Lâu Lâu Một Quyển Sách: Đọc Đắc Nhân Tâm Để Internet không bị hủy diệt bởi 11 dòng code

Đắc nhân tâm là một quyển sách mà Đạt nghe về nó cách đây 6 năm, lúc mới nghe tới sách này Đạt nghĩ đây là một quyển sách dành cho người già. Đạt ngây ngô nghĩ rằng chỉ có người già thì mới cần "đắc nhân tâm"

  • Ba năm trước, Đạt đã đọc xong quyển này và nghĩ rằng đây là một quyển sách dành cho người đi làm.

  • Ba năm sau, tức là bây giờ, khi đọc lại Đạt nghĩ Ai cũng cần phải đọc nó một lần, nhất là sinh viên.

Điều đầu tiên Đạt cảm nhận khi đọc quyển sách này 3 năm trước là gì?

Chỉ có Ngụy Quân Tử mới áp dụng được quyển sách này

Ba năm sau, khi đọc lại, Đạt nghĩ

Đây là những điều người quân tử, bao dung độ lượng nên làm

Cũng giống như nhiều quyển self-help khác, Đây là một quyển sách cần phải đọc kỹ và nghiền ngẫm xem tác giả nói có đúng không, có khả thi không, có đáng làm không, có “ngụy quân tử” không?

Khi đọc câu chuyện Một lập trình viên trong cơn tức giận vừa “hủy diệt” Internet chỉ bằng 11 dòng code. Đạt nghĩ rằng giá mà cả 2 nhân vật trong câu chuyện trên đã đọc Đắc Nhân Tâm.

Các bạn hãy mua sách giấy ở Tiki, chuẩn bị một cây bút dạ hoặc bút bi, đọc và đánh dấu vào những điểm mình thích nhất và đem lên DayNhauHoc thảo luận, các bạn sẽ thấy ý nghĩa của quyển sách này.

Đây cũng là quyển sách đầu tiên mà Đạt lấy bút khoanh những đoạn hay trong sách để có thể nhớ và làm theo.


Cũng giống như quyển Think and Grow Rich. Quyển này Đạt sẽ phân tích và trả lời câu hỏi thắc mắc của các bạn đang đọc.


Nội dung phân tích và trả lời câu hỏi sẽ được update ở đây


Cảm ơn Hà đã tạo topic Lên kế hoạch cho việc đọc và sự hứng thú với việc ĐỌC, Đạt sẽ review thêm nhiều sách nữa để mọi người cùng đọc.

23 Likes

Có luôn nhé a

4 Likes

Mình đã sở hữu quyển này từ năm lớp 10 , đọc rất hay , tác giả đưa ra rất nhiều ý tưởng để áp dụng vào cách cư xử đối nhân xử thế của mình vào cuộc sống thường nhật gần gũi hàng ngày…Đôi khi một số chỗ hơi hư cấu nhưng nếu bạn biết khéo léo áp dụng với một sự chân thành đối với người đối diện thì sẽ mang lại thiện cảm của họ đối với bạn và bạn sẽ còn nhận được nhiều hơn những gì mình yêu cầu.

4 Likes

đọc giới thiệu cũng thích rồi đó, mà mình đi làm tới tối mới về k biết mua trên tiki người ta ship như nào nhỉ

1 Like

Cuốn này e đọc rồi, rất bổ ích, e cũng khuyên mọi người trong cộng đồng mình hãy đọc và thử vận dụng vài quy tắc trong đó vì khi hành động nó sẽ rèn giũa ít nhiều tính cách và suy nghĩ của mình. Không phải tự nhiên mà How to win friends and influence people lại là cuốn sách self-help bán chạy bậc nhất thế giới nên giá trị của nó là không bàn cãi :blush: . Tiện thể bác Carnegie cũng có cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống cũng thú vị lắm :slight_smile: .

4 Likes

em đang l12, lúc trước đọc được gần 1/2 cuốn này rồi bỏ…
… vì có cùng suy nghĩ với a @ltd “khi đọc quyển sách này 3 năm trước” :yum: :smile:
chắc ráng đọc lại

2 Likes

Hưởng ứng phong trào :slight_smile:
Cách đây 1 năm có đọc quyển này, có ấn tượng sâu sắc nhưng rồi nhiều việc quên áp dụng.
Nay được a Đạt giới thiệu chắc vừa đọc vừa ứng dụng vậy :slight_smile:

4 Likes

Hồi trước em cũng đọc một tí rồi bỏ, chắc nghe lời anh thử đọc lại :sweat_smile:

1 Like

Em đã đọc sách khoảng 7 năm trước nên cũng quên đi khá nhiều nội dung, nên có gì nhầm lẫn mong anh Đạt và mọi người sửa giúp hehe. Với góc nhìn cá nhân thì em thấy vấn đề lớn nhất của các cuốn sách kiểu này (các quyển chất lượng nhé, ko tính mấy quyển dở hơi) không phải là nó không có ích, mà là bởi nó có quá nhiều lời khuyên có ích.

Nghe qua thì hơi ngược đời, nhưng em thì nghĩ như thế này: mỗi chương của cuốn sách nói về 1 cách cư xử khác nhau. Mỗi cách xử sự này phần lớn đều hợp lý, nhưng với 1 cuốn sách như Đắc nhân tâm (và các quyển khác), khi đọc xong thì phải biết cách áp dụng nó vào đời sống mới có ích. Vấn đề ở chỗ đôi khi muốn áp dụng được 1 chương, ta phải mất cả tuần, cả tháng (kỳ thực thế là còn nhanh); trong khi 1 tháng đó ta đã đọc xong cả quyển rồi :v Vậy là ta sẽ cảm thấy rất nhiều nội dung của sách khá là thừa thãi, không thiết thực,…

Có những bài học trong sách mà sau mấy năm em mới thấm thía được, điển hình như: nhận lỗi sai (cái này nghe thì tưởng dễ nhưng kỳ thực lại rất khó), thể hiện tôn trọng người khác, qua việc nhớ tên, song song đó ta có thể nhớ thêm sinh nhật, chúc tết, chúc 8-3, 20-10 (cái này kèm mở rộng liên tưởng 1 chút, nhưng vẫn dựa trên ý chính là thể hiện tôn trọng người khác).

Oh mà nhìn topic này, em lại muốn review sách, nếu các sách không giúp ích trực tiếp (dạng sách văn học, thống kê, thường thức,…) em lập topic được không anh @ltd

6 Likes

Bạn nói rất đúng,để áp dụng 1 trong những ý tưởng đó vào cuộc sống là rất khó,nhưng theo mình nghĩ ngoài ý nghĩa khuyến khích mọi người áp dụng vào cuộc sống nó còn có ý nghĩa giúp chúng ta có một nhận thức mới về cách hành xử,giúp chúng ta xem xét lại chính mình vì đôi khi đọc vào một số chương chúng ta bỗng giựt mình về cách cư xử ngược lại với những ý tưởng.Ví dụ như trong chương nói về tránh sự tranh cải gì đó,ta cứ nghĩ rằng tranh cãi là thể hiện ta có tư duy phản biện,nhưng tùy trường hợp mà áp dụng,và phải biết tư duy phản biện lúc đó có cần thiết hay không hay chỉ làm người khác có cái nhìn thiếu thiện cảm và v.v…

3 Likes

Wow, không ngờ quyển này có nhiều người biết đến như vậy :slight_smile:

Các bạn đã đọc có kế hoạch đọc lại không?

1 Like

Em đã đọc nó cách đây 3 năm và giờ thì đang đọc lại nè

1 Like

Anh @ltd thử tìm cuốn Đắc Nhân Tâm nhưng bản của cụ Nguyễn Hiến Lê và so sánh thử :wink:

1 Like

Quyển đó hình như cũ rồi hả? Lúc anh mua đã là thấy quyển này rồi. Em đọc quyển đó chưa, khác quyển này thế nào?

1 Like

Em cũng mới đọc quyển này năm ngoái nhưng đọc 1 lần chứ không đọc lại. Cái em thích nhất trong cuốn này là tác giả đưa ra rất nhiều ví dụ và các câu nói nổi tiếng.

1 Like

Cuốn này đọc đã lâu, cả bản của Nguyên Hiến Lê với firsts new, mà thích bản Nguyển Hiến Lê hơn. chắc do đọc từ đầu, cuốn do first new dịch có cập nhật từ gia đình của tác giả. Với lại đang đọc sơ qua cuốn Tứ Thư của bác ấy, nên cũng có cảm tình :)).
Đọc sách này, cá nhân thấy cần chú ý đến bối cách lịch sử nhiều hơn thông qua vi dụ trong sách, giống như thời thế tạo anh hùng, ở thời họ có áp dụng được, nhưng ơ thời này thì chưa chắc.

1 Like

Kiểu First New là dịch… còn kiểu của cụ Nguyễn Hiến Lê là lược dịch, có thêm một số phần bàn luận để làm rõ theo lối suy nghĩ của người Việt… nhưng bản đó được viết vào thời 196x nên bây giờ có thể không hiểu được một số chỗ trong sách…

Phần bối cảnh lịch sửa thì bác Nguyen Ca nói đúng đó anh, có một số sách thì thấy đúng vào thời đó, ở nơi đó… chứ ở nơi mình ở, thời mình sống chưa chắc hợp…

2 Likes

Kế hoạch sắp tới của em chắc là mỗi ngày đọc 1 chương. Sau khi đọc xong hết rồi thì bắt đầu áp dụng từng bài từng bài một.
Cùng kiểu sách này có quyển Tinh hoa xử thế của Lâm Ngữ Đường đọc rất hay :slight_smile:

2 Likes

Quá được chứ sao không, em cứ lập topic trong writes :slight_smile:

Chúc em review sách hay và hot ^^

1 Like

Bài học từ chương 1:

Muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong

Hiếm có ai muốn tự phê phán bản thân mình cả, là con người, hầu hết mọi người đều tìm cách “du di” cho bản thân khi phạm phải sai lầm. Thế nên chỉ trích hay phê phán người khác chỉ làm cho người ta cảm thấy khó chịu, đối với người không hiểu chuyện, họ lại càng thù ghét mình hơn. Dĩ nhiên không phải là Đạt ủng hộ việc thấy người khác sai mà mình làm ngơ, nhưng phải lựa lời mà nói. Hoặc lựa người mà nói, không phải với tất cả mọi người mình đều có thể dùng một cách nói chuyện.

Trước hết, phải tôn trọng người nghe như tôn trọng chính bản thân mình. Mình không chịu phê phán bản thân, tại sao lại đi chỉ trích người khác? Hơn nữa, mỗi người mỗi khác. Đạt có mục tiêu, cách suy nghĩ, chuẩn mực khác với người khác. Đạt nghĩ rằng những gì mình đề ra và đạt được là tốt, nhưng đâu có nghĩa là nó cũng có thể áp dụng cho người khác. Không thể lấy chuẩn mực của mình ra và ép buộc người khác phải làm theo.

Trước khi đọc Đắc Nhân Tâm, Đạt là người khá nóng tính, thấy cái gì sai hoặc “ngứa mắt”, không hợp với tiêu chuẩn của bản thân là Đạt đem ra phê bình ngay. Thế nhưng khi bây giờ nghĩ lại, Đạt thấy mỗi người có một cách sống, cách suy nghĩ khác nhau. Không thể nói là cách sống của mình tốt hơn người khác được. Đạt không thể chấp nhận một người khác áp đặt cách sống của họ lên mình, thế thì tại sao Đạt lại áp dụng cách sống của mình lên người khác. Như vậy là không công bằng, không tôn trọng quyền sống của người khác.

Ai cũng sai, trong đó có mình, thế nên đừng chỉ trích người khác khi họ sai. Khi mình sai, mình mong muốn được ai đó ủng hộ, giúp đỡ chứ không phải là những lời chỉ trích. Nếu mình không muốn điều gì, đừng làm điều đó với người khác. Hãy giúp đỡ, ủng hộ chứ đừng phê phán và chỉ trích suông.

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?