Mới nghe qua thì đây quả là công việc mơ ước với nhiều người, nhất là những ai không chịu được áp lực gò bó tại các văn phòng công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Tự do là vậy nhưng bạn là người đứng mũi chịu sào, chấp nhận rủi ro.
Làm freelancer không còn lạ lẫm ở Việt Nam, nhất là với giới trẻ. Đây được hiểu là một người làm việc tự do, thời vụ, không cộng tác dài hạn hay trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Hiện ở Việt Nam freelancer tập trung vào hai nhóm nghề chính: Nhóm thiên về sáng tạo như sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình, tổ chức sự kiện, nhiếp ảnh gia, thiết kế (đồ họa, nội thất, thời trang, …), kiến trúc sư, stylist, viết báo, PR, copywriter…; Nhóm thứ 2 gồm những lĩnh vực đòi hỏi sự đào tạo bài bản chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm, như tư vấn luật, tư vấn thành lập - tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, bác sỹ, dịch thuật, lập trình, IT…
Chưa bàn đến khả năng và trình độ nhưng nếu là một freelancer “uy tín”, được nhiều công ty và tổ chức biết đến đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng có cơ hội nắm bắt được những món hời hợp tác, dự án hay hợp đồng béo bở mang lại thu nhập “khủng” chỉ trong một thời gian ngắn.
Hấp dẫn hơn nữa khi trở thành một freelancer là bạn không cần phải tất bật thức dậy vào mỗi sáng, lao đến công ty để “điểm danh”, chịu ánh nhìn khó chịu của sếp khi đi làm muộn hay tuân thủ những luật lệ gò bó cứng nhắc tại các cơ quan, công sở.
Bạn có thể thoả sức tung hoành, nghỉ tuỳ thích, chọn lựa công việc, dự án mà bạn thấy sẽ mang lại lợi ích và số tiền thù lao cao nhất. Tóm lại bạn được hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, làm chủ và điều khiển những gì mình đang làm và muốn làm mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.
Mới nghe qua thì đây quả là công việc mơ ước với nhiều người, nhất là những ai không chịu được áp lực gò bó tại các văn phòng công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Tự do là vậy nhưng bạn là người đứng mũi chịu sào, chấp nhận rủi ro và quan trọng là không phải ai cũng có thể trở thành freelancer.
Gánh vác toàn bộ trách nhiệm
Nếu làm trong một tổ chức, bạn có thể dễ dàng chia sẻ trách nhiệm công việc cùng những đồng nghiệp, những người trong cùng đội thì freelancer hoàn toàn khác. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc mình đang làm, thậm chí kiêm cả kế toán thu chi và vô số đầu việc không tên khác. Điều này có nghĩa là một khi thiếu kỷ luật, quản lý không chặt chẽ và dễ dãi với bản thân sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nếu làm trong một tổ chức, bạn có thể dễ dàng chia sẻ trách nhiệm công việc cùng những đồng nghiệp, những người trong cùng đội thì freelancer hoàn toàn khác. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc mình đang làm, thậm chí kiêm cả kế toán thu chi và vô số đầu việc không tên khác. Điều này có nghĩa là một khi thiếu kỷ luật, quản lý không chặt chẽ và dễ dãi với bản thân sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Rủi ro rình rập
Đi kèm với trách nhiệm là những rủi ro tiềm ẩn. Bạn buộc phải chấp nhận nó dù muốn hay không. Thậm chí bạn không được phép thất bại bởi việc này sẽ khiến danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và những công ty khác không muốn thuê bạn nữa.
Không phải ai cũng có thể trở thành freelancer
Freelance đồng nghĩa với vốn sống, bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công việc. Hiếm ai vừa tốt nghiệp đã trở thành một Freelancer giỏi. Ít nhất, họ phải trải qua vài năm trong một vài công ty lớn nhỏ, có những sản phẩm chất lượng tốt, đạt đến độ chín nhất định về nghề nghiệp, tạo được biên độ quan hệ rộng…
Ngoài ra, để thực sự thành công, một Freelancer bao giờ cũng phải có chiến lược marketing bản thân hiệu quả, biết tạo dấu ấn riêng, tiếp thị thương hiệu của chính mình, đó là chưa kể một loạt kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm với các freelancer khác trong cùng dự án…
Trong chán ngoài thèm
Thực tế có rất ít người thành công với nghề freelancer. Không phải ai cũng đáp ứng được những đòi hỏi của nghề này. Ngay cả những freelancer dày dạn kinh nghiệm, nhiều khi cũng cảm thấy mệt mỏi sau quãng thời gian “lăn lộn” với nghề được cho là “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Hơn nữa, hiện ngày càng có nhiều người trở thành freelancer và điều này tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, nhiều người phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc ổn định tại doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Kết luận: Bản thân công việc như một freelance không có gì sai, vấn đề là lựa chọn của bạn có đúng hướng và phù hợp với bản thân không. Nếu là người thích phiêu lưu và cá tính mạnh, đủ bản lĩnh đối phó với những biến cố, chấp nhận rủi ro thì Freelance rõ ràng là con đường thích hợp dành cho bạn. Còn nếu bạn mong muốn cuộc sống êm đềm, công việc và thu nhập ổn định, thì hãy chung thủy với lựa chọn gắn bó với một công ty nào đó.