Thắc mắc về vấn đề xin việc sau khi tốt nghiệp

Em có vài thắc mắc mong mọi người giải đáp cũng như tư vấn giúp em ạ.
1/ Khi học ĐH thì trong khoảng 3-4 năm đó trường chỉ dạy đúng 1 ngôn ngữ đúng không ạ? Nếu chỉ dạy đúng 1 ngôn ngữ thì sau khi vừa tốt nghiệp. Chỉ với 1 ngôn ngữ duy nhất mình có thể xin được việc không ạ ?. Hay sau khi tốt nghiệp mình phải dành thêm 1 thời gian để học thêm vài ngôn ngữ khác mới có thể xin được việc ạ ?
2/ Có nên học song song 2 ngôn ngữ 1 lúc không ạ? Ví dụ cụ thể như ở trường đang học về C/C++. Mình tự học thêm Java hoặc Python.
3/ Bằng cấp có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề xin việc không ạ? Ví dụ như bằng ĐH, Cao Đẳng, Giỏi, Khá ạ

*** Tư vấn giúp em thêm 1 vấn đề nữa ạ.
4/ Sau khi tốt nghiệp nên trang bị được ít nhất bao nhiêu ngôn ngữ lập trình. Bao nhiêu ngoại ngữ. Và nên cần có thêm những gì để tăng khả năng xin được việc sau khi vừa tốt nghiệp ạ?

1 Like

Chào bạn trẻ!
Mình đi làm hơn 3 năm rồi, chắc cũng đủ khả năng giải đáp thắc mắc cho bạn.

  1. Mỗi trường sẽ có những bộ giáo trình dạy khác nhau, nhưng thông thường thì nó sẽ được chia thành các nội dung/chủ đề như: Cấu trúc dữ liệu & giải thuật, bảo mật, phát triển web, mobile… blah blah. Ví dụ:
    Học môn cấu trúc dữ liệu & giải thuật dùng ngôn ngữ như C/C++, …
    Học phát triển web thì dùng HTML, CSS, Javascript, …
    Học phát triển ứng dụng mobile thì Java, Objective C, …

Tóm lại là bạn sẽ học cách tư duy giải quyết vấn đề, bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình. Khi bạn đã nắm được nền tảng cơ bản rồi thì bạn sẽ thấy ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ, việc bạn dùng công cụ đó tạo ra cái gì, giải quyết vấn đề ra sao mới là quan trọng và đó mới là cái mà các nhà tuyển dụng cần. Việc bạn biết nhiều ngôn ngữ lập trình không thực sự quan trọng, vì nó chỉ khác nhau về mặt cú pháp thôi.

  1. Với người mới thì mình không khuyến khích học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Nên nắm chắc và sâu một ngôn ngữ nào đó, vì khi bạn có nền tảng rồi thì học ngôn ngữ khác rất nhanh.

  2. Bằng cấp không thực sự ảnh hưởng nhiều nhưng cũng là 1 điểm cộng vì nếu bạn bằng khá/giỏi thì chứng tỏ bạn nghiêm túc hơn trong quá trình học tập. Đi làm nhiều năm thì chủ yếu nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm… Cũng nhiều nơi, điển hình là môi trường làm việc cho nhà nước thì bằng cấp có thể nói là quan trọng.

  3. Như mình đã nói việc biết nhiều ngôn ngữ không thực sự quan trọng, nhất là đối với các bạn mới ra trường. Thay vào đó nên luyện nhiều kỹ năng về tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề, cách đặt câu hỏi… Tiếng Anh cũng rất rất quan trọng, tối thiểu là phải đọc hiểu được. Bản thân mình gặp vấn đề cần Google thì 100% sử dụng tiếng Anh, dùng tiếng Việt thì có mà tìm cả ngày.

Have a nice day!

9 Likes

Vâng. Em cám ơn anh đã giúp em giải đáp những thắc mắc này ạ. Nó thật sự rất tốt với em. Chúc anh có 1 ngày tốt lành !

1 Like

Bản thân ngôn ngữ lập trình chỉ là 1 công cụ để giải quyết vấn đề, quan trọng là biết vận dụng các kiên thức chung để đưa ra giải pháp hợp lý.

Nếu bạn chưa đi làm hoặc chưa join 1 project nghiêm túc bao giờ thì chắc chắn cái gọi là thuần thục của bản chỉ dừng ở mức biết cú pháp mà thôi. cỡ như vậy thì level chỉ tầm 2/10 mà thôi
khi quyết định học một ngôn ngữ gì đó thì phải có lý do, có mục đích, có định hướng rõ ràng, chứ còn học vì thấy người ta hay tuyển thì như ý ở trên mình nói, bạn chỉ đạt 2/10 cho ngôn ngữ đó thôi.

Bản thân mình thì thích các bạn có định hướng về tương lai hơn là những bạn chém gió mình biết cái này cái nọ.

Hầu hết các bạn fresher mình gặp đều yếu hơn mức 2/10 mà mình nói (không phải tất cả), nhưng vẫn nhận thực tập để đào tạo, vẫn nhận vào thử việc, vẫn chính thức. Kể cả khi vô chính thức còn rất lơ tơ mơ nhưng công ty vẫn chấp nhận tiếp tục hướng dẫn và đào tạo nếu có tinh thần học tập. Mọi thứ đều tùy vào bạn.

Về bằng cấp thì nếu làm cho tư nhân thì nhìn năng lực không nhìn bằng (băng đẹp vẫn có chút ấn tượng hơn) khỏi phải lo.

Tuy nhiên, khi xét tới việc xin visa làm việc ở nước ngoài, có vẻ như trong một số trường hợp nó là điều kiện tiên quyết, còn trường hợp như bác ở trên nói thì làm nhà nước thì có vẻ như nó cũng có chút quan trọng.

3 Likes

Một trong những gợi ý để hồ sơ của bạn ấn tượng hơn so với những bạn mới ra trường, đó là bạn nên bổ sung 1 số chứng chỉ liên quan đến chuyên môn của bạn.

Học lấy chứng chỉ có 2 cái lợi đó là (1) nội dung học để lấy chứng chỉ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, thay vì kiểu cần gì học nấy như google/stackoverflow. (2) giúp CV của bạn đẹp hơn => khả năng vượt qua vòng gởi xe cũng cao hơn.
Học thật, kiến thức thật rất quang trọng, vì sau vòng gởi xe sẽ tới vòng phỏng vấn, cả lố chúng chỉ mà hỏi gì cũng cười trừ thì …thua !

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?