JavaScript Design Pattern - Module Pattern

Module pattern là một loại pattern khá mạnh và được sử dụng rất phổ biến, với một số các đặc điểm sau:

  • Sử dụng Object Literals ({})
  • Cung cấp khả năng đóng gói dữ liệu với cả thuộc tính và phương thức dạng public/private, giúp tránh xung đột về tên đối với các function ở các script khác trên trang web.

Ví dụ sử dụng Module Pattern

var countModule = (function(){
  var count = 0;
  var log = function(funcName) {
    console.log(funcName, count);
  }
  return {
    increase: function() {
      count++;
      log("increase");
    },
    decrease: function() {
      count--;
      log("decrease");
    },
    reset: function() {
      count = 0;
      log("reset");
    }
  }
})();

// Usage:
countModule.increase(); // increase 1
countModule.increase(); // increase 2
countModule.decrease(); // increase 1
countModule.reset();    // reset 0

Giải thích

Ví dụ trên định nghĩa một module tên là: countModule. Có thể bạn sẽ thắc mắc về cú pháp sau:

var countModule = (function(){

})();

Thực chất, đoạn code trên có thể tách ra làm 2 phần: Khai báo hàm và gọi hàm.

// Khai báo hàm
var funcModule = function(){

}
// Gọi hàm
var countModule = funcModule();

Do đó, nếu muốn truyền tham số vào function (chẳng hạn như jQuery) thì bạn có thể viết như sau:

var countModule = (function(jQ){

})(jQuery);

Theo cách phân tích trên, thực chất countModule là thành phần return của function - dạng object ({}). Do đó, ta chỉ có thể truy cập đến những thuộc tính bên trong object này là: increase, decrease, reset. Hay nói cách khác, những hàm số này thuộc dạng public.

Ngược lại, biến số count, log chỉ truy cập được ở trong hàm số trên, nên thuộc dạng private.

Revealing Module Pattern

Module Pattern có một nhược điểm là khó theo dõi các phương thức được public. Sau đây là cách sử dụng Revealing Module Pattern để khắc phục nhược điểm này:

var countModule = (function(){
  var count = 0;
  var log = function(funcName) {
    console.log(funcName, count);
  }
  function increaseFunc() {
    count++;
    log("increase");
  }
  function decreaseFunc() {
    count--;
    log("decrease");
  }
  function resetFunc() {
    count = 0;
    log("reset");
  }
  return {
    increase: increaseFunc,
    decrease: decreaseFunc,
    reset: resetFunc
  }
})();

// Usage:
countModule.increase(); // increase 1
countModule.increase(); // increase 2
countModule.decrease(); // increase 1
countModule.reset();    // reset 0

Bây giờ, ta có thể dễ dàng thấy rằng countModule có 3 phương thức được public là: increase, decrease, reset.

Tham khảo


Theo dõi Lam Pham trên Daynhauhoc để nhận thông báo khi có bài viết mới nhất:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?