Mẹo nhỏ deal lương cho developer

Mình có mẹo nhỏ này khi deal lương muốn chia sẻ cùng các bạn, mẹo này mình trước kia được tiền bối bày cho và thấy cũng ok, đặc biệt những bạn nào có kinh nghiệm >1 năm trở lên.
Đó là khi deal lương các bạn đừng deal số chẵn quá, ví dụ :
11.000.000 hay 12.000.000…
thay vào đó các bạn hãy deal số lẻ thì ít khả năng bị trả thấp hơn, hoặc nếu giả sử có bị deal xuống thì cũng không xuống nhiều, ví dụ deal:
11.550.000 hoặc 12.400.000 hoặc 15.650.000…
Nguyên nhân tại sao thì mình không rõ. nhưng có người nói với mình nó bắt nguồn từ những nguyên lý tâm lý học phức tạp mà phải tìm hiểu sâu, hoặc người chuyên về bên tâm lý mới biết được.

Hì hì.
Tớ có 1 vài mẹo lớn để deal lương cho tất cả các bạn với mọi loại kinh nghiệm:

  • Bỏ effort vào học thật chắc chắn các kiến thức cơ bản/nâng cao của lĩnh vực mà cậu muốn làm.
  • Thực hành nhiều để chắc chắn cậu có thể áp dụng những kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, cũng như trở thành chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề.
  • Học cách show các kỹ năng mà cậu có một cách hợp lý và không khoa trương, với thái độ tích cực.
  • Kết bạn với các kỹ sư xuất sắc khác và học hỏi từ họ.

Bằng cách này, cậu sẽ là người tự quyết định mức lương của cậu (cậu chỉ cần đưa ra mức lương mong muốn, và bên công ty sẽ là người quyết định đồng ý với mức đó/trả cao hơn/không thể đáp ứng được), không phải mất công kỳ kèo vài triệu đồng nữa.
Nguyên nhân bởi vì mức lương của cậu tương ứng với sự khó khăn để kiếm 1 người thay thế cậu :smile:

10 Likes

Thông thường, ở những công ty làm việc bài bản, thì họ sẽ có thang level để đánh giá ứng viên, tương ứng với thang level thì là thang lương.
Ví dụ, level 1 thì lương 10 - 14 triệu, level 2 thì lương 14 -18 triệu … Cái chênh lệch 4tr đó là để dành room cho trường hợp 2 người chênh lệch về năng lực không quá nhiều, vẫn có thể xếp vô cùng level, thì người ngon hơn lương sẽ cao hơn.

Việc này sẽ giải thích được, dù cùng level nhưng chưa chắc giỏi như nhau, và lương khác nhau.

Ở công ty kỹ hơn, họ thậm chí còn chia nhỏ ra hơn nữa, ví dụ level 2.1, 2.2, 2.3 etc.

Quay trở lại chuyện deal lương, việc bạn nói là “có” xảy ra. Đó là vì khi chuẩn bị đưa ra mức lương để thoả thuận, trong đầu người phỏng vấn đã xác định bạn ở mức nào rồi, mức lương họ muốn offer là bao nhiêu. Cái “rank lương” đó có thể nó không được ghi ra, nhưng trong đầu họ đã có, họ deal “tròn số” để cho tiện thôi, chứ bản chất không phải kiểu trả giá như mua bán ngoài chợ.

Nên mình nhận xét là, bạn rất tinh ý khi nhìn thấy việc này, nhưng việc đó chưa đủ để trở thành 1 mẹo để áp dụng được (có thể may mắn xài được 1 vài lần, nhưng chưa đủ nhiều để thành kiểu như rule of thumb).

5 Likes

Có mấy công ty gia đình mới vậy thôi, lương cảm tính. Sếp thích thì cho lương cao.
Còn mấy công ty có proccess rõ ràng, sử dụng bộ nguyên tắc rõ ràng, ví dụ như sử dụng hệ thống 3p

P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc.
P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc.
P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc.

Quản trị công ty là một lĩnh vực mà có nhiều cái hay ho đấy :expressionless:

5 Likes

Mẹo này không ăn thua gì. Chủ yếu là bạn đẹp trai như thế nào và apply vào cty nào thôi. Cũng cùng vị trí nhưng lúc trước có cty mình hỏi $30/hr nó méo chịu, vậy mà một cty khác hỏi $50/hr nó lại oke :rofl:

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?