Nguyên lý Lagrange

Mọi ngươi cho em hỏi tại sao hàm số f(p(t)) sẽ đạt cực tiểu tại điểm t = 0 với ạ

Cái này không phải chỉ cần đọc kỹ là thấy sao.
Ta có, \bar{x} là một lời giải => f(\bar{x}) là cực tiểu, mà đề lại giả thuyết p(0)=\bar{x} nên f(p(0)) cực tiểu thôi

2 Likes

sao lại có giả thuyết p(0)=\bar{x} ạ, sao không phải là t=1, hay t=2 mà lại cho p(t) =\bar{x} với t=0 ạ

1 Like

Bạn hoàn toàn có thể làm vậy, nhưng do đây là sách của tác giả, và tác giả muốn chọn t=0.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thắc mắc thêm, tại sao lại là t, mà không phải là u, ư, ê

nghe vô lý nhỉ, theo mình hiểu thì đường cong p(t) là phương trình tham số với rằng buộc t thuộc vào một khoảng nào đó, với lại p(t) đi qua điểm \bar{x} nên tồn tại một điểm t_0 nào đó để cho p(t_0)=\bar{x} mới đúng chứ nhỉ.

Gọi p(t) là đường cong qua \bar{x} tại t_0, đặt q(t) = p(t_0-t), vậy q(t) có phải là đường cong qua \bar{x} tại t=0 không? q(t) có thỏa tất cả điều kiện của p(t) không? q(t) có thể thay thế p(t) không?
Toán nhiều chữ lắm rồi, tác giả không thích xài thêm chữ t_0 để làm rối tinh rối mù lên, mà thích dùng số 0 cho dễ hiểu hơn thôi.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?