Hi ae, mọi người nghĩ 1 side project nên có độ phức tạp như thế nào để được nhà tuyển dụng đánh giá cao? Vì bản thân mình thấy các side project nhỏ nhỏ như todo-list, hay flashcard học tiếng anh, hay những thứ CRUD căn bản thì 1 bạn sinh viên cũng có thể làm được và do đó khó tính cạnh tranh. Lúc mới tốt nghiệp thì mình bỏ vào CV 1 số đồ án thời sinh viên (bao gồm đồ án tốt nghiệp). Nhưng sau vài năm thì có lẽ những cái đó không còn nhiều giá trị để vào CV
Side Projects nên có mức độ phức tạp như thế nào để được nhà tuyển dụng đánh giá cao?
The more complex the thing is, the more problems you get.
Do you really think that an “IT boss” (who is just an employee like you, but clever in politicking and mediocre in IT technology) could understand “your complex project”? .Zuckerberg started “Facebook”, a virtualized form of a face book, derived from the face book directories often given to American university students (Harvard). A relatively simple project! Bill Gates bought a simple operating system DOS (simple compared to CP/M), renamed it MS-DOS and successfully persuaded IBM to buy it. A project that is about persuasion, not technical.
You seem to be confused by big buzzwords like AI-ML etc. Stay grounded and do what you can. And that is the key to a successful career life like Zuckerberg or Bill Gates.
phụ thuộc trình chém gió thôi, vừa thấy trên reddit:
Chỉ cần bỏ vào CV 1 website là quá đủ. Ví dụ như cat-bounce chấm com hoặc windows93 chấm net là bạn dễ được tuyển. Lý do: 2 trang trên “hậu trường” rất khó.
Hoặc bạn nghĩ 2 cái đó quá đơn giản thử viết phần mềm POS (Point Of Sales) như kiểu Dantrisoft, KiotViet, Eshop,…
Mình dành cả thanh xuân để nghiên cứu giải pháp CRUD mà vẫn chưa cảm thấy mượt
Nhà tuyển dụng tìm kiếm sự phù hợp trong kỹ năng, kinh nghiệm của bạn đối với vị trí họ cần tuyển, chứ không phải là bạn có bao nhiêu project cá nhân hay mức độ phức tạp của những project đó.
Cùng là Software Developer, nhưng bạn chuyên là dự án về giáo dục, bạn có nhiều dự án riêng vế website bán hàng, blogs cá nhân … thì cũng không tạo thêm được nhiều giá trị khi nhà tuyển dụng kiếm người mạnh về các sản phẩm ERP/CRM
Tất nhiên, người ta có thể đánh giá được phần nào về bạn thông qua chất lượng code của bạn viết, nhưng đó chỉ là khi họ thấy rằng vị trí đó có thể tuyển 1 người chưa có exp của mảng công ty đang cần, hoặc họ thấy bạn đủ giỏi để bắt nhip nhanh với công việc.
Tóm lại, có side projects hay pet projects có thể coi là lợi thế, nhưng ít hay nhiều thì tuỳ thuộc vô hoàn cảnh cụ thể, nên không có câu trả lời chính xác kiểu 1+ 1 = 2
Tuy nhiên, mình có thể nói chắc là, khi bạn làm 1 project nhỏ, tuy đơn giản, nhưng hoàn chỉnh, không/ít bug, thì ấn tượng tốt nó đem lại cao hơn rất nhiều so với 1 ý tưởng lớn, 1 project lớn với những thiết kế và code kiếc phức tạp, nhưng chưa đâu tới đâu.
sau khi phỏng vấn cả tây lẫn ta. thì mình rút ra 1 điều (cho cá nhân mình) là side-project là để múa lửa thêm. hầu hết mọi người ít hỏi vì người ta phải xem cả trăm cái CVs, chả ai rảnh ngồi coi side projects. nên nếu bạn có làm side project thì nó không cần phải ý nghĩa hay dao to búa lớn, nhưng chủ yếu là show off được cái kinh nghiệm của bạn.
còn chém gió như thế nào thì đây là ví dụ:
nhà tuyển dụng hỏi bạn biết react không? bạn gật đầu thì khi này bạn chém cái side project về react ra và kể bạn làm gì ở trong đó. tại sao bạn chọn React? chung quy khi này là cơ hội bạn show off, và có cái project đó làm dẫn chứng.
như bạn xài hook thì kể ra, xài redux, zustard thì chém to the moon luôn.
này vừa thể hiện bạn biết lý thuyết, mà còn có cái thực hành. 10đ ngay!
mình thì nhà tuyển dụng hay hỏi là mình thích gì. mình hay chém là mình thích vọc công nghệ, thế là mình chém thêm mấy cái repo nhỏ nhỏ để mình test công nghệ, nêu cảm nhận về cái tech đó là thường được pass mấy vòng chém gió đầu
Mình thích đi săm soi code của người khác nhe. Nói side-project không quan trọng là không đúng đâu. Ứng viên có thể chém gió, nhưng code thì không.