Lập trình trong cơ điện tử

Xin chào các anh/chị. Hiện em đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành cơ điện tử và hiện em đang muốn theo hướng thiên về lập trình. Em có nên đầu tư khoảng 1 năm để học fullstack( bao gồm chủ yếu là c và java), về c thì trước sau gì e cũng phải học như nhưng còn java thì có liên quan và hỗ trợ cho công việc sau này của em về cơ điện tử không?

a khuyên e hãy học thiên hẳn về lập trình đi nhé vì ngành cơ điện tử hiện nay ở việt nam đào tạo vẫn chưa đc tốt đâu. Mà e định học java để làm game à hay làm gì ?

Em không có ý định làm game, em chỉ mới tìm hiểu về java. Nhờ anh tư vấn cho em là nếu thiên về lập trình và điều khiển thì nên học ngôn ngữ lập trình gì?

nếu ra trường định đi làm theo đúng ngành cơ điện tử thì lập trình quan trọng nhất chắc vẫn là C/C++ còn điều khiển thì PLC, vi điều khiển thôi e. Nói chung lập trình cũng nhiều thứ lắm, mà e học trường nào đấy, a cđt năm 4 đang chán đây, đag học web ra trường còn kiếm cơm ==’

1 Like

Chào bạn,
nói về lập trình cơ điện tử, mình suggest bạn tìm hiểu về lập trình nhúng.
Lập trình nhúng, bạn có thể hiểu rằng công việc của bạn sẽ code ra các chương trình để nạp xuống 1 con chip (vi điều khiển) để rồi con chip đó sẽ điều khiển các thiết bị khác (bóng đèn, động cơ, các cảm biến,…). Bạn có thể search từ khóa về " IOT ", “lập trình nhúng” để đọc.
Công việc của bạn sẽ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ lập trình C, bởi C rất nhanh, gần với mã máy(chỉ sau assembly code).

java thì có liên quan và hỗ trợ cho công việc sau này của em về cơ điện tử không?

Về phần java, bạn có thể học, không cái gì là thừa hết, học thêm 1 ngôn ngữ sẽ cho bạn có thêm kiến thức về ngành IT. Nếu chỉ học C thì bạn sẽ khó tiếp cận với Lập Trình Hướng Đối Tượng (OOP) . nhưng khi học java bạn sẽ được tiếp cận với OOP.
Với java, bạn cũng có thể áp dụng vào trong công việc ngay cả khi bạn trở thành 1 lập trình viên hệ thống nhúng. Đó là khi bạn học về Embedded Android. Khi đó với kiến thức về java bạn sẽ có thể viết các app android để test source code driver của mình.

Mình suggest bạn trong vòng 2 năm đầu cố gắng nắm vững C/C++, nắm được OOP.
Về phần chuyên ngành, bạn học cơ điện tử thì hãy cố gắng mua 1 con vi điều khiển 8051 về vọc cách lập trình với nó, youtube rất nhiều hướng dẫn, qua đó bạn sẽ thấy được ứng dụng của việc bạn học lập trình C.
Còn chuyên sâu về lập trình nhúng, mình suggest bạn nên học cách sử dụng linux, Embedded Linux và Embedded Android khá hot :slight_smile:

Chúc bạn học tập tốt !

4 Likes

Cảm ơn anh nhiều ạ! Cho em hỏi là anh có theo bên cơ điện tử, tđh, cntt không ạ? Cho em theo học hỏi với ạ.

Em bên BKHN ạ. Em có thể liên hệ anh để học hỏi thêm được không ạ?

mình học kỹ thuật máy tính. Nếu bạn muốn học về lập trình vi điều khiển thì mình có thể hướng dẫn cho bạn cái nhìn tổng quan về công việc sau khi ra trường cũng như giúp bạn có hướng tự học tốt nhất và không lạc đường. Còn về phần chi tiết thì chẳng ai có thể giúp bạn được cả, mọi thứ cần tự học và phải biết gọi hội mà đánh (Google) :smiley:

https://www.facebook.com/mrEmbedded

ibox cho mình nếu qua fb trên.

Em bắt đầu thấy lo rồi đấy. Nếu anh có thời gian thì có thể cho em liên hệ để học hỏi thêm được không?

Em cũng như anh thôi, tạch mấy cái trên rồi mới vào cơ điện tử vì thấy trường với mấy hội thảo tuyển sinh pr cho nghành này nhiều quá , dù sao đi nữa thì đã vào đây rồi em vẫn hy vong ra làm được cái gì đúng chuyên nghành của mình nên em vẫn sẽ theo đuổi nó thôi. Ngoài trên trường thì anh có thể gợi ý cho em các nguồn tự học nào khác không ạ, em muốn bắt đầu sớm để sau này đỡ hối hận :v à với lại em bên CTTT :v

Em cũng giống anh học CĐT bên bk, bị tạch mấy nv trên xong nghe ngta vào ngành này giờ hoang mang quá. Anh cho em xin fb kết bạn để có j học hỏi thêm với j chứ ngành này học nhiều thứ lan man mà không chuyên sâu nê lo quá

Hi Hiếu,
Học ngành nào cũng học nhiều thứ lan man hết cả. Một phần là nhà trường cũng không biết chắc là sau này bạn sẽ làm công việc gì, và đòi hỏi kiến thức gì, nên nhiệm vụ của nhà trường là dạy bạn biết đủ rộng để có thể bắt kịp và tiếp tục học hỏi để làm được công việc sau khi ra trường. Hơn nữa, việc học nhiều giúp bạn có thể tự bơi được trong tương lai.
Thay vì lo lắng cho công việc tương lai, hãy cố gắng học tốt tất cả các môn nhà trường dạy, nếu môn nào bạn cũng trên 8 điểm thì mình tin chắc bạn không sợ ra trường không làm được việc đâu :smiley:

1 Like

chưa chắc á bạn =)) giờ đi làm nhà tuyển dụng người giỏi tiếng anh, kỹ năng mềm nữa,… còn kiến thức ở trường chỉ là hàn lâm, phải thêm tính thực chiến nữa. Như vậy mới không “sợ chết đói” khi cầm bằng trên tay.

Mình không tin là sinh viên Bách Khoa 8.0 lại không có tiếng Anh và Kỹ năng mềm. Ít nhất cho tới hiện tại mình chưa thấy trường hợp nào như vậy cả :laughing: .
Còn câu ở trên của mình không phải nói chuyện điểm cao thì có việc, mà là “con đường” để bạn đạt được điểm cao đó, quá trình đó sẽ cung cấp cho bạn đủ kỹ năng và kiến thức để đi làm. Mình thấy việc đạt được điểm cao ở tất cả các môn không chỉ cần sự chăm chỉ là được, bạn cần phải phân bổ quỹ thời gian học hợp lý trong thời gian eo hẹp (mình đã thấy và đã từng phải hi sinh môn này để dành thời gian cho môn khác), còn cần có kỹ năng làm việc nhóm, vân vân và mây mây.

Nói về câu chuyện tuyển dụng, mình hiện tại cũng có tham gia vào quy trình tuyển dụng của công ty. Đối với sinh viên mới ra trường, bên mình đánh giá trọng tâm nhiều vào kiến thức nền tảng và lý thuyết chứ không đặt nặng cái “thực chiến”. Còn kỹ năng mềm thì chỉ cần hòa đồng, dễ giao tiếp là được rồi. Tất nhiên, nếu bạn giỏi cả “thực chiến” nữa thì còn gì bằng, hốt ngay và luôn :laughing:

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?