Tại sao con hổ là chúa sơn lâm? anh em IT học hỏi được gì từ hổ

Cảm ơn bạn đã chia sẻ những suy nghĩ của bản thân. Mình đọc từng câu từng chữ của bạn viết để tìm ra cái hay cái đúng để học hỏi. Những ý kiến phản biện của bạn hoàn toàn có cơ sở và chính xác.
Chúng ta sẽ học hỏi được từ nhiều thứ trong cuộc sống này bạn à, cỏ cây hoa lá, muôn thú trên cõi đời này đều có thứ gì đó mà chúng ta có thể học hỏi.
Loài người ta quan sát con chim để học hỏi lắp thêm đôi cánh cho máy bay.
Và khi quan sát con Hổ thì chúng ta cũng thấy được nó quá nhiều thứ chúng ta phải học hỏi.

  • bản lĩnh
  • khôn ngoan
  • mãnh mẽ đối mặt với khó khăn
  • biết khiêm tốn

Trong công ty IT một số bạn có khả năng lập trình hơn người khác một chút đã tỏ ra huênh hoang đắc ý, xem thường những anh em còn lại.
Đó là biểu hiện của sự thiếu khiêm tốn, không biết sợ. Không biết ngoài kia còn có người họ còn mạnh hơn mình. Đó không phải tố chất của Hổ.
Con Hổ khi gặp con voi nó biết tránh xa, nó biết nó mạnh nhưng ngoài kia còn có kẻ mạnh hơn nó. Đó là sự khiêm tốn.

Nếu bạn đã từng học Lão Hổ Thượng Sơn, hoặc bất kỳ một bài quyền nào khác được mô phỏng từ loài hổ, bạn sẽ không có ngộ nhận về tố chất của loài hổ như vậy :sweat_smile:
Loài hổ quả thật là dũng mãnh, bản lĩnh, nhưng còn về khôn ngoan, khiêm tốn, là tố chất của con người bạn ạ, đừng tự gán ghép vào loài hổ như vậy.

Bạn đã đọc cuốn sách nào vậy? Nhờ cho tên sách để mình né ra.

3 Likes

Mình sẽ đọc thử cuốn Lão Hổ Thượng Sơn xem thế nào. cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Trước kia mình từng đọc cuốn " phép tắc của loài sói "- cuốn này tìm hiểu những đặc điểm, tố chất của sói để con người học hỏi.
Nếu sau này có cuốn về loài hổ thì mình nghĩ cũng không ngoa đâu.
Mình thấy là so với sói thì con hổ nó có một nhược điểm mà con người không nên học từ nó đó là nó quá độc lập và cá nhân. Hổ ít khi săn mồi theo bầy đàn như sói. Anh em IT chúng ta nên phê bình đặc tính này của Hổ.

MÌnh góp ý thật lòng, lỡ có gì phật ý thì mong bạn bỏ qua.
Mình nghĩ là bạn đang bị vướng vào mấy cái “ngôn tình” về lãnh đạo, hay đơn giản là bạn đọc “đắc nhân tâm” nhiều quá mà chưa suy ngẫm đủ sâu.

Người ta “mượn” hình ảnh con hổ con chuột, mượn chuyện trong Tam Quốc này nọ, là để làm ví dụ cho dễ thấy, dễ hiểu về 1 vấn đề gì đó, chứ không phải ngược lại, là từ những thứ đó suy ngược ra ngoài đời.

Ví dụ mà bạn noi, con hổ gặp con voi nó không có sợ mà chạy xa ra. Mình biết vậy vì mình có coi trên Discovery, thấy cách con hổ nó săn và ăn thịt con voi rồi.

Mình nghĩ là bạn bỏ bớt mấy sách self-help, và chuyển sang nghiên cứu về kinh điển Phật giáo, có thể sẽ phù hợp với bạn (tìm hiểu về Phật giáo thú vị và “khoa học” lắm, bạn nên thử)

Mình update thêm 2 đầu sách này:

  • Đừng đi ăn một mình
  • Ai che lưng cho bạn

Thay vì lấy con thú là chuẩn để học cách ứng xử, bạn có thể học từ 2 cuốn này, rất hay, hiệu quả, và quan trọng là gần với thực tại cuộc sống hiện đại chứ không phải trong rừng sâu.

4 Likes

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến, mình luôn suy xét về bản thân từng ngày để tiến bộ hơn. Sách phật giáo cũng là một chủ đề mình thỉnh thoảng đọc.

Lão Hổ Thượng Sơn là tên một bài quyền bạn ạ, không phải sách đọc.

Một câu chuyện vui

Giả sử bạn được thăng chức lên làm leader, có nhiệm vụ hướng dẫn một thực tập sinh mới vào công ty.
Thực tập sinh hỏi: “Anh ơi, làm sao để em được giống anh?”
Bạn trả lời: “Anh đã học theo loài hổ, em cũng nên như thế”

Và thế là ngay ngày hôm sau bạn thực tập sinh ấy phải rời khỏi công ty vì quát vào mặt sếp :sweat_smile:

Những kinh nghiệm bạn rút ra, nếu bạn thấy là tốt, thì cứ áp dụng trong cuộc sống của mình.
Quan trọng là “thực hành”, chứ không phải nói suông.
Bạn nhắc đến “con hổ” nhiều quá, trong khi không biết phần thực hành đã tiến triển được đến đâu?
“Con hổ” không phải là trọng tâm, bỏ quá nhiều tâm tư vào nó liệu có đáng?

5 Likes

Mình hoàn toàn đồng ý với quan niệm của bạn.
và mình thấy là " quát vào mặt sếp " như thế kia không phải là tính cách của Hổ rồi.
Con Hổ vô cùng khôn ngoan, nó biết kẻ nào mạnh để không dám động vào, con hổ không bao giờ dám thò chân vào tổ kiến lửa. Đó là hành động thiếu khôn ngoan.
Sếp là bề trên, quyền lực hơn, chức cao hơn, mạnh hơn. Vậy mà có anh em IT nào dám " quát " vào mặt thì đó là dại, đó là thiếu khôn ngoan. Đó không phải là tính cách của Hổ.

Cảm ơn bạn đã dành rất nhiều thời gian cho mình, những phản biện của bạn là rất cần thiết để chúng ta làm rõ vấn đề.
Mình cũng học hỏi được từ bạn nhiều. Một lần nữa cảm ơn bạn.

1 Like

Mình cũng cám ơn bạn.
Mặc dù câu hỏi “ngộ” nhưng cũng có chút thú vị để trả lời, giảm stress sau một ngày làm việc :sweat_smile:

2 Likes

Vừa đọc cái này là tự nhiên nhớ câu chuyện Trí khôn của ta đây. :roll_eyes:

2 Likes

Cảm ơn bạn.
Mình đã tra trên tiki và ngày mai sẽ đặt hai cuốn sách bạn giới thiệu về đọc xem thế nào.
Ngoài ra thì mình cũng đề xuất một cuốn sách để anh IT đọc đó là cuốn " Phép tắc của loài sói"- đây là cuốn sách mà sẽ tìm hiểu sâu về tập tính cũng như tính cách của sói để áp dụng cho con người. Đây là cuốn sách rất nổi tiếng.

1 Like

Tại sao con hổ làm chúa tể sơn lâm được, là tại vì nó chỉ ở trong rừng á. Chứ nếu nó ra ngoài rừng là nó thành con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ gồi

5 Likes

Xin lỗi mọi người nhưng cái nick @pnhieuna cứ đăng mấy cái nhảm nhảm mãi à, ban đầu đăng mấy bài xàm thì đỡ chứ giờ nhiều bài xàm quá rồi.

mọi người đọc thử 2 topic của bạn này xem có nhảm không chứ

không khéo DNH biến thành Voz đấy mọi người ạ

4 Likes

Đất Kiềm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự tải một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, lực lưỡng, tưởng loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi, đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy mừng, bụng bảo dạ rằng: “Tài nghề con lừa ra chỉ có thế mà thôi”. Rồi hổ gầm thét, chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đi.

4 Likes

Cảm ơn bạn đã góp ý mình. Nó luôn luôn là lời nhắc nhở để mình cẩn trọng hơn trong việc đăng bài viết bài. Mình luôn tâm niệm rằng những gì không tốt, không có lợi cho anh em thì nhất quyết không làm. Hoặc mà nếu làm chưa tốt thì phải sửa để ngày một hoàn thiện hơn.
Mình luôn mong muốn đem đến cho anh em daynhauhoc những cái nhìn mới, ở một khía cạnh khác. Làm sao cho tất cả chúng ta mỗi ngày trôi qua sẽ học hỏi được những điều mới. Những điều mình viết ra đều có cơ sở chứ không phải không có. Thậm chí là những điều mà các thầy ở khoa CNTT đại học Bách Khoa Hà Nội đã nói từ lâu.

Có lẽ bạn đã đọc khá nhiều sách kỹ năng. Bạn có nhiều ý tưởng và muốn chia sẻ cộng đồng. Tuy nhiên bạn lại cảm thấy mọi người ở đây có vẻ không ủng hộ mà tìm cách phán xét và soi mói?
Mình thấy cách bạn dẫn dắt câu chuyện và truyền đạt dễ làm người khác không thích và có ấn tượng xấu… ngay từ tiêu đề.

… Bài học cho anh em Developer

Những người làm CNTT có cái tôi khá cao, đặc biệt là nhiều người đã đi làm nhiều năm. Câu này gây cảm giác khó chịu.

Bạn review lại 1 chút comment của @songtotnhe về cảm xúc của bạn ấy khi đọc bài viết của bạn. Cảm ơn nếu bạn kiên nhẫn đọc hết review này.

3 Likes

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Mình thấy bạn nói đúng nên đã sửa thành " anh em IT học hỏi được gì từ Hổ".
Và mình vẫn tin những điều mình chia sẻ có giá trị vô cùng lớn đối với tất cả anh em.
Khi chúng ta bị so sánh với một anh X hay cô Y nào đó chúng ta dễ bị tổn thương.
Nhưng nếu như đem Hổ là chúa sơm lâm ra để so sánh, học hỏi thì sẽ dễ được tiếp nhận hơn rất nhiều.

Nếu bạn cứ viết hoa “Hổ” thì mình sẽ nghĩ là có anh chàng nào đó tên Hổ trong công ty của bạn và bạn đang quan sát anh chàng này rất kỹ đó. Có vẻ nếu theo giả thuyết này sẽ giải thích được vì sao bạn cứ nhắc đến “Hổ” mà không phải anh chàng nào khác.

Bạn có cách suy luận rất hay. Cảm ơn bạn. Chúc bạn một buổi chiều vui vẻ và hạnh phúc.

Võ thuật có thể học từ loài vật.
Tuy nhiên, đạo đức và cách đối nhân xử thế, tốt hơn là nên học từ những bậc thánh nhân.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?