Nên học java hay golang để có cơ hội việc làm backend và mức lương tốt trong tương lai hơn?

hi mọi người ạ
em dân it, học hành cũng vài năm, và ra trường em thất nghiệp hơn nửa năm rồi, em lúc đầu theo python cũng thích làm ai, nhưng base toán ko có nên học làm backend, cũng biết do năng lực và kn chưa đủ so với thị trường và job python backend cũng rất nhỏ, em ko biết giờ nên làm thế nào nữa, hay tiếp tục học python backend, hay học một language khác là go hay java, em thực đang phân vân giữa go và java ạ, (và em cũng đang đứng giữa ranh giới có theo dc nghề code hay ko, do em ko còn tiền nữa r). Tại em thấy đây là 2 ngôn ngữ strong typed, nên dự án lớn họ sẽ chọn.
em xin cảm ơn.

Go backend thì cũng ít job thôi, search thử là thấy.

1 Like

Python không lo thiếu job vì được sử dung trong rất nhiều lĩnh vực, quan trong là trình của mình tới đâu và mình chấp nhận mức lương bao nhiêu.
Ngoài ra, Python tuong đối dể tìm việc làm freeelance hơn nếu bạn chuyên về 1 mảng nào đó, như xử lý file PDF chẳng hạn.
Mấy bạn fresher theo python mà khó kiếm việc, thường rớt vô trường hợp yếu/thiếu/mất căn bản kiến thức lập trình so với các bạn theo các ngôn ngữ khác, do Python quá dễ để bắt đầu nên dẫn tới việc đó. Đây có thể là lý do chính dẫn tới chuyện khó kiém việc.

Go lang thực tế có ít công ty đang tuyển nếu đem so với Java và Python, nhưng lương làm GO tuong đối cao.
Go thường là ngôn ngữ đứng thứ 2-3-4 gí đó,người ta học và làm SAU KHI người ta đã có job sử dụng ngôn ngữ khác, vì lý do nhu cầu công việc, sở thích… nên họ mới chuyển/học thêm.
Nói ngắn gọn, người làm GO thường là người đã có kinh nghiệm

Java: từ hồi mình mới biết tới máy tính thì đã nghe nói tới lập trình Java.
HIện tại Java vẫn tuyển ào ào.
Không ai biềt trước tương lai ra sao, nhưng nếu Java có "chết, thì nó cũng là cái chết rất từ từ và developer sẽ có nhiều thời gian để chuyển đổi.

Nên hay khong nên thì mình không dám nói chắc, nhưng hiểu biết của mình là vậy, hy vọng có ích cho bạn.

Ghi chú: Thất nghiệp và khó kiếm việc đang là tình hình chung, nên bạn cũng đừng mất tinh thần quá, xác định mục tiêu rồi chiến thôi

1 Like

em chịu r, giờ đang apply công việc khác kiếm cơm, làm chân tay a

Programming languages ​​are like living languages. If you don’t know how to use them, your language skills are dead knowledge. What would you do with your English or French skills if you don’t know how and what to speak to an American or French person? The same goes for programming languages. You confuse programming languages ​​with IT analysis skills that you need to master or work with. Think about it and don’t learn anything that people say is “in” for a well-paying job.

bạn nên làm tay chân tạm xong nộp cv nhiều lên. lên linkedin, itviec, các nền tải tìm việc rải cv. không hợp tech stack cũng nộp. rớt thì nộp vị trí khác cùng công ty. hên xui là được gọi lại đó. đừng ngại bị blacklist hay gì. không có đâu.

còn nếu bạn phân vân go hay java thì tất nhiên là go. theo kinh nghiệm phỏng vấn các vị trí java thì sẽ đòi hỏi rất cao về OOP (lý thuyết). nên nếu bạn theo java thì phải ôn thêm cả OOP nữa. nên sẽ khá mất thời gian để trau dồi.

tuy nhiên mình thấy bạn cứ tiếp tục ôn python song song với golang sẽ ok hơn. khi python là lang chính còn go là backup khi pv. ngoài ra bạn thử xem thêm về front-end xem sao? react, next.js học khá dễ và việc cũng nhiều nữa.

3 Likes

vâng ạ, em thấy go tư tưởng khá giống python nên em sẽ học song song a

Theo mình là chủ topic đã đế tuổi đi làm nhưng tư duy vẫn còn theo kiểu học sinh nên có học Golang, Java hoặc Python, Rust, Julia, AI hoặc bất cứ cái gì đi nữa vẫn có nguy cơ thất nghiệp như thường.

Lý do: mình đọc qua mình thấy cách học của bạn không “hướng đối tượng”, không “hướng vị trí công việc” (lập trình viên/ kỹ sư/ tester/ code dạo…), mà đang suy nghĩ theo… “hướng thợ đụng”.

Vì vậy, tạm thời hãy đi làm phụ hồ hoặc thợ đụng một thời gian để đầu óc mở mang ra, khi mồ hôi nhễ nhại, thờ phì phò, người ta dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu “Sao ông này ổng làm đơn giản như vậy, ổng chỉ huy cả đam làm, còn đám còn lại chỉ là thiên lôi sai đâu đánh đó?”". Còn nếu vẫn không có lăn tăn nào nảy sinh trong đầu thì định mệnh là đang làm cái việc đó, cứ thế mà làm vì nhân sinh đã quyết.

Để có thể đi làm được như một người viết mã, chủ topic cần trang bị kiến thức hướng vào sản phẩm phần mềm, càng cụ thể càng tốt. Cần tìm kiếm, và phải hiểu rằng trong thực tế người ta làm phần mềm như thế nào, khi tham gia vào thì mình tự tin giải quyết được vấn đề gì, chung tay chỗ nào với đồng đội. Tất nhiên, đây là bài toán con gà - quả trứng bởi vì không biết làm thế nào vì không có kinh nghiệm. Hàng ngày trên thế giới có hàng trăm dự án cần người lập trình người ta góp code, tại sao không tham gia cùng họ? Cứ theo câu thuở tiểu học đọc ra rả mà sáp dụng thôi "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình… " để mà góp code cùng 500 anh em trên khắp thế giới này.

Nếu dám tự thú nhận trình còn tệ quá, chủ topic cũng có thể giúp các bạn sinh viên làm đồ án cũng được, tham gia vào một chân cùng họ trong team có 2-3 bạn gì đó mà một bạn uể oải lười nhác muốn đùn việc cho các bạn còn lại, lên các trang Confessions ới một phát, hôm sau tin nhắn tràn ngập luôn, có thể nêu ra là “tui có thể tham gia 1 chân đồ án [Java/ Python] (gì đó bạn điền vào) về … (thích cái gì điền vô), các bạn cho tui làm với, tui có thể góp code N giờ/ ngày…”. Đây là cách mình từng áp dụng và rất thành công, có những bạn mãi 10 năm sau vẫn còn nhớ đến mình vào chào hỏi, chúc mừng sinh nhật trên Facebook, mình còn quên mất nên hỏi đã kết bạn FB như thế nào, và được nhắc lại: “ngày xưa chú tham gia cùng bọn cháu trong một bài tập lớn/ đồ án… chú giúp bọn cháu đoạn code mà con cá vàng chớp chớp mắt ấy” :smiley:

Nếu không biết “làm tự thiện” bằng code ở đâu thì xem như đừng chọn lập trình làm nghề nghiệp, bởi người đó chẳng có sự yêu thích gì với code cả, anh ta còn chưa xem đó là phương tiện kiếm cơm thì thua.

Không nên có tư tưởng đi nộp đơn lung tung, hy vọng có chỗ nào đó gà mờ tuyển mình, đợi chờ vào đó để đươc ai dạy hoặc cho học việc miễn phí để có kinh nghiệm <= tư duy tào lao nhất, vì nếu như vậy thì nên vào công ty và trả tiền cho họ giống như trả học phí cho các trung tâm, thậm chí phải trả số tiền bự chà bá hơn nhiều lần,… chứ đòi lương nữa thì quá vô lý. Tại sao đoạn nộp đơn lung tung này rất khó để nên cơm cháo gì nếu không có độ trâu bò? Tại vì mình từng trải qua cái đoạn này nên hiểu rõ. Ở công ty nào đó gần thứ 50 trong danh sách nộp đơn, người ta nhận mình vào làm với vị trí tương đương shipper hơn là cái gì đó có vẻ là CNTT. Liệu chủ topic có thích kiểu “trầu bò” (chầy cối) kiều này?

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?