Những ngôn ngữ cần học cho ngành cơ điện tử, internet of things?

Chào cả nhà, mình đang học bên cơ điện tử. Ngành này học khá là lan man, điện tử, cơ khí, cấu trúc máy, lập trình vi điều khiển đều có cả.
Giờ mình muốn làm một hệ thống điều khiển các thiết bị điện trong nhà (quạt, đèn, máy nước nóng ,…) và giao tiếp qua app điện thoại hoặc website thì mình nên học những ngôn ngữ lập trình nào. Các phương thức truyền tín hiệu nào đảm bảo khó bị hack. (Hệ thống điện trong nhà mà để bị hack thì coi như xong).

Viết firmware cho phần cứng có :
MCU : ASM, C, C++.
PLC : LATD, FBD,STL
FPGA / CPLD : C, HDL, VHDL

Viết cho software có vô số:
C/C++, C#, Jav, Pascal, Ruby, Python, html, …
Khó bị hack thì phải mã hoá và mã hoá và dữ liệu thay đổi liên tục.

5 Likes

Ca ca phân tích rõ rõ 1 tý chỗ này giúp em với được không ạ!!!
PLC MCU FPGA là phải học tất 3 cái này, hay là 1 trong 3 ạ

PLC,MCU,FPGA là 3 hướng không ảnh hưởng tới nhau phục vụ 3 mục đích khác nhau. Em có thể học nhánh nào đó nếu thấy phù hợp.

PLC : Là một thiết bị/ một bộ điều khiển tích hợp phục vụ cho điều khiển trong công nghiệp. Nó là trung tâm điều khiển của các hệ thống tự động. Nơi mà cần đáp ứng được sự ổn định, bền bỉ và có tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Em có thể làm chủ điều khiển cả một hệ thống tự động nếu học cái này.

MCU : Là gọi chung một số con chip nào đó. Nó được trang bị có CPU, RAM, FLASH… Nó có thể dùng làm trung tâm điều khiển của PLC. Hoặc rất rất nhiều ứng dụng điều khiển tự động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Em có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm tự động khi dùng cái này. Ví dụ mấy con drone 4 cánh bay qua bay lại.

FPGA : là chỉ một loại chip chứa trong nó là các khối mạch logic như các cổng AND, OR, NOR, NOT… transistor, điện trở … Để làm nó hoạt động người ta phải lập trình để kết nối các khối block bên trong nó thành một mạch điện rồi cấp điện cho mạch điện đó hoạt động.
EM có thể tạo ra những con chip có rất nhiều chức năng khi kết nối các khối block theo ý mình.

4 Likes

Học rộng vậy ???    

1 Like

Mình không biết nhiều về phần cứng nhưng nếu để tư vấn thì mình sẽ khuyên bạn nên chọn C, C++.

  • Tại sao lại là C? Vì phần cứng bây giờ sử dụng C thay cho Asembly rất nhiều, mình nghĩ tương lai có thể nó sẽ thay thế hẳn luôn Asembly bằng C. C dễ viết hơn, mất ít thời gian để bảo trì, nâng cấp …
  • Tại sao lại là C++? Vì C++ rất mạnh, C++ có lẽ là có thể sử lí được tất cả các tác vụ mà chúng ta cần (Theo những gì mà mình đã làm qua về C++).

Còn những thứ còn lại mình không biết nên không dám phán. Goodluck!

ngành này đặc trưng nó thế ạ…em cũng học cơ điện tử, ms học dc về cơ khí + cấu trúc máy, sang năm là điện vs vdk ạ…

Oh, học rộng cũng tốt mà chỉ sợ loãng, không đâu vào đâu.

Học rộng lấy nền tảng rộng. Để tung hoành nhiều lĩnh vực.

1 Like

Bắt đầu với IoT thì

  1. Chọn lấy một micro-controller, tốt nhất là chọn cái chuyên dụng cho IoT như ESP8266, thấy Pinocio cũng ổn.
  2. Viết phần control cho nó bằng C hoặc C++.
  3. Protocol bằng C hoặc Python. Python ổn, nó được coi là ngôn ngữ của IoT. VD: MQTT là protocol phù hợp IoT.
  4. Viết cho Web và Mobile ở khúc người dùng. Nếu dùng Python để giao tiếp rồi thì dùng nó lấy Flask hay Django để viết web luôn. Còn không nhà sản xuất cung cấp sẵn framework thì lấy dùng cũng được.
    Cứ mua board về bắt tay vào làm đi, 1 tuần là có ứng dụng, không có gì to tát. Làm xong tìm hiểu sâu hơn là ok.

học nhiều làm gì thanh niên cứ học vững 1 cái thôi
cơ điện tử thì học C, C++, xong rồi cái gì cũng làm đc

1 Like

Không phải là muốn học nhiều thứ vậy đâu bạn ạ , do cái ngành nó thế , khi bạn muốn làm một hệ thống nhúng dùng các vđk giao tiếp thì bạn phải biết về mạch điện,kiến thức điện tử ( mình nói TH tự làm nha ) , hiểu biết thêm nhiều thứ bên ngoài chứ không chỉ có C/C++ nên không thể nói cứ chỉ tìm hiểu C++ được ,mặc dù việc vững C++ là cần thiết . Ngành cơ điện tử đào tạo cả cơ khí + điện tử + lập trình . Hướng của ngành mình thấy nó như tự động hóa vậy ,dùng lập trình để điều khiển các cơ cấu cơ khí qua điện/điện tử . Chấp nhận học cđt thì phải bắt buộc học cả 3 thứ đó thôi , học cđt mình thấy nặng thật , vừa phải học C/C++(ASM), có thể thêm C# or Java,python , Vừa phải học về điện tử như điện tử số/tương tự/công suất/mạch điện , phải gồng gánh học thêm vẽ CAD 2D,3D (Autocad/Solidwork/Inventor) , CNC,PLC @@ . Học nhiều nhưng ko chắc giỏi được nên mình thấy nhiều người hay rẽ nhánh riêng ra và chỉ đi sâu vào 1 hoặc 2 mảng trong đó

1 Like

Thanh niên đã học xong và đi làm chưa ?
Cho hỏi PLC lập trình bằng C/C++ ạ ?

mình hiện là sv năm 4 ngành điện tử viễn thông cũng là một ngành lan man học nhiều thứ
nhưng sau 4 năm học thù mình nhận ra là mình học quá nhiều thứ linh tinh từ phần mền đến phần cứng cái gì cũng biết sơ sơ sắp ra trường mà không vững cái gì, vậy lên mình chỉ khuyên bạn đã học thì len theo 1 thứ thôi khỏi phí thời gian cuộc đời.
còn PLC lập trình bằng C/C++ thì bạn lên google.

Mình nghĩ rằng nên theo 1 hướng chứ ko phải 1 thứ , có lẽ ý bạn là vậy chứ theo mỗi 1 thứ thì khó để làm hoàn chỉnh 1 cái gì đó

1 Like

học lan man… đứa nào siêng cày thì biết nhiều

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?