Một công ty bán phần mềm khi nào nên build từ đầu và khi nào nên fork từ open source khác?

Chào các bác ạ

Em xin hỏi là 1 công ty bán phần mềm thì khi nào họ nên build từ đầu và khi nào nên fork từ open source khác vậy ạ ?

Em thấy nhiều cty build phần mềm từ đầu tốn nhiều chi phí cho lập trình mà độ ổn định lại kém hơn opensource có sẵn

Tại sao họ không tùy biến từ open source lấy chi phí đó tập trung vào marketing để nó tới được với những end user không quan trọng sâu đến công nghệ nào đã tạo ra nó ?

Lý do có liên quan đến thị trường hay giai đoạn phát triển của công ty không ?

Em xin cảm ơn ạ !

1 Like

mình muốn hỏi, “opensource” câu câu hỏi của bạn ở đây là gì? library/framework/app/sdk?
và “tuỳ biến” nữa, theo bạn thì tuỳ biến là làm gì?

lý do thì có vô vàn lý do, vì người ta có nhiều tiền, người ta thích

Bạn hãy cho mình một trong những ví dụ này mà bạn đã thấy để cùng phân tích xem, chứ nói chung chung như vầy thì làm sao có câu trả lời cụ thể được

5 Likes

Xin trả lời rằng open source là mã nguồn mở.

Ở đây không phân loại app/lib/sdk, mà nhấn mạnh vào việc phần mềm đó giải quyết được vấn đề của người dùng thì coi nó là mặt hàng kinh doanh.

Bán cho dev thì là Lib/Sdk còn bán cho người dùng cuối thì là app/web

Tùy biến mã nguồn là tùy chỉnh mã nguồn có sẵn theo nhu cầu của chúng ta, đây là vấn đề về tự vựng Tiếng Việt chứ không phải theo mình hay theo bạn.

Phần mềm nếu muốn cụ thể hơn thì mình muốn kể đến Phần mềm quản lý giáo dục, quản lý bán hàng, quản lý doanh nghiệp, blog, …

Câu trả lời người ta thích, hay người ta nhiều tiền của bạn rất phản cảm, không có tính xây dựng và trái với chủ đề của câu hỏi của mình là thị trường tác động thế nào tới quyết định của công ty chứ không phải công ty ra quyết định là vì họ thích hay nhiều tiền. Mong bạn để ý hơn

[off-topic] Bạn có quyền hỏi và trả lời, không cần phải xin đâu bạn.

Khi chi phí fork + sửa open source khác nhỏ hơn chi phí build từ đầu, hoặc công ty rất coi trọng tính bảo mật thông tin. Có những nghiệp vụ mà chỉ công ty đó cần và hiểu, các dự án open source trên thị trường không thể đáp ứng nhu cầu của họ, do vậy công ty đó sẽ dựng từ đầu. Sửa một dự án cũng tốn khá nhiều chi phí chứ không phải chỉ config vài dòng code nho nhỏ là xong.

3 Likes
  1. câu trả lời ở trên có phản cảm hay không thì tuỳ người đọc, ai cũng có thể đưa ra được đánh giá

  2. bạn mong đợi câu trả lời như thế nào cho câu trả lời như trên? bạn thấy nhiều nhưng thấy gì thì bạn không nói cụ thể, vậy thì câu trả lời cũng sẽ chỉ chung chung, chứ biết lấy gì để trả lời đây

  3. bạn đặt ra vấn đề là tại sao người ta có thể làm như này như nọ có thể tiết kiệm được chi phí mà người ta lại không làm? vậy bạn đã chắc việc bạn nói là có thể chưa? nếu thật sự có thể mà người ta vẫn chọn cách nhiều tiền thì ắt hẳn phải là quá dư tiền hoặc vì người ta thích rồi, chứ còn lý do gì khác nữa đây

  4. “thị trường tác động như nào” thì cũng chỉ là câu chung chung, câu như này hỏi thì có ý nghĩa gì, hầu như cũng chỉ câu trả lời chung chung

  • thị trường chưa có sản phẩm? mới
  • thị trường đã có nhiều bên làm, khi phá, chưa nổi bật? đã có
  • thì trường có có bên thật sự làm và thành công nổi bật? đã định hình

kể cả cụ thể như trên đi chăng nữa thì cũng chưa thể trả lời được, nếu có công thức chung thì đã không cần cái gọi là “kinh nghiệm và tầm nhìn” nữa rồi
tính chất sản phẩm có khó hay không? khó nghiệp vụ hay khó kĩ thuật? sản phẩm có gì khác hay vượt trội các bên khác hay không? ưu điểm so với người khác là gì? là nhiều tính năng hơn hay sự hỗ trợ hay ổn định? nhận lực, tài chính cty như nào…

cả một chiến lượt mà có thể lên một cái forum để viết vài dòng thì ai cũng làm CEO COO được rồi

3 Likes

Một việc mình bất ngờ là admin đi bắt bẻ cách hành văn tự nhiên của người hỏi.

Ai cũng có quyền hỏi và trả lời, thiếu rồi. Nên nhớ là cần thêm sự lịch sự khi trao đổi, chứ không phải trả lời trái chủ đề hay góp ý đến những vẫn đề cá nhân, ngoài luồng, thậm chí là một cách vô duyên. Cũng như là ai cũng có quyền xưng hô “mày - tao”, nhưng làm ơn, tiêu chuẩn hóa câu từ một chút.

Còn vế thứ 2, bạn đề cập đến các tham số là tính bảo mật, độ khó, sự dư thừa hoặc thiếu của nghiệp vụ. Mình cảm ơn, nhưng những tham số đó tác động thế nào, lớn hay nhỏ, ưu tiên cái nào theo giai đoạn của công ty thì tiếc là chưa có. Cảm ơn

Nếu bạn không có tầm nhìn hay không phải CEO, không phải lập trình viên từng trải qua trường hợp cân nhắc hay thiết kế phầm mềm, không có kinh nghiệm để chia sẻ hay góp ý thì bạn cứ tự nhiên bỏ qua câu hỏi của mình.

Cũng như admin đã nói, ai cũng có quyền hỏi và trả lời chứ không bắt ép.

Thân ái !

Mình không phải là admin.

Cái này tuỳ công ty, ít nhất thì bạn có biết trong công ty bạn đang làm việc có dự án nào thuê ngoài, có dự án nào tự xây từ đầu không? Bạn có giải thích được lý do tại sao không?

Có một số trường hợp Open Source không cung cấp Licence cho mục đích thương mại. Trong trường hợp muốn sử dụng cho thương mại kinh doanh kiếm tiền, cần phải có sự cấp phép. Vấn đề này cần đọc kỹ Privacy policy của Open Source đó.

Còn một yếu tố nữa đó là thể chế, quy định pháp luật của tổ chức sử dụng sản phẩm đó. Ví dụ bạn viết phần mềm cho tổ chức chính phủ, bệnh viện, ngân hàng sẽ phải đáp ứng được các quy định đặc thù riêng.

Trong kinh doanh thì Thương mạiSản xuất là hai yếu tố đi kèm với nhau. Một công ty vừa sản xuất được, vừa thương mại được thì sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Bạn để ý các startup kỳ lân khi đi gọi vốn thường sẽ lấy lợi thế làm chủ công nghệ của mình (công nghệ lõi), không phụ thuộc nhiều vào các bên thứ ba. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể sẽ đánh giá cao một công ty làm chủ và bảo mật được hầu hết công nghệ của mình.

Cái này chỉ đúng tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển sản phẩm của công ty và tình hình thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ nếu công ty đang thử nghiệm thị trường, cần ra sản phẩm nhanh nhất thì việc tìm kiếm các Open Source để dựa trên đó có thể là phương án phù hợp.

Tuy nhiên trong trường hợp không tìm ra Open Source nào phù hợp hoặc phải chỉnh sửa quá nhiều gây gia tăng rủi ro và chi phí bảo trì. Thì lúc này công ty cần cân nhắc giữa “Mua” hay “Xây mới” cái nào có giá trị hơn cho công ty thì sẽ được chọn.

Trong trường hợp, công ty đã có tệp khách hàng và tên tuổi trên thị trường rồi, thì việc làm sản phẩm của họ sẽ thiên hướng về việc tự xây hơn, có một số lý do như:

  • Bảo mật
  • Dễ thêm tính năng mới
  • Không bị phụ thuộc

Đặc biệt, khi bạn hiểu rõ tệp khách hàng của bạn thì việc tự xây sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vì bạn biết chính xác Client cần gì và thao tác như thế nào. Tránh những hành vi không mong đợi. Đặt biệt là các sản phẩm tập trung tối ưu về UI và UX.

Đúng, ý này mình đã trả lời thông qua các câu trên.

8 Likes

Em cảm ơn bác nhiều ạ !
Chúc bác 1 ngày tốt lành.

Câu hỏi dạng này cũng có nhiều người hỏi rồi.
Thứ nhất là bạn không search google: trong diễn đàn cũng có người hỏi

Mình chưa search google nhưng chắc chắn stackoverflow hoặc quora cũng có người hỏi

Phát minh lại bánh xe thì tốn tiềntốn thời gian, còn muốn biết phát minh lại bánh xe là gì thì xem clip này

Thứ 2. Lý do vẫn là sở thích và thời gian.

Docker là tổ chức to thế nào thì ai cũng biết nhưng forum của họ vẫn dùng discourse: forums.docker.com
Cloudflare thì không thiếu tiền nhưng họ vẫn dùng discourse community.cloudflare.com
Roblox top 1 ngành game nhưng họ vẫn dùng cái có sẵn là discourse devforum.roblox.com
Không nói đâu xa chính daynhauhoc này vẫn dùng discourse. Tại sao ở daynhauhoc tập trung toàn những lập trình viên, tinh anh mà vẫn dùng đồ có sẵn, đơn giản là không rảnh. Mình muốn hỏi ngược lại: discourse thiếu tính năng gì để làm forum? Có tính năng nào mà discourse không có?

Thứ 3. Thiếu kỹ năng tự thống kê data

Chỉ cần lên google gõ vài từ như market share, top platform for web, … sẽ thấy hơn 50% web từ lớn tới nhỏ, từ web cá nhân đến doanh nghiệp đều có module dùng wordpress.
Dưới góc độ kinh doanh thì dùng sản phẩm đã được maintain hàng chục năm, thời gian đã chứng minh được chất lượng hay tự bỏ tiền ra làm cái đã có sẵn với lo lắng có chất lượng bằng cái có sẵn không.

Thứ 3. Thiếu kiến thức xã hội.

Bạn có bao giờ đọc báo và thấy các startup đi du lịch thấy tiệm bánh ngon quá nên bê nguyên mô hình về Việt Nam, mô hình trồng cây được sao chép từ nước ngoài, game được lấy ý tưởng từ một sản phẩm thành công đã có từ trước.

Và hy vọng sau này bạn lại không hỏi tại sao thuê server của AWS, azure, GCL trong khi tự build được mà. Tại sao lại đi grab trong khi mình biết lái xe mà, tại sao lại đi ăn ở ngoài trong khi mình tự biết nấu.

3 Likes

Những câu này nên hỏi chatGPT

Việc quyết định nên xây dựng phần mềm từ đầu hay fork từ open source phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mục đích sử dụng phần mềm, kinh phí, nguồn lực, kỹ năng và kiến ​​thức của đội ngũ phát triển và cộng đồng open source liên quan đến phần mềm đó.

Một số lý do mà một công ty có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu là:

  1. Tính độc đáo: Nếu sản phẩm đòi hỏi tính độc đáo và không có sản phẩm tương tự nào có sẵn trong open source, thì công ty có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu để đảm bảo tính độc đáo của sản phẩm.
  2. Quyền sở hữu: Nếu công ty muốn sở hữu đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm thì họ có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu.
  3. Kiểm soát và bảo mật: Nếu sản phẩm đòi hỏi mức độ kiểm soát và bảo mật cao hơn, công ty có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu để đảm bảo an ninh thông tin.
  4. Tính chất kinh doanh: Nếu sản phẩm có tính chất kinh doanh đặc thù và yêu cầu phải phù hợp với quy trình và hệ thống kinh doanh của công ty, công ty có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu để đảm bảo tính linh hoạt và tương thích.

Một số lý do mà một công ty có thể quyết định fork từ open source là:

  1. Tiết kiệm chi phí: Fork từ open source có thể giảm chi phí cho công ty vì họ không phải bỏ tiền để xây dựng phần mềm từ đầu.
  2. Tính ổn định: Open source đã được kiểm tra và sử dụng rộng rãi nên có thể được coi là đáng tin cậy hơn các sản phẩm phần mềm được xây dựng từ đầu.
  3. Tính linh hoạt: Fork từ open source có thể tùy biến để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của công ty.
  4. Hỗ trợ cộng đồng: Công ty có thể nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng open source liên quan đến phần mềm đó.

Về việ cận vấn đề liên quan đến thị trường và giai đoạn phát triển của công ty, nó có thể ảnh hưởng đến quyết định xây dựng phần mềm từ đầu hay fork từ open source.

Ví dụ, nếu công ty đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh và muốn đưa sản phẩm nhanh chóng vào thị trường, họ có thể quyết định fork từ open source để tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm. Nếu công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp và ngân sách của họ hạn chế, họ có thể quyết định fork từ open source để tiết kiệm chi phí và tập trung vào hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm của công ty đòi hỏi tính độc đáo và sự khác biệt để cạnh tranh trong thị trường, công ty có thể quyết định xây dựng phần mềm từ đầu để đảm bảo tính độc đáo của sản phẩm.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là, việc xây dựng phần mềm từ đầu hoặc fork từ open source là quyết định chiến lược của công ty và phải được đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến sản phẩm và kinh doanh của công ty.

4 Likes

Cảm ơn bác đã dành thời gian trả lời

Em xin góp ý thêm là em hỏi về sự khác nhau, ưu nhược của cách thức phát triển này chứ không
nhấn mạnh vào việc chúng ta phải build từ đầu hay chúng ta phải fork từ open-source. Em muốn đi sâu vào vấn đề hơn là đi sâu vào cá nhân từng người

  1. Tất nhiên em cũng đã hỏi ChatGPT trước khi đăng câu hỏi này, và bác có nhận thấy việc trả lời nhưng sau đó lại nói rằng nên hỏi ChatGPT là đang hạ thấp quan điểm của mình ở dưới ChatGPT không ?
    Bác có biết StackOverflow cấm các câu trả lời copy từ ChatGPT như bác không ?
    Hay là nội quy của daynhauhoc chưa đủ chặt chẽ nên cho phép câu hỏi của em và câu trả lời như bác ?

  2. Dùng cái gì là do sở thích, kiến thức hiện tại của team dev đó, đường cong học tập hay vô số nguyên nhân khác. Nhưng với trường hợp diễn đàn cộng động, đó là nơi để trao đổi chứ không phải sản phẩm khác biệt dùng để bán hay kinh doanh, tạo dấu ấn cho công ty đó. Nên các ví dụ về diễn đàn Cloudflare hay Roblox là không có ý nghĩa

  3. Ở chỗ “Thiếu kỹ năng tự thống kê data”, bác chỉ đang nêu ưu điểm của wordpress, nhưng vấn đề là các blogger hay nhà kinh doanh dùng wordpress để tạo website bán hàng hay quảng cáo cho họ, … chứ không phải họ bán website, cũng như Cloudflare dùng Discourse để làm nơi thảo luận chứ họ không bán diễn đàn. Em nói rõ ràng chứ ?

  4. Về kiến thức xã hội: Có vẻ bác thích mang những khái niệm triết học, nên em cũng nói luôn là bản thân em không phân biệt kiến thức xã hội với kiến thức sách vở. Vì sách vở được đúc kết từ thực tế của một sự nghiệp, một đời người hay thập chí hàng nghìn năm, nên nó còn thực tế hơn cả thực tế.

Trong 1 số trường hợp, thực tế quá phức tạp và nhiều tham số nên sách vở không thể tổng quát hóa hết được, nên xã hội sẽ có điểm phi logic so với sách vở, đó là nguyên nhân em muốn hỏi về thị trường, sự phi logic của thị trường này nó khác với thị trường kia như thế nào, nên không thể nào bê nguyên cách thức hay mô hình hy hệt vào các thời điểm, các thị trường khác nhau được.

Ví dụ Việt Nam nhiều người giàu nhờ bất động sản, hay Nga nhiều người giàu nhờ mua lại các công ty nhà nước ở thời kỳ trước, nhưng không thể áp dụng y hết nó vào thời điểm bây giờ được

  1. Bác không hiểu khái niệm startup: startup là khởi nghiệp sáng tạo, cái trường hợp đi du lịch thấy tiệm bánh ngon, công nghệ trồng cây, game đã có thành công thì là khởi nghiệp truyền thống (SME) chứ không phải startup. Trên thực tế là có rất nhiều.

Ví dụ về SMEs: Với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, ví dụ như một cửa hàng bán lẻ gia dụng, thường không có mục tiêu tạo ra sự đột phá trong sản phẩm hay dịch vụ của mình. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tốt và xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành. Một ví dụ về SMEs thành công có thể là Zara, một thương hiệu thời trang Tây Ban Nha đã phát triển mạnh mẽ từ một cửa hàng nhỏ ở Galicia đến một trong những nhãn hiệu thời trang lớn nhất thế giới, với hơn 2.000 cửa hàng trên toàn cầu

  1. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân: Em sẽ không hỏi tại sao dùng AWS, Azure, GCL và không muốn đề cập thêm về yếu tố kỹ thuật ở đây vì là không liên quan gì câu hỏi của em, và nó thiên về sự lựa chọn khi mua hàng.

Em biết đây là một câu hỏi mở, nên muốn nghe về những câu chuyện hay thách thức thực tế các bác đã gặp phải, qua đó học hỏi thêm. Nhưng có vẻ bác lạc đề và đề cập đến 1 số khái niệm không liên quan mà không chắc bác đã hiểu

Chúng ta có thể dễ dàng gặp những câu hỏi không biết trả lời ra sao trong cuộc sống hay trong bài thi Ietls, và không ai dạy chúng ta là phê bình câu hỏi của cái đứa giám khảo, cũng không ai dạy chúng ta nghĩ rằng câu trả lời của chúng ta đã là tốt nhất cho một câu hỏi. Chính ChatGPT cũng được đào tạo để mang lại giá trị chứ không không được dạy để bàn lùi hay chê trách câu hỏi. Nhưng vì bác có kiến thức xã hội tốt hơn em, nên không cần được dạy bác cũng làm được.

  1. Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là để trao đổi nên hy vọng người nghe đừng quá khắt khe, người nói đừng nên lạm dụng quá gây ra không tôn trọng người nói hoặc mất bản sắc của ngôn ngữ, …
    Khắt khe quá làm cản trở việc trao đổi mà tạo ra ít giá trị, nên tập trung vào vấn đề chứ đừng tập trung vào tính từ miêu tả con người. Tiếp đến thì bác có thể bắt bẻ em là nói đạo lý nhưng vấn phê bình câu trả lời của bác là không hiểu bản chất hay lạc đề, nông cạn. Sau đó em sẽ xin lỗi bác sau

Chúc bác 1 ngày tốt lành !

2 Likes

Chỉ có cty lớn mới build from scratch thôi, cty nhỏ không dùng platform có sẵn mà build từ đầu đếu sớm cạn vốn và phần mềm toàn bug

1 Like

câu hỏi hay mà sao lại chê :weary:

vd như web browser nè, Edge build từ đầu với Chakra core gì đấy, rốt cuộc ko cạnh tranh nổi phải đi fork Chromium open source. Xài hàng open source thì lại bị cạnh tranh kiểu khác: các trình duyệt khác nhau như Chrome, Edge, Brave, Opera, Vivaldi, Cốc cốc, v.v… tất cả đều xài nhân Chromium thì cái nào cũng như cái nấy, lệ thuộc marketing/quảng cáo mà hút người dùng. Xài hàng tự build thì phải là hàng xịn thì mới bán nổi, mà có khi xịn cũng ko cạnh tranh nổi với đám open source trong khi chi phí duy trì quá cao thì cũng phải xài open source thôi :V

mà giờ còn có vụ xài hàng open source nhưng thêm tính năng closed source tự viết để cạnh tranh. Ví dụ như Brave chặn quảng cáo để bán qc của họ, hay VS Code tuy là open source nhưng xài plugins closed source của MS.

edit: mấy phần mềm chuyên dụng thì build từ xưa rồi lúc chưa có nhiều dev nên đa số build từ đầu. Còn giờ nhiều dev rảnh rỗi quá nên mấy ổng/bả tự build phần mềm chuyên dụng tương tự mà free như Blender, nhưng vẫn thua ở vài tính năng đặc biệt và ko có tiền quảng cáo nên mới ko giết nổi mấy tool closed source. Bây giờ build closed source từ đầu thì phải có 1 tính năng độc đáo nào đấy mới giấu chứ mở thì toàn tính năng phổ biến ko có gì nổi bật. Ví dụ như viết 1 phần mềm thiết kế website kéo thả cho end-user dễ sử dụng mà tạo ra trang web đẹp thì đóng nguồn thôi ngu gì mở :triumph:

4 Likes

Đứng trên vai người khổng lồ mới an toàn kakaka VD: làm nghệ thuật thì bám youtube, tiktok, facebook mà sống vì nó tạo sẵn platform rồi. Chạy xe ôm thì đu theo grab, bee. Còn dev thì nằm chờ mấy ô tay to google, facebook, microsoft ra mắt project gì đó trên github thì thọt về. Để tiền đi kiếm khách thôi :rofl: :rofl: :rofl: Như sáng nay mới ngủ dậy không hiểu tại sao cái web của mình nó ngủm, khách gọi chửi quá chừng, giá như ban đầu bán hàng trên shopify cho đỡ đâu đầu :rofl:

3 Likes

Có lẽ bạn trẻ này chưa từng làm nghiên cứu khoa học nên mới đặt ra một cái chủ đề/ đề tài quá rộng như thế này. Một khi chủ đề rộng, thảo luận chém gió thì vui theo kiểu cãi nhau loạn cả lên, cung cấp nhiều góc nhìn. Nhưng điều đó sẽ kém hữu ích, lan man vô hướng nếu ý định người đưa ra chủ đề là cần tém tém lại, cần nắm bắt cái gì đó cần cô đọng, bản chất.

Do đó, trước khi thảo luận một vấn đề, một người nên trang bị cho mình kiến thức về lịch sử về chủ đề mình sắp đưa ra và giới hạn/ phạm vi thảo luận, tránh đặt ra một cái đề tài "tại sao con người không đi bằng đầu mà đi bằng chân?" kiểu như này :smiley:

Ví dụ như khi biết qua chút ít về lịch sử open source:

2023-04-01-17-00

Tương tự, ta cũng tham khảo lịch sử phần mềm Closed-source software (proprietary software).

Và cũng tham khảo thêm lịch sử của Internet nữa, vì giờ có phần mềm trên mạng/ mây và phần mềm trên desktop, phần mềm bên trong phần mềm khác… phần mềm dạng compiler…

Chưa hết đâu nhé, giờ đố bạn liệt kê nổi giấy phép phần mềm nguồn mở có những giấy phép nào. Khó có thể nói chung chung bởi vì các giấy phép GPL, MIT, BSD là đã khác nhau, chưa kể có phần mềm thay đổi giấy phép theo thời gian, phiên bản này nó là giấy phép này, phiên bản khác đã là giấy phép khác, lẫn lộn có khi khăn gói đi hầu toà mệt nghỉ. Vì thế cho nên, trước khi định làm gì với một phần mềm open source nói chung cần phải đọc giấy phép của nó cho kỹ, in giấy phép ra và tham khảo luật sư chán chê cả lên nếu định kinh doanh trên phần mềm ấy.

… từ các thông tin đó, giới hạn lại đề tài theo không gian/ thời gian/ địa điểm/ lĩnh vực/ thiết bị cụ thể… nào đó mà thôi. Vì ngày nay có cả phần mềm chạy trên smartphone, trên thiết bị IoT,… và có những phần mềm gọi là phần mềm bị bỏ rơi/ vô chủ có mã nguồn lẫn bản build trôi nổi thì nên xếp vào phần mềm gì trong cuộc tranh luận?

Rồi những “phần mềm” dạng script thì nó là nên xếp vào loại nào? Có những phần mềm “không mã hoá mã nguồn nhưng nó không phải là phần mềm nguồn mở”, người ta bí từ, nên tạm gọi nó là visual code software thì ở đề tài này nên là cái gì?

Thêm chút, cùng một phần mềm, được phát hành dưới nhiều giấy phép khác nhau có cả nguồn đóng lẫn mở, vậy thì… thua.

Còn có địa lý/ chính trị nữa, ví dụ như Bắc Triều Tiên họ có thể có mã nguồn phần mềm nào đó nhưng việc build để sử dụng lại vi phạm luật pháp thì chủ đề này đi về đâu?

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?