Học learning how to learn trên cousera

Chà khóa học này hấp dẫn quá, tiếp tục review nhé :thumbsup: Đạt sẽ học khi sắp xếp được thời gian.

Khoá này lần trc e cg đc 1 bạn trên này giới thiệu rồi. Cũng khá hiệu quả a ạ :smiley:

1 Like

Quả thực là hơi ngại chút khi mà tối qua phát biểu hùng hồn vậy nhưng ngồi được 10’ là lưng đau quá nên đành đi ngủ luôn :)) hôm nay bắt đầu uống thuốc thì đỡ hơn, đã ngồi được trong thời gian dài.

#Tổng kết week 2: Chunking
Tuần 2 nói về các chủ đề chính sau:

  • What is chunk/chunking?
  • How to form a chunk?
  • Apply chunking to learn

What is chunk/chunking?

Chunk có thể hiểu là một thông tin, hiểu biết được lưu giữ trong đầu chúng ta. Chunking là hoạt động phân chia thông tin thành nhiều chunk. Các chunk nhỏ có thể kết hợp lại tạo thành 1 chunk lớn hơn. Theo mình hiểu (mình hiểu có thể sai nhé, phần này mình ko chắc chắn lắm), thì chunk như kiểu các mẩu thông tin được chúng ta lưu giữ khá là tốt trong đầu, để khi gặp các sự vật, hiện tượng, vấn đề, khái niệm, thì ta sẽ kết hợp các chunk này lại để có được hiểu biết về nó. Giống như việc đá tiền đạo, thì các chunk có thể bao gồm các dẫn bóng, nhận bóng, rê bóng, chạy chỗ,…

How to form a chunk?

Để tạo ra 1 chunk, để lưu giữ chunk thật tốt trong não (thay vì biết cái rồi quên), thì ta có thể thực hiện theo 3 bước sau:

  • Tập trung: tiến vào Focus mode (đã biết trong tuần 1), khi đó các thông tin cần lưu giữ sẽ dễ được ghi nhận vào bộ não hơn.

  • Hiểu các ý tưởng cơ bản: hiểu các ý tưởng tạo nên điều cần quan tâm, kiểu như là hiểu ituition của thuật toán vậy.

  • luyện tập để hiểu context: để thật sự hiểu context và lưu giữ bất cứ cái gì, luyện tập luôn là 1 trong các phương pháp tốt nhất.

Apply chunking to learn

Phần này nói về tàm quan trọng của chunk và 1 số khái niệm liên quan thì chính xác hơn.

Tại sao lại bảo chunk quan trọng? Người Việt ta có câu: nhất sự thông, vạn sư thông. Điều này có nghĩa là khi bạn thật sự thông thạo 1 lĩnh vực gì đó (bạn có rất nhiều chunk trong lĩnh vực đó), bạn có thể áp dụng nó cho các lĩnh vực khác. Giống như việc bạn học toán rất tốt, thì khi bạn học về các algorithm, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn chẳng hạn. Khái niệm này gọi alf transfer chunk

Còn 1 vài khái niệm nữa như: overlearning (học quá nhiều 1 vấn đề khiến lãng phsi thời gian), deliberate practice (tập luyện với các vấn đề khó), einstenllung (định kiến về 1 vấn đề khiến hiểu sai/không hiểu hoàn toàn vấn đề),… nhưng có vẻ nó không có quá nhiều tác dụng nên mình chỉ viết như kia thôi.

kiến về tuần 2
Đầu tiên, là về mặt thời gian: tuần 2 thời lượng học ngắn hơn tuần 1. Tiếp đó nữa, là khái niệm chunk/chuking được giải thích hơi mù mờ khiến mình phải xem đi xem lại mãi mà vẫn chưa chắc chắn lắm hehe. Cảm nhận cá nhân là tuần 1 ấn tượng hơn.
Ngoài ra có lời khuyên cho các bạn là khóa này có 2 giảng viên, thì cô giáo mình để tốc độ 1.25x còn thầy kia thì mình để 1.00x, mình thấy đây là tốc độ phù hợp với bản thân. Các bạn có thể tham khảo naz.

4 Likes

keep going guy, I will register this course soon.
Thank you for sharing with us.

2 Likes

Mình mới học xong week 3, cảm giác tuần này học được nhiều thứ hơn tuần 2 (có thể do tuần 2 mình học trong lúc bị đau nên không tiếp thu được hết). Học xong từ tối qua mà muộn quá nên đi ngủ luôn, sáng mới dậy viết review.

Tổng kết week 3: Procrastination (phân tâm, mất tập trung) and Memory

Tuần 3 nói về các chủ đề chính sau:

  • The relationship between Procrastination and habit
  • Harnessing habit (thay đổi, chỉnh sửa thói quen)
  • To-do list
  • Memory

#The relationship between Procrastination and habit

Chúng ta đều biết khi đang làm việc/học tập mà bị xao nhãng sẽ dẫn tới việc giảm năng suất làm việc 1 cách tồi tệ. Hẳn đôi lúc chúng ta cũng trải qua việc đang code hăng say thì có người chat facebook, và thế là nhanh thì 10’, chậm thì cả tiếng, bạn mới quay lại để tiếp tục công việc của mình. Cụ thể hơn, các thói quen xấu (như lướt fb khi làm việc, hay là đang code thì quay qua nói chuyện,…) thường bắt đầu từ việc bị xao nhãng.

Các thói quen xấu này thực sự rất khó để giải quyết. Các bạn có thể sử dụng ý chí của mình để phá bỏ các thói quen này, tuy nhiên không phải ai cũng là người ý chí ngút trời, và chúng ta khôgn thể giữ ý chí mạnh mẽ hừng hực như vậy cả ngày, cả tuần, cả tháng được. Có 1 cách hữu hiệu hơn để đối phó vấn đề nay, là tìm cách thay đổi thói quen.

Để thay đổi thói quen 1 cách hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết 1 số đặc điểm về thói quen. Khi thói quen xảy ra, nó thường hoạt động theo chu trình sau:

  • The cue: tín hiệu, thứ kích hoạt thói quen, ví dụ như bạn nghe tiếng tin nhắn sẽ tạo thói quen check dt; hay như cứ 11 rưỡi bạn sẽ cảm giác đói bụng và đi ăn cơm.

  • The routine: thứ bạn thường làm 1 cách thuận tay khi the cue đã được kích hoạt

  • The reward: thứ khiến bạn tiếp tục thực hiện thói quen; vd như khi check fb lúc làm việc, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái đầu óc, do đó dù biết khong tốt nhưng bạn cứ làm mãi.

Trong bài còn có the belief nhưng cá nhân mình thấy 3 cái trên mới là 1 chu trình khép kín và hoạt động mà bạn chẳng cần tin tưởng gì cả, nó hoạt động 1 cách rất là vô thức.

—> Tóm lại, để có thể đối phó với việc bị xao nhãng trong lcs học tập, làm việc, bạn có thể thay đổi các thói quen này để chuyển thành các thói quen hữu ích hơn với bạn.

Harnessing habit

Thói quen của chúng ta có thể chia ra thành thói quen tốt, thói quen xấu, hoặc vừa tốt vừa xấu. Mục tiêu của chúng ta, đương nhiên là giảm thiểu số thói quen xấu, và tăng số thói quen tốt. Điều này có thể đạt được nhờ việc thay đổi thói quen từ xấu thành tốt, hoặc loại bỏ thói quen xấu, luyện tập thói quen tốt (dù cách thứ 2 sẽ mất nhiều công sức hơn). Như chúng ta đã nhắc ở trên, 1 thói quen thường theo chu kỳ 3 bước, chúng ta sẽ xem xét mỗi bước có thể thay đổi như thế nào để tạo lập thói quen tốt:

  • Change the cue: 1 cue (tín hiệu) sẽ phát ra khi gặp 4 thông tin sau: location (địa điểm), time (thời gian), how we feel (cảm xúc cá nhân) và reaction (phản ứng của cá nhân với thông tin nào đó). Có những thứ tín hiệu chúng ta không thể thay đổi hay né tránh, vd như thời gian, reaction (cảm giác đói, lo lắng,…); nhưng cũng có những thứ chúng ta có thể thay đổi như địa điểm (bằng việc trang trí, làm quen địa điểm,…) hay reaction (vd phản ứng khi nghe tiếng tin nhắn - ta tắt tiếng tin nhắn đi, như vậy sẽ không còn gặp phản ứng khi gặp tiếng tin nhắn nữa). Điều này cũng là cách thay đổi the cue nhằm giảm thiểu thói quen xấu: hoặc chúng ta thay đổi the cue, hoặc chúng ta sẽ cố gắng để the cue là thứ kích hoạt thói quen tốt

  • the routine: hình bên dưới là 1 ví dụ cụ thể cho việc thay đổi routine quan trọng như thế nào trong việc thay đổi thói quen. Như vừa nhắc ở phần trên, có những the cue không thể/khó thay đổi, như vậy, hữu hiệu nhất là chúng ta sẽ thay đổi routine. Hầu hết các routine đều có thể thay đổi dễ dàng, bằng việc lên plan hợp lý. 1 vd của cá nhân mình, là trước đây, khi mình về phòng, mình thường bật máy tính và ngồi nghịch điện thoại khoảng 15 - 30’, rồi mới đi tắm; những khoảng thời gian ngắn như vậy, thường mình chưa kịp tập trung làm gì cả. Nay với the cue là về phòng, mình sẽ chạy vào tắm luôn, như thế mình đã tiết kiệm được 1 khoảng thời gian vô ích kha khá. Nếu mỗi ngày rút được 2 - 3 thói quen xấu như vậy, là mình có thêm khoảng 1h mỗi ngày rồi.

  • Reward: hãy tự thưởng cho mình những thứ hợp lý, nhưng chú ý hãy thưởng chỉ sau khi đã hoàn thành xong routine. Vd như bạn muốn thay đổi thói quen hay lướt facebook trong lcus làm việc, hãy đổi thành làm việc 30’ rồi lướt facebook, bởi thông thường bạn lướt facebook không lâu, nhưng tần suất quá nhiều nên gây xao nhãng công việc. Với cách thay đổi mới này, bạn vẫn cảm thấy không khác gì nhiều, nhưng năng suất lao động tăng cao rõ rệt ^^.

To-do list

Trước khi đi vào nội dung phần này, mình sẽ nói qua về cách lên kế hoạch: nên lên đầu việc theo product (sản phẩm) hay process (quá trình)? Mục này trong bài học nằm trước phần Harnessing the habit nhưng mình chuyển về phần này vì mình thấy thế hợp lý hơn ^^.

Có 1 thực tế, chúng ta hay lên lịch làm việc theo kiểu: hoàn thành X trước deadline Y, tuy nhiên, thường xuyên chúng ta không thể follow lịch trình đã đặt trước. Một trong các lý do, là khi thấy đầu việc quá to (hoàn thành product), bộ não sẽ cảm thấy khó chịu (rất tự phát trong bộ não thôi), do đó dễ sinh ra procrastination. Thay vào đó, chúng ta có thể cố gắng để tạp trung làm việc trong 1 khoảng thời gian, như vậy sẽ đánh lừa bọ não và giúp chúng ta ít bị procrastination hơn. Kỳ thực, ý ghĩa của phần này là chúng ta không nên để đầu việc quá to trong to-do list.

To-do list luôn là thứ rất hữu ích.Mình sẽ không nói tới tầm quan trọng của nó ở đây, vì nó quá hiển nhiên rồi :smiley: Trong khoá học có nhắc tới việc thực hiện daily-list jobs, mình cảm thấy khá thú vị nên sẽ viết ra những điểm đáng chú ý ra:

  • nên thực hiện daily-list jobs trước khi đi ngủ. Như các phần trước có nhắc tới, trước khi đi ngủ chúng ta sẽ tiến vào diffuse mode, giúp bộ não có thể liên kết các thứ lại với nhau. Khi lên daily-list jobs trước lúc đi ngủ, bộ não sẽ tự động ghi nhớ nó lại, giúp ngày hôm sau chúng ta có thể dễ dàng nhớ tơi snhwngx việc phải làm hơn.

  • liệt kê các công việc đơn giản, không nên liệt kê các đầu việc quá lớn: lý do mình có nhắc tới ở trên.

  • set quitting time: bạn nên đặt thời gian để dừng công việc, 1 phần là để đánh giá năng suất haonf thành và giúp lên kế hoạch tốt hơn; phần nữa là tạo cảm giác nghỉ ngơi cho bộ não. Tuy nhiên với 1 người chuyên làm việc ban đêm như mình thì đặt quitting time hơi khó :)).

  • eat the frog first: hãy cố gắng hoàn thành công việc khó khăn nhất đầu ngày, khi bạn có tinh thần và thể lực sung mãn nhất ^^. CHi tiết hơn bạn có thể đọc ở đây: http://www.lifehack.org/articles/productivity/eat-the-frogs-first-a-guide-to-prioritizing.html

  • note what you’ve done / have not: điều này giúp bạn đánh giá năng suất lao động, và giúp bạn có thể lên kế hoạch tốt hơn.

Memory

Phần này khá tương tự phần ở tuần 1, có 1 vài điều mới nhưng không quá đáng kể nên mihf không viết ra nữa :v thực ra 1 phần do hơi lười :")

Ý kiến về tuần 3

Có những cá nhân khiến mình cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ về năng suất lao động cao đến kinh ngạc, khả năng học tập nhanh chóng và mình ngưỡng mộ nhất là những người làm việc đa ngành. Mấy tuần nay, trên daynhauhoc có nhiều bài về Elon Musk, cũng đúng thôi, bởi Tesla motor mới cho ra đời Model 3, còn tên lửa Falcon 9 cũng mới tiếp đất thành công lần đầu tiên 9tieeps nước thì đúng hơn ^^ hạ cánh trên cái gì đó giữa biển ý). Nếu đọc về Elon Musk, thì đây là 1 người đàn ông có sức làm việc bền bỉ, nhưng đồng thời cũng có năng suất cao đến kinh ngạc (hãy tưởng tượng 1 người quản lý 2 công ty làm việc 90h/tuần, như vậy mỗi công ty chỉ dành ra khoảng 45h/ tuần - con số này hoàn toàn không hề lớn). Những con người như vậy, chắc chắn họ cũng có những bí quyết riêng, dù bản thân họ có tự đúc kết ra hay không.

Khóa học này dạy chúng ta 1 số bí quyết như vậy theo 1 cách có hệ thống và khoa học. Tôi tin tưởng rằng nếu nghiêm túc học khóa này, bạn có thể nâng cao năng suất khoảng 25% trở lên, đây là 1 con số tuyệt vời kể cả với các lớp học đóng phí đi chăng nữa.

4 Likes

Wooohooo

Cuối cùng mình đã xong khóa học (ngắn vãi cả chưởng này). Tuần 4 chủ yếu review lại các kiến thức và 1 số tip khi test (mà với mình không mấy cần thiết, giờ mình toàn prj với present lấy điểm là chính), vì thế nên mình cũng không chú ý lắm phần này, và cũng sẽ không review lại. Cá nhân mình nghĩ nếu ai có hứng thú với 3 tuần trên (chắc cũng ko nhiều lắm) thì hãy học khóa này và tìm hiểu xem tuần 4 nhắc tới những nội dung gì.

Mình rất vui vì với 1 thằng lười như mình, đây là lần đầu tiên mình hoàn thành 1 kháo học online (dù ngắn vãi cả ngắn). Trước kia mình toàn học tầm 1/2 rồi bỏ ngang xương. Việc review tuy khá mất thời gian (mình thường mất 1h-2h để viết và chỉnh sửa), nhưng nó cũng giúp mình thêm động lực để hoàn thành, đồng thời giúp bản thân có cơ hội để nhìn lại bài học và ghi nhớ tốt hơn. Tự thấy cũng giống tinh thần của Dạy nhau học (hơi tự sướng 1 tẹo, btw thấy cũng đúng mà :3 )

Tầm tháng 5 tháng 6 mình sẽ học (chuỗi) course này trên Edx: https://www.edx.org/xseries/data-science-engineering-spark . Nếu sắp xếp được thời gian mình cũng sẽ review lại thế ày luôn, vì mình thấy đây là 1 cách giúp bản thân thêm động lực và review lại kiến thức hiệu quả. Hehee. Cũng rất vui nếu có những ai đọc đến những dòng này ^^

6 Likes

Bác học nhanh quá, em mới học nửa tuần 2(overlearning). Sáng chủ nhật hàng tuần em học, rồi ghi vào cuốn sổ tay mang theo đi học để đọc.

1 Like

Cuối tuần này rỗi nên mình tranh thủ luôn, với cả 1 tuần mình học có 2 3 buổi thôi nên cũng dễ sắp xếp thời gian hơn:D

1 Like

bác cho em hỏi, em đang học đến memory thì không còn vietsub nữa mà khả năng tiếng anh của e hiện tai chưa nghe được bài giảng thì chỉ có riêng phần memori k có vietsub hay hết vietsub, em cám ơn trước.

1 Like

Cái này mình cũng không rõ lắm vì mình theo dõi eng sub :smiley:

1 Like

Cập nhật nhanh sau 3 tuần kết thúc khóa học: quá trình học thể hiện gần đúng lên những thứ mình áp dụng. Có 1 số vấn đề mình chưa hiểu, thì tới h mình cũng chưa áp dụng chút nào.

Cụ thể hơn, mình áp dụng được 1 số điều sau:

  • để tránh Procrastination (mất tập trung): mình kiên trì áp dụng phương pháp quả cà chua (tới h mình đã quên tên :v ), và kết quả thu về khá tốt. Bây giờ mình thường ngồi học/làm việc, đeo tai nghe tránh ồn (mình đeo tai nghe chứ ko gnhe nahcj) tầm 30’, rồi đi uống nước, chém gió (mình ko hạn chế thời gian lắm), rồi lại tiếp tục như vậy. Kết quả là hạn chế việc vào web linh tinh lúc làm việc (rât tốn thời gian)

  • tạo lập thói quen: mình tạo được thói quen là cứ xỏ tất, mình sẽ chạy bộ. 3 tuần nay mình bắt đầu chạy trở lại, và có những ngày mình không thẻ chạy trong khung giờ mình hay chạy (là tầm 17h30), những hôm như vậy, dù rất lười, nhưng chỉ cần tầm 21h 22h mà xỏ tất vào là lại lao đi chạy. Mình sẽ cố gắng tạo dựng 1 số thói quen khác có ích nữa (tạm chưa nghĩ ra hehe :smiley: )

  • chunking: mình vẫn chưa hiểu chunking là gì, nhưng mình đoán nó là việc chia nhỏ khái niệm râ thành các khái niệm cụ thể, đơn giản hơn. Mình đang cố áp dụng cái này vào những vấn đề khó hiểu, tuy nhiên chưa hiệu quả nhiều.

1 số vấn đề chưa áp dụng được:

  • diffuse mode và focus mode: mình cảm thấy cái anyf minh chỉ biết, chứ chưa hiểu và chưa áp dụng được.

  • effective memory: cái anyf rất dễ áp dụng, lại hiệu quả cao, mà phần vì lười, phần vì quên nên chưa áp dụng được. Mình có lẽ phải dán 1 tờ giấy to thật to vào trước bàn học để khỏi quên và có thể áp dụng vậy.

  • to do list: có thực hiện, nhưng chưa mấy hiệu quả :confused:

Tạm thời chỉ cập nhật thế thôi. Mình nghĩ sau gần 1 tháng, đánh giá này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để lựa chọn theo học khóa học này hay không.

8 Likes

Học xong 1 tuần cảm giác phê dã man, chưa bao giờ mình học cái gì cảm thấy sướng và ứng dụng đc ngay như khóa học này ! Khuyên mọi người ko nên đọc review nhé, học đê :grinning:

2 Likes

Đạt vừa học xong tuần 1. Review ngắn gọn là hay nên học

1 Like

Confirm là Đạt đã học hết khóa học này, thấy cực kỳ hữu ích.
Mọi người hãy vào học khóa này đi nhé, có sub việt.
Trong quá trình học có thắc mắc thì hỏi ở topic này, Đạt sẽ giải thích trong khả năng.

Confirm là Đạt đã học hết khóa học này, thấy cực kỳ hữu ích.
Mọi người hãy vào học khóa này đi nhé, có sub việt.
Trong quá trình học có thắc mắc thì hỏi ở topic này, Đạt sẽ giải thích trong khả năng.

Anh Đạt giải thích cho em cái chunking với ạ. Hồi đó em học không có hiểu khái niệm này :smiley:

Sau 6 tháng, thì những điều mình áp dụng được từ khóa học gồm:
##Khả năng tập trung
Bây giờ em không cần xài phương pháp quả cà chua nữa, bây giờ em có khả năng tập trung dài hạn hơn (vd 1 - 2h liên tục); tuy nhiên với những người hay bị mất tập trung thì nên bắt đầu bằng phương pháp quả cà chua. Tất nhiên sau 1 khoảng thời gian tập trung dài thì nên nghỉ ngơi, vận động 1 chút.

Tạo thói quen

Hồi đó có thói quen tốt là chạy bộ + dậy sớm nhờ học khóa này. Tuy nhiên sau đó dính OT liên tục 2 3 tháng nên lại mất luôn thói quen. Mình đang tập chạy lại, còn dậy sớm thì tính sau.
##Giấc ngủ
Cái này tùy người, nhưng bây giờ mình đề cao chất lượng công việc lên trên, nên hầu như lúc nào cũng ngủ đủ. Hồi xưa mình ăn ngủ tùy tiện lắm, bây giờ thì mình ngủ đủ, còn giờ nào thì vẫn tùy tiện như xưa :))
##Diffuse mode và focus mode
Đây là cái rất trừu tượng, rất khó đánh giá hiệu quả áp dụng. Tuy nhiên, mình thường sử dụng vài biện pháp sau để luyện tập:

  1. Đọc rộng về nhiều chủ đề (cái này hình như không có liên quan lắm)

  2. Mình mua mấy cuốn tập tô về để tô. Mình nghĩ đây là biện pháp “không suy nghĩ” khá tốt, so với việc lượn lờ trên web (tập trung nhưng “không suy nghĩ sâu”)

So với thời gian tầm 9 10 tháng trước, bây giờ trình độ và tư duy của mình tốt hơn rất nhiều. Mình nghĩ đây là điều rất quan trọng. Nguyên nhân cụ thể thì mình không dõ, chắc là gồm rất nhiều thứ, nhưng mình nghĩ việc thường xuyên kết hợp những khoảng thời gian tập trung (focus mode) và không tập trung (diffuse mode) giúp ích mình trong việc nâng cao tư duy.

Những phần còn lại chữ thầy giả lại thầy hết rồi :))

Hi @Tulip

Chunking tức là một nhóm các kiến thức được gom lại với nhau qua quá trình mình học, hiểu và thực hành.
Não mình sẽ có nhiều chunk, em hiểu chunk là “một bó” kiến thức. Ví dụ anh là lập trình viên, thì anh có chunk về lập trình, ví dụ như chunk if else for hay basic programming.

Khi cần suy nghĩ để viết một câu lệnh if else hoặc vòng lặp for anh không cần phải nghĩ nhiều, chỉ cần viết ra là được. Lý do là anh đã có “một bó” kiến thức về lập trình cơ bản rồi.


Não mình có “working memory” và “long-term memory”

Working memory có 4 slots để lấy kiến thức từ “long-term memory”. Khi mình đã “chunk” hay có “bó” kiến thức trong long-term memory rồi thì mình không cần 4 slots mà chỉ cần 1 slots để lấy kiến thức ra và áp dụng. Nên tốc độ lấy ra sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ví dụ như anh có 1 chunk về lập trình và một chunk về cách quản lý / thiết kế phần mềm và một chunk về giải thuật

Anh đang cần xử lý một lỗi của chương tình.

não anh sẽ dùng 3 slot để lấy kiến thức lập trình với quản lý thiết kế và giải thuật để đưa ra giải pháp.

Còn nếu người chưa có những chunk đó thì sẽ rất khó hoặc không thể đưa ra giải pháp được.


Chunk hay long-term memory luôn thay đổi, các kiến thức liên quan đến nhau sẽ được update thông qua một giai đoạn gọi là reconsolidation.

Khi em kết hợp lập trình, quản lý phần mềm và giải thuật với nhau nhiều lần, thì tự động não mình sẽ tạo ra một chunk mới, bao gồm cả 3 kỹ năng trên.

Nên sau này khi gặp vấn đề tương tự, anh chỉ cần dùng 1 slot là đã có thể lấy được đủ kiến thức để giải quyết vấn đề.


Những người thành công như Bill Gates hay đọc rất nhiều sách về nhiều thể loại khác nhau để xây dựng chunk kiến thức. Khi họ cần một giải pháp cho một vấn đề cụ thể thì họ có rất nhiều chunk để lấy thông tin. Người ta bảo là có thể nhìn thấy được big picture :slight_smile:


Làm sao form được chunk?

Trước hết ta cần phải học, học thì phải cố gắng hiểu những kiến thức căn bản nhất, sau đó phải thực hành, thực hành bằng cách tự test lại bản thân hoặc là giúp người khác, giải thích lại kiến thức đã học như anh làm.

Test bản thân là như thế nào? Khi em học, em phải tự recall(nhớ lại) kiến thức đã học, làm bài trắc nghiệm hoặc sử dụng flash cards để nhớ lâu hơn.

Sau khi form được chunk rồi thì các công việc tương tự sẽ được giải quyết rất nhanh. Ví dụ trong lúc giải thích cho em anh đang lấy lại kiến thức, chunk, từ khóa học :slight_smile:


Anh viêt quá dài, chứng tỏ là kiến thức chưa được cô đọng =))

1 Like

Anh recommend là nên sử dụng Pomodoro timer. Pomodoro timer không phải là để “tập trung” không thôi nó để mình quản lý thời gian và vượt qua được procrastination tức là tính trì hoãn, không muốn giải quyết vấn đề liền.

Tại sao vậy?

Quản lý thời gian:

Với Pomodoro timer em có thể tạo ra một cái plan, weekly plan và daily plan. Ví dụ như weekly plan em cần phải làm 10 items. Trong đó em chia ra làm nhiều ngày, mỗi ngày làm 5 items, mỗi items em dành cho nó 1, 2, 3 hoặc 4 Pomodoro.

Nhờ đó em quản lý được thời gian.

Vượt qua được tính trì hoãn:

Tính trì hoãn là khi em biết em cần phải làm công việc X, ví dụ như em cần phải đọc hết quyển sách 1000 trang khô khan. Khi nghĩ tới việc đọc hết quyển sách này thì não em sẽ tự động bật chế độ “lười” lên và em sẽ bị chuyển hướng sang facebook, youtube, etc …

Với Pomodoro thì em không nghĩ tới việc sắp phải đọc 1000 trang sách nữa, em sẽ tập trung vào việc em sắp dành 25 phút để đọc sách, thể thôi. Không nhất thiết là phải đọc được 25 trang hay 100 trang trong 25 phút. Việc quan trọng là à, mình sắp đọc sách trong 25 phút.

Vậy sau đó là gì? Là rewards, tức là phần thưởng sau khi đọc xong đó là 5 phút hoặc 15 phút giải trí.

Em có nhớ cái bài nói về thói quen không? Thói quen có 4 bước

  1. Cue – sự kiện, tiếng động, bất cứ cái gì trigger thói quen của mình
  2. routine – công việc mà mình cần làm, theo thói quen
  3. rewards – phần thưởng sau khi hoàn thành thói quen
  4. believe – sự tin tưởng vào giá trị của thói quen này

Hãy xây dựng một thói quen sử dụng Pomodoro

Bật Pomodoro lên là cue
làm việc là routine
nghỉ ngơi 5 phút hoặc 15 lên facebook hoặc youtube là rewards
tin tưởng vào kế hoạch, thói quen này sẽ giúp mình thành công là believe

1 Like

Em phải coi lại :smiley: Anh chỉ có mỗi một thói quen là dùng timer thôi :smiley:

Còn anh dậy sớm sẵn rồi.

Anh nói rất hợp lý, để em suy nghĩ thêm ạ. Em không hay áp dụng pomodoro nữa vì mỗi lần code, đọc sách hay làm bài em thường ngồi liên tục tầm 1 2h, nên nếu có hết khoảng thời gian em cũng không tự reward được (đầu óc em vẫn nghĩ về những cái đang thực hiện).

Đọc trả lời của anh thì thấy em học còn trớt quớt và nông quá :smiley:

2 Likes

Chắc nên dành thời gian học khóa này thôi !

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?