Làm thế nào để đọc tài liệu một cách hiệu quả?

Chào mọi người, em đang theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Được biết là ngành này cần tự học rất nhiều qua việc đọc tài liệu(sách, trang tài liệu chính thống của một ngôn ngữ), video tutorial, …
Tuy nhiên, Khí mới tiếp xúc với một công nghệ mới nào đó thì em chỉ hiểu được thông qua những video có người hướng dẫn mà không thể tự nghiên cứu thông qua docs. Và khi xem video em thấy người truyền đạt có kiến thức rất sâu, hiểu rõ tại sao lại code như thế, … Em biết là những người này rất ít thậm chí là không học theo cách xem video mà họ chỉ đọc docs và mày mò thông qua các blog. Em đã cố gắng thử làm theo nhưng thật sự không thể hiểu được rõ, vì khi đọc docs về một kiến thức mới em không hình dung được đoạn này đang nói về vấn đề gì vì nó không đặt trong một ví dụ cụ thể. Em chỉ đọc được docs khi đã có kiến thức cơ bản về công nghệ đó. Mọi người có thể chia sẻ phương pháp học tập để mình có thể hiểu thật sâu về một kiến thức không ạ? Em cảm ơn rất nhiều!

2 Likes

đọc sách nhé bạn, cụ thể là những loại sách có hình “thú vật” như này:

và tìm một mentor để trong quá trình đọc sách không hiểu chỗ nào thì hỏi trược tiếp.

4 Likes

Những quyển sách như vậy có PDF không vậy ạ

Tùy quyển. Còn cụ thể có link không thì search google đi bạn

2 Likes

Theo mình nghĩ, bạn nên đọc có chọn lọc: Hãy đọc phần tóm tắt và kết luận trước để hiểu về tổng quan của tài liệu. Sau đó, tìm hiểu đến những chương, những mục to - xương sống của tài liệu.

Còn về phần chi tiết thì học dần dần. Đặc biệt là khi bạn đã biết được tổng quan, xương sống thì khi gặp vấn đề chi tiết, bạn có thể nhanh chóng truy cập đến phần đang cần trong tài liệu để đọc

4 Likes

em cảm ơn anh nhiều <3

Theo mình vấn đề ở đây là do tiếng Anh chưa đủ để đọc sách nên khi đọc khó, nản lòng.

Trong khi đó, chủ topic đang đọc sách tiếng Việt dường như đang không theo một trật tự nào (gặp cuốn nào xào cuốn đó!?) dẫn đến: lẽ ra đọc A, B, C, lại đọc C, A, B. Lúc này đang thiếu kiến thức nền A, nên đọc C => không hiểu là cái chắc.

Giờ làm sao đây?

  • Đọc ngay cuốn cẩm nang dành cho người học The Study Skills Handbook để biết cách học như thế nào
  • Tập nghe tiếng Anh mỗi ngày (như một trò giải trí) nếu chưa có thời gian để học 4 kỹ năng bài bản
  • Ngồi vạch ra mục tiêu muốn trở thành ai? (kỹ sư/ bác sĩ/ người thợ thủ công/ kỹ sư phần mềm/ tester/ blah blah) đạt đến mục tiêu ấy vào ngày tháng năm nào (cụ thể, mở lịch ra tick vào <= đừng nói là không có cuốn lịch trong 5 năm tới :smiley: ) => cần phải học những gì => những cái đó nằm trong learning path nào.
  • Đến bước này xem đã có được các thứ khá rõ ràng, chi tiết từng tuần, từng ngày ở các bước trước => bắt tay vào học chứ còn làm gì nữa?
8 Likes

Và khi xem video em thấy người truyền đạt có kiến thức rất sâu, hiểu rõ tại sao lại code như thế, …

Nào, cậu đang so sánh cậu, người đang ở gần vị trí xuất phát, với những người đã dành rất nhiều giờ để rèn luyện kiến thức, học hỏi, suy luận, phân tích, thất bại, thành công… trong quá trình học đấy! :smile:
Điểm khác biệt giữa cậu và họ là khoảng thời gian & nỗ lực họ đã bỏ ra để nghiên cứu. Cậu không thể khỏa lấp khoảng cách này bằng “một phương pháp hiệu quả” trong thời gian ngắn hơn họ đâu.
Giống như việc so sánh một tay chơi cờ vua early-intermediate level và một tay cờ vua advance level, dù cả 2 đều biết hết các khai cuộc trong sách, nhưng tay cờ vua advance biết chính xác lý do tại sao cần đi nước đó, và khai cuộc dựa trên phản ứng của đối thủ hơn là theo sách vở. Khoảng cách giữa họ là hàng nghìn giờ chơi cờ & phân tích các ván cờ khác nhau.

Em biết là những người này rất ít thậm chí là không học theo cách xem video mà họ chỉ đọc docs và mày mò thông qua các blog.

Tớ không nghĩ vậy đâu :smile:
Không ai có kinh nghiệm học chỉ học bằng 1 phương pháp/nguồn tài liệu cả. Tất nhiên là sẽ có 1 phương pháp/nguồn tài liệu chủ đạo, nhưng họ không dại mà bỏ qua video/podcast/source code/tutorial của các bạn Ấn Độ nếu cần thiết để catch up một công nghệ mới đâu :smile:

Em đã cố gắng thử làm theo nhưng thật sự không thể hiểu được rõ, vì khi đọc docs về một kiến thức mới em không hình dung được đoạn này đang nói về vấn đề gì vì nó không đặt trong một ví dụ cụ thể. Em chỉ đọc được docs khi đã có kiến thức cơ bản về công nghệ đó.

Cậu hiểu mấu chốt vấn đề rồi đó, cậu chỉ có thể hiểu doc khi đã có kiến thức cơ bản về công nghệ đó rồi.
Tất cả doc kỹ thuật đều được viết với assumption là cậu đã hiểu cơ bản về:

  • Computer science
  • Bản thân công nghệ đó
  • Các concept cơ bản liên quan tới công nghệ
  • Context mà công nghệ sử dụng
  • Vấn đề mà công nghệ ấy đang giải quyết.

Với những người chưa có nhiều trải nghiệm với các công nghệ khác nhau như cậu, cậu chỉ có duy nhất 1 cách: bỏ nỗ lực ra để học. Điều này đồng nghĩa với:

  • Cậu cần bỏ thời gian đọc kỹ và tìm hiểu những thứ khiến cậu chưa hiểu khi đọc tài liệu.
  • Cậu cần kiên nhẫn, vì không có đường tắt đâu :smile:

Hẳn nhiên document không phải nơi duy nhất cậu đọc về công nghệ. Các quyển sách kỹ thuật từ O’Reilly (mà @fortuner đã chỉ ở comment trên) là một cách tuyệt vời để học về công nghệ, từ những người có kinh nghiệm nhất. Những quyển sách đó thường:

  • Được thiết kế một cách có hệ thống những kiến thức cần có để hiểu về công nghệ
  • Có những lời giải thích tỉ mỉ về từng quyết định kỹ thuật
  • Giải thích và đưa ra best practice khi sử dụng công nghệ
  • Etc.

Cậu cũng không nên kỳ vọng cậu có thể đọc nhanh được những quyển sách đó để nắm kiến thức chính, vì cậu chưa ở vị trí để làm được việc đó :sweat_smile: (sorry nếu như tớ đánh giá sai cậu nha, tớ nói điều đó dựa trên giả thiết cậu đang chập chững bước vào nghề lập trình). Cậu không có đủ kiến thức cũng như cơ sở để lựa chọn:

  • Đâu là kiến thức cậu cần đọc, đâu không phải.
  • Cách đọc nhanh để nắm thông tin, nơi cần đọc nhanh và nơi không cần đọc nhanh.

Tất cả những điều trên chỉ có khi cậu đã tự hình thành nên kỹ năng đọc và tích lũy kiến thức.
Những quyển sách đầu tiên bao giờ cũng tốn thời gian để đọc nhất. Về sau, khi cậu đã có nhiều hiểu biết và có framework riêng để đọc sách, cậu có thể tham khảo điều mà @HanQuaNhanh đề cập để đọc (hoặc cậu có thể đọc một loạt topic liên quan đã có trên DNH).

Ngoài ra, cậu có rất nhiều lựa chọn khác để học công nghệ, mà tớ đoán cậu đã biết. Cậu cần hiểu rằng, mục tiêu của cậu là học công nghệ và cách sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề, chứ không phải bằng mọi giá phải đọc sách để học công nghệ.

Hope it helps! :smile:

9 Likes

Tớ cảm ơn về những gì cậu chia sẻ nha, đọc được nó giúp tớ hiểu ra vấn đề của mình rồi.

1 Like

Admin góp ý rất chi tiết và đầy đủ rồi, mình đọc sách nào quá trừu tượng mình thường vẽ Mindmap hoặc UML để dễ hình dung hơn, nhiều khi còn gạch chân ghi chú lại thành mục từ đó search tìm hiểu tiếp mở rộng theo ghi chú đó nữa.
Hi vọng cách này của mình đỡ nhàm chán và hiệu quả đối với bạn.

2 Likes

vâng ạ, em sẽ thử phương pháp này. Em cảm ơn nhé <3

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?