên, recommend cậu nên tìm công việc mà cậu giải quyết được các vấn đề ở trên. Lương quan trọng thật đó, nhưng ở giai đoạn đầu này, cậu có nhiều thứ quan trọng hơn để tập trung phát triển.
Khi cậu giải quyết được các vấn đề này, lương của cậu sẽ lên trong tổ chức của cậu, và khi cậu chuyển sang công ty khác.

Hope it helps!

4 Likes

Thím robot này nói chi tiết và rõ ràng quá, nhưng mà sense of ownership thì thực sự không hiểu nó là gì. Thím chỉ rõ hơn đi. Vậy là mong muốn 12 củ không được thì 8 củ ah thím robot?

1 Like

:smile:
Tớ đánh giá cao việc cậu hỏi lại như vậy. Đó là điều rất tốt.


“Sense of ownership” là “tính làm chủ”, ở đây hiểu là cậu có cảm giác làm chủ hệ thống/vấn đề của cậu không. Nó không mang nghĩa là “hệ thống đó là của tôi”, hay “vấn đề đó là của tôi” về mặt vật lý, mà nó mang nghĩa “hệ thống đó thuộc trách nhiệm của tôi”, hay “vấn đề đó là trách nhiệm của tôi để giải quyết” về mặt tinh thần.
Nếu cậu có high sense of ownership, cậu sẽ có xu hướng tìm hiểu rất kỹ, và thực hiện công việc của cậu rất chỉn chu. Khi cậu được nhận một công việc, cậu có xu hướng:

  • Tìm hiểu cặn kẽ lý do tại sao cần công việc đó, cùng tất cả các thông tin liên quan tới task.
  • Chủ động giao tiếp với các bên liên quan để thu thập thông tin, hay tìm kiếm lời khuyên.
  • Tự giác phát hiện ra các vấn đề mới phát sinh từ task của cậu, và tự giải quyết các vấn đề đó.
  • Vì cậu tự giác, chủ động, và tìm hiểu mọi thứ cặn kẽ, cậu đã làm chủ task đó, và cậu là người có khả năng đưa ra được solution tốt nhất cho task này.

Nếu cậu không có high sense of ownership, cậu sẽ:

  • Chỉ làm những gì trong task description mô tả, không quan tâm tới những lý do bên cạnh, hay các vấn đề khác.
    Khi có vấn đề gì xảy ra, cậu chỉ nói “tôi làm như trong task description, nếu nó không hoạt động, nó là lỗi của bạn”.
    Nếu như cả tổ chức của cậu toàn người có low sense of ownership, cậu sẽ có cả công ty đổ lỗi lẫn nhau về mọi thứ. Cậu nên tránh xa các tổ chức như vậy.
  • Cậu không bao giờ đào sâu vào nghiên cứu hệ thống/business requirement, do đó cậu chỉ làm được các task được mô tả kỹ càng tới mức chi tiết, cậu chỉ cần làm theo thôi.

Đó là quan điểm của tớ về “Sense of ownership”. Hi vọng thông tin trên giúp cậu hiểu được “sense of ownership” như thế nào, và tầm quan trọng của nó trong công việc. Và, thực sự rất khó để tìm được người như vậy, nên nếu cậu có high sense of ownership, cậu có thể tiến rất xa, và được đánh giá rất cao, theo kinh nghiệm cá nhân tớ :smile:

3 Likes

Cám ơn thím robot nhé, mà robot sao thông minh thế này nhỉ. Lời giải thích rất rõ ràng và dễ hiểu. Sẽ cố gắng học tập để tốt hơn mỗi ngày.

1 Like

Cảm ơn cậu đã khen nha :smile:
Hi vọng sẽ sớm thấy cậu phát triển rõ rệt trong tương lai, và kéo theo đó, là lương cao gấp mấy lần con số 12 triệu :smile:

1 Like

Cũng được, quan trọng là kiên thức tơi đâu. Rõ ràng phải lên level mới thì lương sẽ tăng. Tât nhiên một số bạn ra trường giỏi và có lương rất cao, cũng có một số bạn có lương cao hơn năng lực. Việc deal lương nó phụ thuộc vào kĩ năng cứng, kĩ năng mềm và budget của từng công ty nữa.
Video dưới là kiến thức cần có cho từng level, a thấy khá đúng, tham khảo xem

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?