Lộ trình học cho người chưa biết gì về lập trình

Hi ae
Như tiêu đề. Mình chưa có kiến thức gì về lập trình và muốn học, tìm hiểu về nó thì nên bắt đầu từ đâu nhỉ
Ae có thể cho mình cái lộ trình cụ thể không
Cụ thể là mình muốn học về lập trình Android, App, Web…

Lộ trình đó như sau:

  1. Tiếng Anh cho đủ IELTS 6.0
  2. Đọc được ít nhất 3 cuốn sách về Java (tất nhiên là sách tiếng Anh) và viết được 3 ứng dụng nho nhỏ (tất nhiên là bằng Java) qua việc đọc 3 cuốn sách đó.
  3. Cài được Android Studio - The Official IDE for Android vào máy tính
  4. Viết được Hello Word nhờ kiến thức Java đã học ở bước 2 trên Android Studio.
  5. Từ Hello Word đó biến đổi thành Hello Girl, Hello ABC, rồi chuyển sang “How are you” …

Cho đến bước 5 là đã có thể biết tự làm gì. Cần lưu ý là nếu chưa bao giờ học tiếng Anh hoặc lập trình cho ra hồn, thì bước 1 & 2 cần phải có thầy giáo giỏi để kèm cặp vì căn bản chưa có mà tự mày mò một mình sẽ mất rất nhiều thời gian lại không đi đến đâu.

3 Likes

Mình thấy câu hỏi này trên mạng đâu thiếu đâu ta?

Anh cho em hỏi tại sao mặc định IELTS là 6.0 ạ ?

Có thể ông kia học bên FPT nên bị quen với ielts 6.0

Đó là mức tối thiểu để bạn đọc được sách viết bằng tiếng Anh. Ở mức thấp hơn 6.0, bạn sẽ rất mệt vì không hiểu người ta viết gì trong sách. Học lập trình mà đọc sách tiếng Việt (sách mua ngoài nhà sách nói chung) có khả năng bạn đọc phải sách giả/ sách dỏm bởi vì những sách này là sự xào nấu lung tung, sách được dịch bởi người không có chuyên môn về vấn đề họ dịch.

Còn nếu bạn cứ khăng khăng không cần IELTS 6.0 (hoặc tương đương), thì xin chúc mừng, ứng dụng bạn tạo sẽ dừng lại ở Hello Word rồi đứng đực mặt ở đó mà không thể phát triển thêm vì bí đường.

3 Likes

hix mình cũng đang cày anh văn đây , bạn muốn biết vì sao nhiều người cứ nói học cnntt khó không tại vì họ ko đọc được những cuốn sách hay vì mấy cuốn sách đó toàn viết bằng tiếng anh , đọc 1 cuốn sách hay giúp bạn đạt đến những lv cao hơn , giờ chỉ ước ngày xưa học phổ thông học vào lớp chuyên ngoại ngữ thôi toán lý hóa gì chả quan trọng…:joy:

1 Like

Nếu anh văn mất gốc hay nói cách khác là bắt đầu lại từ số 0 thì tốn khoảng bao nhiêu time để lên dc IELTS 6.0 vậy bác.
Trước giờ không chú trọng anh văn giờ hối hận quá.

2000h học nghiêm túc đầy đủ 4 kĩ năng :smiley: đó là từ vỡ lòng. Nắm được ngữ pháp rồi thì tập đặt câu rồi làm văn :smiley:

Viết đúng ngữ pháp là quan trọng (để người ta còn muốn đọc), nhưng chưa đủ.

1 Like

Mình nói thật là mình từng thực hiện thử 500h học tập nghiêm túc để xem sức mình ra sao thì kết quả đạt được như sau:

  • trong 1 tuần đầu tiên, số giờ ngồi máy tính và thực sự học về lập trình căn bản là 38h
  • trong tuần thứ 2 và thứ 3 số giờ tăng lên là 42 và 48h
  • các tuần tiếp theo tăng nhẹ nhưng duy trì ổn định từ 40 - 42h
  • đến tuần thứ 10 tức là sau khoảng hơn 2 tháng thì bắt đầu có dấu hiệu chững lại vì 1 số lý do “mất định hướng”

lúc này khả năng viết mã đã được cải thiện so với 2 tháng trước đó. Các bài tập cơ bản về tìm số, tìm kiếm cây nhị phân. Các lý thuyết về thuật toán cũng như sử dụng tương đối thuần thục các câu lệnh và hàm của ngôn ngữ - bắt đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình C++, cảm thấy độ bá đạo tăng cao nên sinh ra lười biếng ko chịu học nữa.

  • sau tuần thứ 10 mức độ tập trung giảm từ 40 xuống còn 20h đến 12h/tuần.

vậy chung quy lại là để đạt được 10.000h thì ít nhất 1 tuần phải đạt được mốc 40h tức là ngày phải làm 8h, có thể nhiều hơn và phải có 1 lộ trình nhất định thì mới có thể đạt đến mốc 10.000h học lập trình. nó tương đương khoảng thời gian học đh mà học đh thì chơi nhiều hơn học các bác biết rồi đấy :smile: nên lộ trình đề ra thì phải quyết tâm lắm mới có thể làm được.

2 Likes

lộ trình học có thể đề ra như sau:

  • lập trình căn bản 100h
  • lập trình nâng cao - các giải thuật, phương pháp luận, các cách đặt vấn đề 200h - 300h
  • kỹ năng phân tích - các phương pháp phân tính, quy trình phân tích, đặt vấn đề - học theo thời gian
  • lập trình hướng đối tượng cơ bản - 100h
  • lập trình hướng đối tượng nâng cao - 100h
  • chuyên sâu ngôn ngữ lập trình - 200h - bao gồm về luồng, xử lý handing, xử lý data…v…v…
  • xây dựng dự án thực tế với ngôn ngữ lập trình - 500h - 1000h
  • lặp lại quy trình này để tăng mức hiểu biết và áp dụng… mỗi lần lặp lại các bước đầu sẽ giảm bớt thời gian và các bước gần cuối sẽ tăng thêm thời gian để tìm hiểu và áp dụng. Ngoài ra phải tìm hiểu thêm và các công nghệ mới phát triển + học thêm về kiến thức mạng để tăng độ rộng của kiến thức có thể áp dụng.

chúc bạn học tốt nhưng cái này mình nghĩ chỉ nói vui vậy thôi chứ để làm đc chỗ này chắc phải chăm khủng khiếp luôn đấy :smile:

IELTS chỉ là một bài kiểm tra tiếng anh ở mức độ học thuật, số điểm không nói lên điều gì nhiều.

Trước khi thi IELTS, mình vẫn đọc sách, báo tiếng anh hằng ngày, mỗi ngày đọc vài chục trang là chuyện bình thường, quyển sách 1000 trang đọc 2 tuần có khi xong. (có thể nói đọc tiếng anh nhanh như tiếng Việt), nhưng khi vào thi IELTS lần đầu tiên cũng chỉ được 5.5. Sau đó nhận ra một điều là để đạt điểm cao hơn thì ngoài cái GỐC ra thì cần phải biết MẸO làm bài, và lần sau thi được 8.5 phần reading.

IELTS chung quy lại chỉ để làm mức tiêu chuẩn đầu vào/ra cho các trường ĐH trong nước và quốc tế.
Nó không đánh giá được thật sự tiếng Anh của bạn như thế nào. Bây giờ nhiều bạn (không phải tất cả) IELTS 8.9 chấm qua Mỹ, đi nước ngoài thời gian đầu cũng câm điếc như thường, khả năng tiếp thu có thể nhanh hơn. Vì phần đông điểm cao là do… học thuộc lòng, mẹo làm bài.

3 Likes

Mình chưa hề học hay thi IELTS hay bất kì bằng cấp tiếng Anh nào nhưng vẫn đọc sách, báo, manga tiếng Anh và nghe TED bình thường.

Vấn đề là mình có chịu bỏ thời gian ra tìm hiểu chứ không phải các con điểm số kia đâu bạn.

Về Hello Word bạn vừa nêu (có lẽ là Hello World) thì mình nghĩ các dự án mình làm hầu hết đều phức tạp hơn ngưỡng đó.

2 bạn Huy Nguyen, Trần Bắc Sơn không để ý rằng mình không quan trọng chứng chỉ hay bằng cấp, chỉ muốn nói là tương đương IELTS 6.0, nếu hai bạn không tin, thử thi đi có phải hai bạn ở tầm đó không? Rồi mình đang nói chuyện đọc sách, bạn Huy Nguyen lại cố lái sang chuyện đi nước ngoài giao tiếp là thế nào? Tranh luận thì cũng phải để ý xem “ý tại ngôn ngoại” chứ cứ căn cứ theo từ ngữ thì mình xin thua.

Chả lẽ mình phải liệt kê tất cả chứng chỉ tiếng Anh kèm thang qui đổi lên đây để mọi người hiểu rằng phải có tiếng Anh như thế nào. Ý mình là dùng tháng IELTS 6.0 để làm thước đo chuẩn, không nhất thiết phải có chứng chỉ đó trong tay nhưng trình độ tương đương với nó.

Túm cái quần què lại, mình khuyên chủ topic học tiếng Anh để đạt mức IELTS 6.0 và/ hoặc tương đương để đọc sách tiếng Anh. Còn chủ topic nghe hay không kệ him.

1 Like

Vậy thì CEFR B2 vậy, mà cũng đúng vì cái đó chỉ là mục tiêu nhỏ.

Cách đọc luôn bắt đầu từ một vốn từ cơ bản (1000 thôi) và một cuốn từ điển A-V. Về chuyên ngành chịu khó tìm thuật ngữ.

a ơi, cho em hỏi, nếu như mua sách về lập trình thì cần mua những loại sách gì và mua ở đâu không ạ ?

Học gì mua đấy chứ :v search trên mạng tìm ebook, bất quá thì search nhà sách online ở VN để đặt.

Kiếm dịch vụ mua và ship hộ sách rồi bạn gửi link sách Amazon cho họ để họ mua. Sách tiếng Anh hơi đắt nhưng bạn cứ kiếm mấy cuốn trên 4.5 sao và có nhiều người viết review trên Amazon để mua. Chú ý: phải đọc reviews chứ không chỉ nhìn vào sao, vì có khi bị “tổ lái” làm cho bạn lạc lối.

Tốt hơn hết là vào Quora, StackOverflow xem người ta bình luận về cuốn sách mà bạn xem trên Amazon và có ý định mua xem người ta nhận định thế nào. Ví dụ:

Sách về lập trình C thì cuốn Programming in C của Stephen G. Kochan là có chất lượng khá, được nhiều sao và có nhiều Reviews, và bạn cũng đọc thấy có người cho 1 sao, nhưng đọc review thì hiểu lý do. Sau đó bạn Google thêm Stephen G. Kochan là ông nào, rồi đi vô Quora để tìm kiếm ông tác giả này cùng cuốn sách trên xem người ta kháo nhau thế nào, tương tự vào StackOverflow để tìm.

Để tìm một cuốn sách tốt cũng khá mất thời gian, công sức, nhưng đọc được sách tốt giống như gặp được một người thầy giỏi, ta sẽ đi đúng đường, quá trình học tập có kết quả.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?