Khi đi dạo, Anaximenes trò chuyện với một học trò của mình…
Người học trò hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy thường bị những sự hoài nghi giày vò? Thầy đã sống lâu, đã từng trải và đã từng học tập ở những người Hy Lạp vĩ đại. Vậy tại sao thầy vẫn có rất nhiều câu hỏi không trả lời được?”.
Suy ngẫm một lúc, nhà triết học vẽ hai vòng tròn trước mặt: một vòng tròn nhỏ và một vòng tròn to. “Sự hiểu biết của trò - đó là vòng tròn nhỏ, còn của ta - vòng tròn lớn. Tất cả những gì bên ngoài hai vòng tròn này là những điều chưa biết. Vòng tròn hiểu biết càng nhỏ thì nó càng ít tiếp xúc với những điều chưa biết và ngược lại. Do vậy càng hiểu biết nhiều thì càng có nhiều câu hỏi không rõ ràng”.
Môn hình học đã chứng minh được rằng trong các hình phẳng có cùng diện tích, hình tròn có chu vi nhỏ nhất…
=> Bài học (chế ra) từ câu chuyện này là: Để tiếp xúc nhiều hơn với những điều chưa biết, một mặt cần tích lũy kiến thức, nhưng mặt khác, quan trọng hơn, đó là đừng cố tròn trịa (đều) quá.
Bán cầu đại não có nhiều nếp nhăn để làm gì?
Lấp đầy những nếp nhăn đó, ta sẽ được khái niệm “Não phẳng” chứ không thu được khái niệm “Thông thái”
Nguồn: Facebook Lê Minh Hoàng