Đạt đang nghiên cứu và test thử xem nghe nhạc có giúp học và làm việc hiệu quả hơn không, thì tìm thấy một số khái niệm như sau
-
Nghe nhạc để học: RAM music effect, xem thêm ở đây
-
Nghe nhạc để làm việc: theo nghiên cứu của Dr David Lewis có một số loại nhạc giúp tăng hiệu suất đối với một số loại công việc cụ thể
-
Nhiều bài viết, nghiên cứu khác cho rằng nghe nhạc sẽ làm mình mất sáng tạo.
Vì vậy có thể nhận định rằng việc nghe nhạc có hiệu quả hay không vẫn còn chưa xác định và chưa có một chứng minh nào mạnh mẽ để phủ định cái còn lại.
Công việc của mình hôm nay là thử xem bản thân mình phù hợp với âm nhạc hay không với mục tiêu là tăng năng suất lao động Mình cũng không chắc là âm nhạc có giúp cho việc học và làm việc có hiệu quả hơn không, tuy nhiên đôi lúc xung quanh ồn quá nên nghe nhạc là một giải pháp tình thế. Nếu bạn có đủ khả năng thì sắm một con noise-cancelling cũng có hiệu quả lắm đấy, nhưng giá hơi chát.
Nếu đã chấp nhận việc nghe nhạc để át tiếng ồn thì tại sao không nghiên cứu và test thử xem nghe nhạc nào giúp mình làm việc tốt hơn. Trong lúc viết bài này Đạt đang nghe sound track của phim “He’s a pirate” – The Pirates of the Caribbean, Klaus Badelt vì có một số bài viết mình đã đọc nói về việc làm việc hay viết hiệu quả hơn khi nghe sound track. Và hiện giờ thì Đạt thấy là hiệu quả hơn thật, vì nhạc này có tiết tấu nhanh giúp mình viết rất hăng.
học thì nghe playlist nào?
Theo khái niệm RAM music Đạt đã đề cập ở trên thì mình nên nghe playlist này
Theo như khái niệm RAM music effect thì để học tốt thì mình cần phải theo 3 bước
- Relaxation
- Active Learning
- Memory Consolidation.
Đầu tiên là cho não thư giãn, sau đó là tập trung học và cuối cùng là tổng hợp kiến thức.
Trong playlist ở trên thì bài đầu tiên là để thư giãn, bài 2 và 3 là để tập trung học và bài thứ 4 để ngồi nhớ lại kiến thức.
Đạt đang nghe playlist này như sau:
Bật pomodoro timer lên, 25p, sau đó nghe bài đầu tiên, rồi nghe bài 2 hoặc 3, sau đó khi còn lại 5p cuối thì bật bài cuối lên rồi ngồi nhớ lại kiến thức cũ.
Note: Mình review lại bài viết này khi đang nghe bài 4 trong playlist. Không rõ là có hiệu quả hay không, nhưng mình nghĩ là khi review thì không nên nghe nhạc sôi động.
Nhận xét về cách học này
Đạt chưa thấy hiệu quả của bài 1(thư giãn) và bài 4(ôn tập). Nhưng bài 2 thì quả nhiên là khiến mình có thể tập trung được nhiều hơn khi đọc tài liệu dài, lưu ý là nghe nhạc lúc học cần để âm lượng rất nhỏ chỉ đủ để nghe thoáng qua thôi. Khi cần ôn lại kiến thức cũ, Đạt nhắm mắt lại và nhớ lại nội dung của toàn bộ vấn đề mình đã học trong 20 phút trước. Nếu không gian yên tĩnh thì mình bỏ tai nghe ra, còn không thì bật bài 4 lên với mức âm lượng nhỏ nhất có thể.
Nhận xét về âm nhạc khi làm việc
Hiện giờ mình chưa có playlist cụ thể cho việc làm việc, nhưng mình có nhận ra một số điểm như sau
- Nghe nhạc không lời có hiệu quả hơn vì mình không bị cuốn theo lời bài hát, não không tự hát bài hát
- Nghe nhạc cổ điển thì tùy bài, mỗi bài phù hợp với mỗi loại công việc, Đạt thích nghe chopin nhưng chưa thực sự làm một phân tích cụ thể là nghe nhạc có làm việc hiệu quả hơn không. Sẽ update bài viết này khi tìm thấy được bài phù hợp.
- Nghe sound track khi viết bài thì mình thấy khá hiệu quả, ví dụ mình nghe He’s a pirate khi viết bài này, mở nhạc to đủ nghe, to hơn so với lúc học.
Ai rảnh vào test thử xem có hiệu quả không nhé. Mình không chịu trách nhiệm nếu có hậu quả nào sau khi sử dụng cách học này đâu nha
PS1: mỗi người mỗi khác, sở thích lại càng khác hơn. Hãy thử và tìm ra cách phù hợp.
PS2: Trong bài viết này mình có
- dùng pomodoro timer để tập trung làm việc
- nghe sound track He’s a pirate để viết
- nghe A. Corelli: Op. 6 n. 2 / Concerto grosso in F major (Amsterdam, 1714) / Europa Galante để review