Em năm nay mới là sinh viên năm nhất thôi
Năm đầu tiên tất nhiên phải học 2 môn đại cương bắt buộc là đại số và giải tích rồi.Nhưng vừa vào các a.c đã khuyên là tập trung vào đại số thôi còn giải tích về sau k áp dụng vào cntt.
Mọi người giải thích cho e tsao lại như thế được k ạ. Giải tích sao k áp dụng vẫn phải học và đại số thì được ứng dụng nhiều nhất vào phần nào.
Em cảm ơn
Tại sao theo CNTT lại phải học giải tích?
An engineer is a professional practitioner of engineering, concerned with applying scientific knowledge, mathematics, and ingenuity to develop solutions for technical, societal and commercial problems. Engineers design materials, structures, and systems while considering the limitations imposed by practicality, regulation, safety, and cost. The word engineer is derived from the Latin words ingeniare (“to contrive, devise”) and ingenium (“cleverness”).
https://en.wikipedia.org/wiki/Engineer
Nếu bạn học để trở thành một kỹ sư, bạn nên ghi nhớ đoạn văn trên.
Nếu đi sâu vào ngành khoa học máy tính bạn sẽ thấy sự liên quan chặt chẽ giữa toán học và máy tính
Ở nước ngoài, lập trình viên thường tốt nghiệp ngành Computer Science. Ở Việt Nam có ngành “Công nghệ thông tin” - Information Technology
Có một anh làm việc với Java 10 năm nay, đã nói với mình rằng: Anh chỉ là công nhân lập trình. Còn để trở thành kỹ sư? Câu trả lời xin để dành cho bạn.
Bạn muốn có “nghề”? Khỏi cần học cả đại số lẫn giải tích.
Giải tích là một trong những công cụ hữu dụng nhất trong CNTT. Nó được sử dụng trong xử lý tín hiệu số, trong bài toán tối ưu hóa… từ đó ứng dụng trong các bài toán của trí tuệ nhân tạo, máy học, xử lý âm thanh, thị giác máy tính…
Đại số được sử dụng nhiều trong xử lý ảnh, trong các bài toán của khai thác dữ liệu. Dữ liệu thường được lưu dưới dạng ma trận và các phép tính trên ma trận được sử dụng. Kiểu dữ liệu array thực chất cũng chỉ là biến thể của ma trận.
Học CNTT không có nghĩa là hoc lập trình và sử dụng công cụ (framework - library này nọ). Thầy mình từng nói với lớp mình là “Học lập trình cũng như học nói thôi. Có người nói hay, có người nói dở nhưng quan trọng là nội dung bạn nói”. Học cách sử dụng ngôn ngữ, framework, bạn học cách nói hay, nhưng cái quan trọng nhất của nó là nội dung bạn xử lý. Toán đóng vai trò quan trọng trong các thao tác xử lý và biến đổi dữ liệu.
Đương nhiên, ở nhiều công ty ở VN, việc bạn nói hay là đủ để bạn có một công việc tốt. Đó là tùy vào lựa chọn của mỗi người thôi. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ bạn có thể xây dựng một chương trình nhận diện giọng nói như của google hay chưa, hay bạn nghĩ đó là việc xa vời? Nếu bạn học toán đàng hoàng thì bạn sẽ thấy nó không quá xa vời như bạn tưởng.
Vậy bạn cho mình hỏi cái này với. Nếu như mình học bên hệ thống thống thông tin chuyên thiết kế và quản lý các hệ thống CSDL thì môn giải tích được ứng dụng như thế nào vậy bạn và nó có được ứng dụng nhiều trong chuyên ngành của mình không. Thanks bạn trước luôn
Giải tích áp dụng nhiều lắm bạn á.vi dự như mình học về trí tuệ nhân tạo tạo phải học lại toàn bộ giải tỉnh và thống kê
Chỉ học code thì là thợ xây cả đời đi Thêm Sửa Xóa thôi bạn :D. Muốn làm kĩ sư thì cần cân đo đong đếm sao cho rút ruột công trình mà nhà nó không sập
Mình nghĩ là đời có rất nhiều điều phải học, hãy chọn lựa học những gì thiết thực nhất có áp dụng cho công việc và khả năng tư duy, đến khi cần áp dụng thì lôi ra học, chứ hiểu biết để rồi quên vốn là phí thời gian. Bạn nên nắm bắt soe qua để biết là gặp vđ nào thì dùng đến và khi đó thì tìm tài liệu cần ở đâu.
Thời đại này thì cái gì cũng cần học hết.
Chẳng qua chưa có nhu cầu nên thấy không cần thiết.
=> Môn nào cũng nên học nhưng toán thì học nhiều hơn.
kết mỗi câu này
Cố mà học giải tích em à, sau này còn đại số, giải tích 2, giái tích 3, tín hiệu hệ thống, phương pháp tính, tối ưu hóa nữa. giải tích 1 quan trọng lắm đấy good luck !
Có người nói học cntt “cần giỏi toán”, vân những người đó nói đúng, nhưng họ đã đạt “đúng trung bình” điểm số các môn về toán, họ “quá bình thường” => mấy thằng xl.
Tồn tại người khác nói cntt “không cần giỏi toán”, vân họ nói cũng đúng, và họ đã đạt “mức trung bình” các môn liên quan về toán, họ “trên mức bình thường”.
Lại có người eo nói gì cả, họ cứ âm thầm và “tuyệt đối” ở nhưng môn đó, họ “tạo nên sự khác biệt”.
Xài trong data science, lý thuyết xác suất. Học machine learning.
IT nhiều ngành cần dùng toán lấm nhé, ko phải chỉ có data science đâu! Còn đồ họa máy tính, mạng máy tính, game…