Có lẽ bạn trẻ này chưa từng làm nghiên cứu khoa học nên mới đặt ra một cái chủ đề/ đề tài quá rộng như thế này. Một khi chủ đề rộng, thảo luận chém gió thì vui theo kiểu cãi nhau loạn cả lên, cung cấp nhiều góc nhìn. Nhưng điều đó sẽ kém hữu ích, lan man vô hướng nếu ý định người đưa ra chủ đề là cần tém tém lại, cần nắm bắt cái gì đó cần cô đọng, bản chất.
Do đó, trước khi thảo luận một vấn đề, một người nên trang bị cho mình kiến thức về lịch sử về chủ đề mình sắp đưa ra và giới hạn/ phạm vi thảo luận, tránh đặt ra một cái đề tài "tại sao con người không đi bằng đầu mà đi bằng chân?" kiểu như này
Ví dụ như khi biết qua chút ít về lịch sử open source:
Tương tự, ta cũng tham khảo lịch sử phần mềm Closed-source software (proprietary software).
Và cũng tham khảo thêm lịch sử của Internet nữa, vì giờ có phần mềm trên mạng/ mây và phần mềm trên desktop, phần mềm bên trong phần mềm khác… phần mềm dạng compiler…
Chưa hết đâu nhé, giờ đố bạn liệt kê nổi giấy phép phần mềm nguồn mở có những giấy phép nào. Khó có thể nói chung chung bởi vì các giấy phép GPL, MIT, BSD là đã khác nhau, chưa kể có phần mềm thay đổi giấy phép theo thời gian, phiên bản này nó là giấy phép này, phiên bản khác đã là giấy phép khác, lẫn lộn có khi khăn gói đi hầu toà mệt nghỉ. Vì thế cho nên, trước khi định làm gì với một phần mềm open source nói chung cần phải đọc giấy phép của nó cho kỹ, in giấy phép ra và tham khảo luật sư chán chê cả lên nếu định kinh doanh trên phần mềm ấy.
… từ các thông tin đó, giới hạn lại đề tài theo không gian/ thời gian/ địa điểm/ lĩnh vực/ thiết bị cụ thể… nào đó mà thôi. Vì ngày nay có cả phần mềm chạy trên smartphone, trên thiết bị IoT,… và có những phần mềm gọi là phần mềm bị bỏ rơi/ vô chủ có mã nguồn lẫn bản build trôi nổi thì nên xếp vào phần mềm gì trong cuộc tranh luận?
Rồi những “phần mềm” dạng script thì nó là nên xếp vào loại nào? Có những phần mềm “không mã hoá mã nguồn nhưng nó không phải là phần mềm nguồn mở”, người ta bí từ, nên tạm gọi nó là visual code software thì ở đề tài này nên là cái gì?
Thêm chút, cùng một phần mềm, được phát hành dưới nhiều giấy phép khác nhau có cả nguồn đóng lẫn mở, vậy thì… thua.
Còn có địa lý/ chính trị nữa, ví dụ như Bắc Triều Tiên họ có thể có mã nguồn phần mềm nào đó nhưng việc build để sử dụng lại vi phạm luật pháp thì chủ đề này đi về đâu?