Hỏi về phần mềm trên IoT

Em hỏi câu này chủ yếu để mở mang kiến thức thôi : Người ta viết phần mềm (vd:trợ lí ảo) cho máy tính sau đó muốn cài nó vào các thiết bị IoT thì có cần phải code lại từ đầu không ạ ?
Bác nào am hiểu khai sáng giúp em vs :slight_smile:

Không.
Các thiết bị IoT thông thường khả năng xử lý có hạn, nó chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển dữ liệu thôi.
Ví dụ bạn dùng loa thông minh của Google, loa thu âm câu nói của bạn, sau đó chuyển nó đến server của Google để xử lý, khi có kết quả rồi thì trả về loa, loa phát ra cho bạn.
Đây là mình đang nói về các ứng dụng lớn, khó xử lý (như bạn đã cho ví dụ là trợ lý ảo),
còn các tác vụ nhỏ nhỏ như đọc nhiệt độ, độ ẩm,… thì tự xử lý tại chỗ cũng được.

4 Likes

Viết lại từ đầu hay không thì còn phụ thuộc vào ngôn ngữ và nền tảng. Nếu ngôn ngữ hỗ trợ nhiều nền tảng thì không cần viết lại.
Các ngôn ngữ bây giờ cũng đa dạng và hỗ trợ đa nền tốt hơn rồi.

2 Likes

Nếu là ứng dụng chạy đa nền tảng (chạy trên nhiều loại thiết bị, OS, chip…) thì người ta sẽ dùng các ngôn ngữ hỗ trợ đa nền tảng. Khi muốn chạy trên cái gì thì đưa qua trình biên dịch tương ứng cho thiết bị cần chạy và build lại thôi.

Còn không thì code bằng ngôn ngữ và dùng trình biên dịch đặc trưng.

Tóm lại là phải code lại một số thứ thôi.

4 Likes

trong mô hình IoT thông thường các sản phẩm hoạt động dưới dạng một module tương đối hoàn chỉnh. Mỗi module sẽ có API, google assistant cung cấp API để tương tác với các module khác. tùy vào mỗi mô hình IoT sẽ có cách thiết kế và triển khai khác nhau. Ví dụ cụ thể là hệ sinh thái Mi Home của Xiaomi, mỗi thiết bị đều có một OS riêng như routers, TV, repeater, xe điện, robot hút bụi, … một số thiết bị cấp thấp hơn như bóng đèn, máy quạt, nồi cơm,… vẫn có một OS mini gọi là firmware. bình thường thì các thiết bị này hoạt động độc lập nhưng khi tham gia vào hệ sinh thái Mi home thì các thiết bị này đồng bộ ( sync ) với nhau qua HUB hoặc synchronize với một một tài khoản Mi ( xử lí dữ liệu trên sever của xiaomi ) mà từ đó các thiết bị ngoài các tính năng mà nó đang có sẽ mở rộng thêm tính năng khi ở trong hệ sinh thái Mi Home và tương tác cao hơn với các thiết bị khác. về trợ lý ảo thì Xiaomi có trợ lý ảo là Xiao AI , ví dụ bạn bật điện thoại lên bảo với trợ lý là hãy bật TV tín hiệu sẽ được gửi qua router, HUB rồi truyền đến TV ( mạng LAN ) hoặc ra lệnh từ xa đều được ( nhờ vào tính năng sync tài khoản Mi trên tất cả các thiết bị ). hoặc bạn dùng máy giặt của xíaomi trong lúc đó bạn nằm xem TV đến khi gíặt xong thay vì máy giặt phát tín hiệu tít tít như những máy giặt thông thường thì thông báo đó sẽ hiện trên màn hình TV của bạn hoặc trợ lý ảo sẽ thông báo trên điện thoại của bạn. Nếu một thương hiệu khác muốn tham gia vào hệ sinh thái Mi home thì không cần code lại từ đầu vì phần mềm của xiaomi có cung cấp các API cho họ chỉ cần tuân thủ theo chuẩn của hệ sinh thái đó là được.

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?