Kỹ sư phần mềm – Thích ứng hay là sẽ bị thay thế

Ngành phát triển phần mềm thay đổi một cách chóng mặt vậy thì bạn nên cố gắng tiến hoá để thích nghi hay là chấp nhận bị thay thế.

Một người bác sĩ khi học và tốt nghiệp xong, anh ấy bắt đầu hành nghề, có thể cả chục năm thì vẫn có thể hành nghề được nhưng lập trình viên thì không, đó là sự khác biệt trong nghề này.

Nếu quay trở lại thời kỳ khởi đầu của khoa học máy tính, cụm từ “khoa học máy tính” vẫn chưa được sử dụng và không có Khoa về khoa học máy tính ở bất kỳ trường học nào. Khoa học máy tính, thời đó, về cơ bản cũng giống như một môn học và là tập con của toán học và/hoặc kỹ thuật mà thôi. Tuy nhiên, các lập trình viên máy tính đã sớm lộ diện từ những năm 1940. Các lập trình viên (programmer) đầu tiên đều là những người theo toán học. Thời đó họ chưa được gọi là lập trình viên một cách thường xuyên. Những “programmer” này đều phải có kiến thức chuyên sâu và được đào tạo chính thức về toán học và/hoặc kỹ thuật. Hầu hết họ gần như đạt đến trình độ của một nhà khoa học so với những người làm nghề lập trình viên trong thời đại ngày nay. Và vào cuối những năm 1960, lĩnh vực phần mềm phát triển và những người liên quan đến lập trình được biết đến như những kỹ sư phần mềm (software engineer).

Đến cuối những năm 1990, thế hệ người làm lập trình mà chúng ta bây giờ vẫn đơn giản gọi là “programmers”, “coder” hay “developer” xuất hiện. Đây là những người thay vì sở hữu bằng đại học chính quy như trước, lại chỉ có các chứng chỉ như đào tạo kỹ thuật quân sự hoặc bằng cấp liên kết về lập trình thực hành, hoặc đơn giản là tự học nhờ Internet. Dần dần, nhóm lập trình mới này bước vào lĩnh vực công nghệ phần mềm với title như “programmer”, “developer”, trái ngược với những “engineer”. Chúng ta cũng chứng kiến ​​sự bùng nổ trong các lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến máy tính như chuyên gia mạng và quản trị viên hệ thống.

Đọc tiếp tại:
http://blog.ntechdevelopers.com/ky-su-phan-mem-thich-ung-hay-la-se-bi-thay-the/

3 Likes

Bạn đưa ra 3 câu kết luận như vậy thì làm gì còn cách nào để “thích ứng”?

Khi bạn chấp nhận làm “công nhân” thì bạn sẽ có “hạn sử dụng” và những người “kỹ sư phần mềm” mà bạn gọi là đạt đến trình độ của nhà khoa học họ không hề bị mất việc. Đời nào “nhà khoa học” lại đi gia công phần mềm kiếm tiền?

6 Likes

Ý bạn là đoạn này á
Túm cái váy lại, chúng ta có những lý do sau để nên suy nghĩ cho tương lai của chính chúng ta.

(1) Lớp trẻ phát triển quá nhanh và đã vượt mặt chúng ta, chính chúng ta chẳng có gì ngoài kinh nghiệm cả.

(2) Công nghệ ngày một phát triển một cách chóng mặt trong khi bạn ngày càng già đi thì mức độ học một thứ mới của bạn rất khó khăn.

(3) Sự tự động hoá và trí tuệ nhân tạo do chính chúng ta tạo ra sẽ có cướp đi chính công việc của chúng ta.

Kết luận này là quan điểm cá nhân. Mình vẫn nghĩ là nên cố gắng mà tích luỹ học hỏi để không bị hạn sử dụng như bạn. Trừ khi k còn sức khoẻ :slight_smile:

3 Likes

chỉ có lao động tay chân may ra không cần cập nhật kiến thức hằng năm. với sự phát triển của công nghệ, thì mọi ngành nghề đều phải cập nhật mỗi ngày chứ không phải chỉ riêng lập trình viên.

về các ý
(1) người đi trước sẽ có kinh nghiệm truyền đạt lại người đi sau. tạo nên những layer abstraction một lúc một nhiều và khi này những người đi sau mới càng giống những công nhân thực thụ khi dựa dẫm vào đó. còn ai kỹ sư thì sẽ phải học nhiều hơn, tức khi này học không dễ dàng để thành một kỹ sư như trước
(2) học mọi thứ khó hay dễ, chủ yếu có nền hay không. mọi thứ đều đi lên từ cái cơ bản, từng bước một chứ không phải tự nhiên sinh ra. các giáo sư tiến sĩ ai cũng già khú đế, nhưng paper mới đọc vẫn hiểu đều đều
(3) mất 1 công việc, sẽ sinh ra nhiều công việc. mất công việc code, thì sinh ra công việc quản lý AI. xã hội phát triển, người sợ là người không có kiến thức. như thợ hồ sợ họ mất việc, vì họ đâu có biết làm gì khác. (không mang ý chê bai các thợ hồ, chỉ muốn lấy làm ví dụ)

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?