Bạn thích làm liên quan phần cứng hay phần mềm? Nếu làm phần cứng thì biết lắp ráp, cài đặt, đi dây mạng, cài đặt thiết bị mạng, sửa chữa phần cứng, mạng, phần mềm thì chỉ cần biết cài đặt, khắc phục sự cố,… công việc là xin vào công ty làm nhân viên IT, IT helpdesk. Có thể tự học theo chương trình của Google, không mất phí tại đây.
Còn nếu bạn thích làm về phần mềm thì phải học lập trình, biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình để có thể viết được phần mềm.
Hơn 10 năm trước, mình cũng tự học lung tung về CNTT và đi làm khi đã quá 30 tuổi, không có bằng cấp gì người ta vẫn nhận như thường. Mới đầu mình làm lon ton chân sai vặt, chủ yếu liên quan đến chở các máy tính đi sửa, cài đặt hướng dẫn người ta xem camera (thời đó bắt camera an ninh là cái gì đó đang hot), dần dần mình mới thấy người ta viết code, và cũng viết code. Bạn có thể học lập trình miễn phí trên https://www.codecademy.com/
Còn nếu bạn cảm thấy cả hai món trên là khó, có một món theo mình nó khá giống lĩnh vực “phong thuỷ” và cũng kiếm sống được, đôi lúc được xem là dân CNTT hoặc dân marketing, nhưng thực sự chả phải, đó là bạn làm về “tối ưu hoá kết quả tìm kiếm” (gọi tắt: làm SEO). Cái này thì cũng tự học nốt, cày cục 9-12 tháng, tự kiếm khách hàng thuê làm SEO. Học bài mở đầu về SEO TẠI ĐÂY, sau đó sẽ tự biết mò học tiếp ở đâu.
Nói tóm lại, mình không có lộ trình gì cụ thể, quan niệm của mình là cứ thích lĩnh vực nào thì đâm đầu vào thôi, đi rồi sẽ có đường chứ cứ không có chủ kiến mà dạo quanh hỏi người nọ, người kia lộ trình này nọ thì theo mình nó chỉ phù hợp với những bạn còn nhỏ, mới học xong phổ thông, còn người đã 25 tuổi rồi (mà hỏi như vậy) thì rất dễ “đẽo cày giữa đường” mà thôi. Tự bản thân mình đã kinh qua ít nhất 2 lần như vậy đó. Khi mình đang là SV học văn thì nghe người ta nói rằng IT khó lắm, còn lâu mới làm được, mày đánh máy còn mổ cò thì làm gì. Mình mặc kệ họ, thích là làm thôi, ra tiệm sách cũ mua vài cuốn dày dày về đọc, thực hành theo. Rồi họ cũng nói tiếng Anh học nửa vời cũng chẳng thể nào giao tiếp được đâu, mình không thèm tranh cãi lại, chiều đi làm về, ăn cơm tối xong mò ra quán bar, pub binh dân có mấy thằng Tây, cứ nâng ly lên và chào hỏi rồi bắt đầu nói chuyện. Giờ đây tuy nói vẫn chưa lưu loát lắm, nhưng chủ đề mình nói với Tây thì mấy bạn mình (kể cả mấy ông tiến sĩ trong nước) cũng phải đếch biết thằng này nói cái gì với đám Tây, họ hoàn toàn ngồi ngóng mấy cái mình hay trò chuyện như: Existentialism, Stoicism, Anthropological,… kể cả lĩnh vực XXX như BDSM, Gang Bang, Swing,… blah blah. Rồi thì có mấy đứa cứ hù mình là đàn ông mà tập Yoga cái gì, chỉ là mấy món phụ nữ, kệ họ chứ, mình đi học Yoga, nguyên sàn có 40 nữ, có mình và một gã “yêu màu hồng”, cũng chẳng thấy làm sao, cũng học tốt, toát mồ hôi và có sức khoẻ.
Không cần bằng cấp gì vẫn xin được việc, chủ yếu là học một thời gian thì phải “benchmark” để đánh giá bản thân xem ngang cỡ nào, cỡ đó thì xin được vào công ty như thế nào. Cái đó thì không ai hướng dẫn được, bạn học đến mức nào đó bỗng “vỡ vạc” ra, rồi biết cách xin việc như thế nào. Nhưng tất nhiên sẽ không bằng mấy anh em kỹ sư học hành bài bản 4-5 năm hoặc hơn ra được. Tuy thế, có một số người đặc biệt, khi đi làm thì lại học thêm, và họ cũng có thể đạt được mức thu nhập của kỹ sư mà không nhất thiết phải qua đại học.
Xã hội bây giờ là xã hội học tập, học suốt đời, ai không học (có ý thức tự học, tự bồi bổ kiến thức, kỹ năng, thái độ, tâm linh mỗi ngày) thì sẽ sớm nhìn thấy bản thân bị xã hội “trừng phạt” mà thôi.
Có một bài báo khá thú vị, chúng ta có thể học được vài điều.
Gì thì gì, nếu tiếng Anh còn yếu kém thì lo học tiếng Anh trước đã, phải cỡ B2 Châu Âu (tương đương Bậc 4 Việt Nam). Còn không thể học tiếng Anh thì đừng có dại dột chọn những cái mình đã gợi ý ở trên. Lý do? Không tra cứu được bằng tiếng Anh thì không tiến bộ được, làm sao cập nhật được kiến thức => công việc dừng lại ở mức phổ thông, thường bị sai làm mấy cái lặp đi lặp lại nhàm chán, quen thuộc => thôi thì đi làm lao động phổ thông đỡ mệt hơn.