Anh chị cho em hỏi, trong trường hợp đề cho apha = 0 thì làm thế nào để giải được ạ. Thầy giáo em chỉ nhân với 4^n, nhưng em không biết trình bày và cũng không chắc là đúng hay sai.
Phương pháp giải hệ thức truy hồi trong trường hợp hệ số bằng 0
Ở vế phải có chia 4^n thì nhân cả 2 vế với 4^n là ổn rồi còn gì, sợ gì đúng hay sai.
\displaystyle \alpha = 0 \Rightarrow 0 = 4 a_{n-1} - 4 a_{n-2} - \frac{1}{4^n}
Nhân cả 2 vế với 4^n, ta được: 0 = 4^{n+1} a_{n-1} - 4^{n+1} a_{n-2} - 1
\Rightarrow a_{n-1} - a_{n-2} = 4^{-(n+1)} với n \ge 2.
Mà \displaystyle a_0 = \frac{1}{16} = 4^{-2}, a_1 = \frac{5}{64} = \frac{1}{64} + \frac{1}{16} = 4^{-3} + 4^{-2}
\displaystyle \Rightarrow a_n = \sum_{k=2}^{n+2} 4^{-k} = \frac{4^{-1} - 4^{-n-2}}{3}
P/s: Chết thật, hệ thức dạng tuyến tính là gì ấy nhỉ
Đặt b_n = 4^{n+2} . a_n là ra dạng tuyến tính thôi.
Dạng này gọi là “không thuần nhất” chứ
Hệ số bằng nhau thì cách trên là nhanh nhất.
Em cảm ơn anh chị ạ
đoán mò có bài bản phải như thế này : https://jeffe.cs.illinois.edu/teaching/algorithms/notes/99-recurrences.pdf (5 Linear Recurrences (Annihilators))
Ta có
Với dãy S = a_0, a_1, a_2, a_3, ..., a_i, ..., ta có:
Vậy a_n = \alpha_1\left(\dfrac{1}{4}\right)^n + \alpha_2
Để tìm \alpha_1, \alpha_2, thế a_0 = \dfrac{1}{16} và a_1 = \dfrac{5}{64} ta có
\begin{cases}
\alpha_1 + \alpha_2 = \frac{1}{16}\\
\frac{1}{4}\alpha_1 + \alpha_2 = \frac{5}{64}\\
\end{cases}
\Rightarrow
\begin{cases}
\frac{3}{4}\alpha_1 = -\frac{1}{64}\\
\alpha_1 + \alpha_2 = \frac{1}{16}\\
\end{cases}
\Rightarrow
\begin{cases}
\alpha_1 = -\frac{1}{48}\\
\alpha_2 = \frac{1}{12}\\
\end{cases}
Vậy \boxed{a_n = \dfrac{1}{12} -\dfrac{1}{48}\left(\dfrac{1}{4}\right)^n}