Thắc mắc việc này đã dừng việc học lập trình

Rất nhiều người đã nói thế. Sự cảm nhận của e cũng vậy . Đang cố gắng kiểm soát setting bản thân cho những thứ chưa hoàn thiện .

Hi E_Wall.
Theo mình được biết thì mọi biểu diễn trong máy tính đều dựa trên khái niệm bít. (Một thực thể vũ trụ có hai trạng thái 0-1). Từ đó bạn có thể kết hợp với nhau để biểu diễn các dữ liệu đếm được (số nguyên có dấu và không dấu). VD Số nguyên 2: 0x00000010. thường sẽ là 8 bít đi cùng với nhau (Cái này do hậu quả của lịch sử và nó được gọi là byte.) số âm. Cơ bản thì kết hợp nhiều byte bạn có thể biểu diễn được các số phạm vi lớn hơn long, long long, int64 v.v… Nhưng so thực tế có những thứ không đếm được nên đưa ra quy tắc gần đúng để biểu diễn nhứng số không đếm được (số thực) float, double v.v… IEEE. Từ 2 phần cơ bản đó xây dựng nên thế giới.

3 Likes

Ấy ! Liên quan gì đến thế giới và vũ trụ ?

1 Like

Thời sơ khai vũ trụ không tồn tại, không có không thời gian mọi thứ là duy nhất nhưng không là gì cả (Vì chỉ có một nên không có sự so sánh đối chiếu nên không có gì cả). Ngay sau đó (vì không có thời gian nên không có quá khứ hiện tại tương lai, không có mãi mãi là 2 năm) sự mất cân bằng cục bộ trong tổng thế cân bằng xảy rả tạo ra sự đối lập ánh sáng - bóng tối, vật chất - không gì cả, nhanh - chậm v.v… Quy luật định nghĩa lần nhau hình thành và sự ra đời của tồn tại và không tồn tại như hai mặt đối lập của một thực thể sự tồn tại khách quan và quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

5 Likes

Và đó là điểm dừng ,cho sự hình thành hả bác .

Để hiểu thực sự tường tận thì mình k dám chắc, nhưng để hiểu nó là gì thì trên internet có nhiều nguồn để bạn tìm (chủ yếu bằng tiếng anh). Chắc bên công nghệ thông tin ngành khoa học máy tính sẽ gần cho câu trả lời gần với cái bạn muốn biết (mình k phải dân cntt). Cũng khó giải thích nhỉ, tất cả vấn đề kĩ thuật về thông tin số (không phải analog) đều được đưa về toán logic (có hoặc không - quy về một câu hỏi dạng yes/no), người ta dựa vào ý tưởng đó để phát triển lên. Mà mình cũng k biết giải thích như nào cho bạn hiểu trong vòng vài dòng được. Nên mình giới thiệu cho bạn những kiến thức key sau: hiểu cơ bản về phần tử transitor (công tắc bán dẫn có thẻ điểu khiển bằng tín hiệu điện), hiểu về vi xử lý (nhất là khối tính toán trong vi xư lý), cấu trúc bộ nhớ, các cách biểu diễn số học (tại sao lại dùng mã nhị phân), hiểu về assembly (khác nhau giữa RISC và CISC), hiểu về toán logic (môn điện tử số). Từ những cái kiến thức nền đó thì tùy vào ứng dụng cụ thể trong cuộc sống thì sẽ có những cách phát triển và triển khai cho phù hợp. Mình không chắc là bạn sẽ trở thành chuyên gia khi đọc hiểu mấy cái đó (vì mình k phải chuyên gia =)), công với việc dưới lớp kiến thức mình vừa nêu ở trên cho bạn còn rất nhiều thứ về khoa học cơ bản và toán học ở dưới nó nữa) nhưng với mình thì mình hiểu cách máy tính nó hoạt động, tại sao lại này mà không phải là thế kia =)). Hi vọng giúp cho bạn được chút ít, vì phần kiến thức đó cũng khá lớn nên bạn phải tự đọc khá nhiều tài liệu chứ 1 2 trang giấy để giải thích thì trình mình chưa đủ =)))))

Thanks bác đã ib . Wow e nghĩ ta là đồng nghiệp trong mảng đtử rồi !
Tất cả thứ đó đúng ra e không nên tìm hiểu vì ta không thể thao tác ic. nhưng vì muốn biết cách nó xử lý ,ngôn ngữ lập trình đi đến mã máy như thế nào ,mà hiện e vẫn chưa ghép được hoàn chỉnh từ ngôn ngữ đến thao tác vật lý trong ic . Khá tốn time lòng vòng ,mà chưa có câu tl .

Bác cứ giữ tính tò mò đi. Đọc nhiều lên là sẽ rõ hơn (nhưng cần thời gian). Thế nào nhỉ, cố quy ra quy luật của nó (nó cũng như các vấn đề khác của cuộc sống) là bác sẽ hiểu. Tất nhiên để làm ra nó thì là vấn đề khác, nhưng để hiểu cơ bản và sâu hơn một chút về cách hoạt động thì là khả quan đó.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?