Kiến thức đại học thực sự có ích cho Dev?

Em đang là sinh viên năm 3 .Em thấy chương trình học Công Nghệ Phần Mềm ở trường dạy các môn vào năm 3-4 với nhiều cái tên oách như :Lập trình Java ;Phát triển và bảo trì phần mềm ;Lập trình trực quan ;Công nghệ phầm mềm chuyên sâu;…
Theo các tiền bối ,việc học các môn này và đi làm cái nào lợi hơn .Và đi làm trong bao lâu thì có thể nắm được kiến thức mà các môn được dạy ở ĐH như trên?

Hi freshman!

Tớ phải nhấn mạnh một điều, không có lý do gì để so sánh giữa việc đi học đại học - với mục tiêu để học các kiến thức nền tảng một cách có hệ thống, với việc đi làm - với mục tiêu để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Cậu so sánh 2 thứ đó giống như việc so sánh đi học đại học và đi ngủ, cái nào lợi hơn vậy :sweat_smile:

Tớ có thể trả lời thẳng thắn, là chẳng thể so sánh được 2 việc này. Cậu không học tử tế mấy môn tên “oách” mà cậu đang coi thường trên ghế nhà trường, cộng thêm với tư duy thiếu logic và những vấn đề về soạn thảo văn bản cơ bản mà cậu đang thể hiện, cậu rất khó (tớ nói giảm nói tránh) để xin nổi một công việc tử tế, đồng thời cũng không có nền tảng để học thêm bất cứ cái gì mới trong công việc (tớ nói giảm nói tránh).
Kể cả có kiếm được việc tử tế bằng may mắn nào đó (tớ không nói tới mấy công việc intern cắt ghép HTML cơ bản), cậu sẽ bị bóp nát sau 1 tháng trước khi cậu nghĩ cậu có thể học hỏi được gì trong môi trường chuyên nghiệp, nếu cậu vẫn giữ suy nghĩ và các điểm yếu sơ bộ kể trên.

Mặt khác, cậu chờ đợi gì ở câu trả lời cho câu hỏi này vậy? :sweat_smile: Một shortcut để cậu có thể hack việc đi học? Nếu vậy, cậu vào đại học để làm gì?
Và nếu ai đó bảo là “đi làm có lợi hơn”, cậu có quit đại học ngay năm nhất không? :sweat_smile:

14 Likes

???

3d ago

18h ago


Mình vừa đọc vnexpress thì thấy có comment như thế này, vừa hay phù hợp với câu hỏi của bạn, và cũng hợp ý mình.
Gửi bạn tham khảo
https://vnexpress.net/thoi-co-cua-nhan-luc-nganh-cong-nghe-4366894.html

Các trường đại học về công nghệ cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo, lý thuyết gắn liền thực tiễn

Mình học IT, ra cũng làm IT nhiều năm rồi, nên nhận xét thế này: riêng trong lĩnh vực IT, không thể trách nhà trường dạy không sát thực tiễn được.
Đặc thù của các ngành công nghệ là nhanh thay đổi, công nghệ của năm nay có thể sẽ lạc hậu ở năm sau, thậm chí cứ 3-6 tháng lại có những công nghệ khác ra đời. Các môn học không thể bám theo công nghệ mới mà dạy. Các trường sẽ soạn sẵn một loạt các môn thuộc về “nền tảng”, mà chỉ cần học tốt các môn này, người học có thể nhanh chóng năm bắt được công nghệ mới, đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Vấn đề là khi học, các bạn sinh viên có hiểu mình đang học cái gì, phải học ra sao? Rất nhiều bạn học với thái độ qua loa chiếu lệ, đối phó để ra trường. Nền tảng kém thì nếu may mắn mới có thể vào được một công ty nào đó với nhu cầu một skill mà mình có.
Mình nghĩ giảng viên khi nhận lớp, việc đầu tiên là giúp sinh viên nhận thức vai trò, ý nghĩa của môn học đó. Học mà không có định hướng cũng nguy hiểm như thất học vậy.

Khuyên nhủ hay gì gì thì quả là khó nói, có lẽ cùng tùy người, tùy trường, tùy hoàn cảnh.
Nhưng nếu chia sẻ về cá nhân, thì kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thời đại học giúp mình rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức mới khi đi làm.

Các môn năm 3 mình vừa học nó quá giống nhau (đều học làm 1 cái app)

Khi bạn đi học, bạn không chỉ là học code app, mà sẽ thử sức ở tất cả các khâu bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế DB, thiết kế UI, dev, test, báo cáo,…
Từ những kinh nghiệm đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và nâng cao kỹ năng một cách toàn diện.
Sau này gặp vấn đề gì cũng có thể tiếp thu nhanh chóng.

Khi bạn đi làm, thường thì sẽ phân công rõ ràng, bạn sẽ chỉ được làm một module, hoặc một công việc duy nhất. Kiến thức bạn thu nhặt từ việc đi làm chỉ nhằm giải quyết vấn đề công việc.
Như vậy, một số kiến thức ở trường đại học, nếu chỉ đi làm thì suốt đời bạn cũng sẽ không biết đến.

Nếu thật sự học nghiêm túc các môn trước khi ra trường,
thì ngoài kiến thức nền tảng vững chắc, bạn cũng có không ít kinh nghiệm đâu

5 Likes

Bạn có thể nghĩ việc học trong trường chả liên quan gì đến công việc part-time bạn đang làm. Tuy nhiên bạn cũng hiểu rằng trước khi làm được việc lớn thì phải biết những kiến thức cơ bản nhất. Muốn code được cái app phải biết các khái niệm lập trình cơ bản, các thuật toán thường gặp, cách máy tính giao tiếp với con người, 4 tính chất của OOP,… Muốn thiết kế database phải biết cài database, tool hỗ trợ, biết từng câu CREATE, DROP, SELECT, UPDATE, DELETE, INSERT, GRANT, biết viết stored procedure. Muốn thiết kế một cái hệ thống phải biết về mạng LAN/WAN, IP là gì, chia subnet thế nào, thậm chí phải biết bấm dây RJ45,…

Tên môn học chỉ là cái tên, kiến thức trong đó mới quan trọng

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?