Nghề lập trình, công việc bấp bênh?

Ai bảo làm lập trình thì sướng, học thì khó, làm thì nhiều, thu lại chả bao nhiêu :v

Nhiều lúc mình cũng ngồi suy nghĩ rằng không biết sau 40 tuổi thì mình có ngồi code được nữa không. Ở Mỹ thì việc viết code trọn đời là chuyện bình thường, vì mức thù lao của họ rất lớn có thể đảm bảo một cuộc sống khá sung túc. Nhưng ở Việt Nam thì khác, và tình trạng lập trình viên nước ta cũng giống y chang các đồng nghiệp Ấn Độ như trong bài viết“Những lầm tưởng về lập trình viên Ấn Độ”.
Ở Việt Nam thì mỗi lứa tuổi đều có rất nhiều người xuất thân từ lập trình mà thành đạt, ví như đại diện 6x có thể kể đến Nguyễn Thành Nam – FPT (1961), thế hệ 7x thì có Nguyễn Tử Quảng – BKAV (1975), thế hệ 8x thì Vương Vũ Thắng – VCCorp (1980), Nguyễn Hòa Bình – PeaceSoft (1981). Nhưng số phận của hàng ngàn con người cùng lứa với họ thì ra sao nhỉ, họ đã tản mác về đâu? có bao nhiêu % bám trụ được với nghề? có bao nhiêu % sau 40 tuổi vẫn đang trực tiếp code?

Nghề lập trình: trước 40 tuổi bạn nên có phương án B

2 Likes

Nhắc đến nghề lập trình lại nhớ đến câu này:

“Bangalore có khoảng 40,000 con chó; và cũng có khoảng từng đó lập trình viên. 
Nếu bạn ném một hòn đá ngẫu nhiên lên không trung, thì hoặc là nó sẽ trúng vào đầu một con chó hoặc sẽ trúng đầu một lập trình viên. 
Trong khi con chó thì có thể có hoặc không một sợi dây (sợi xích) quanh cổ, nhưng một lập trình viên thì chắc chắn sẽ có.”

ref:

3 Likes

Ý kiến cá nhân của mình, ko phải nghiên cứu khoa học gì ra kết luận gì đâu nhé:

VN vẫn là thị trường outsource, product chẳng có bao nhiêu, cùng lắm là startup thôi, nhưng cũng ko có nhiều. Outsource thì đa số không cần kĩ thuật trình độ cao, ở mức chấp nhận được là đc rồi. Nếu có cần cao thì thuê hẳn kỹ thuật nước ngoài về giải quyết nhanh gọn… Nên ai muốn theo con đường thuần kỹ thuật nghe có vẻ khó, chỉ có mỗi con đường là kiếm cty đa quốc gia, xuất ngoại để nâng cao trình độ, đồng thời có được mức thu nhập xứng đáng.
Thêm vào đó, làm kỹ thuật rất mệt não, sau 1 thời gian quá dài, quá mệt mỏi với những thứ đó, người ta sẽ không muốn tiếp tục nữa.

Tuy nhiên, nghĩ theo cách khác, mọi thứ chúng ta làm đều là “running a business”, việc lên làm quản lý hay làm kỹ thuật cũng để chạy business, chẳng có gì phải lo lắng thái quá.

Ngoài cái trên nữa, có 1 thứ khá hay ho, đó là nếu làm kinh doanh thì sau 1 thời gian dài lao đầu vào. Nếu thành công thì chúng ta tạo đc 1 cái business ngon lành, tự nó vận hành mà không tốn thời gian quá nhiều, lúc đó có thời gian làm thứ khác. Còn làm kỹ thuật thuần thì sao, buông ra nghỉ là thất thu, lương tháng nào biết tháng đó, có nhiều thứ không thể sống với đam mê mãi được. Làm sao để thằng làm kỹ thuật cũng tạo ra 1 cái business như thế??

// seeder của techtalk dạo này hoạt động mạnh nhỉ :sweat_smile:

4 Likes

2 posts were merged into an existing topic: Topic này chứa các post được cho là Off-topic

Dịch bài của nước ngoài rồi cố áp nó vào cho hợp với thị trường Việt Nam, thấy nó vô cùng cập rập.

Việt Nam đang ở giai đoạn vô cùng tiềm năng mà toàn gặp mấy ông nhà báo (không biết có thực sự làm công nghệ không hay chỉ ăn tục nói phét) lấy vấn đề của Mĩ (lão đại công nghệ) và Ấn Độ (bão hòa gia công) ra dịch lại rồi mà phán làm hoang mang các bạn trẻ.

Các nước đều có những điểm tương đồng nhưng rất ít, nếu được thì lấy các bài về chính Việt Nam mà đăng nhé, còn không thì ít nhất cũng phải cân nhắc cái nào đúng với Việt Nam cái nào không rồi hẵng phán.

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?