Học IT có phải vì gia đình thuộc trung lưu, không khá giả?

Mới đây mình đọc một bài báo về thị trường lao động Nhật Bản. Giới trẻ Nhật được sống trong môi trường điều kiện, suy nghĩ theo tây, học các ngành nhàn nhã nhiều tiền như nghệ thuật, kinh tế chứ không học các ngành kỹ sư, vừa khó vừa đào tạo lâu. Từ 1999 trở đi các ngành kỹ sư tại các trường đại học Nhật bắt đầu thấy số lượng ứng viên giảm đăng ký và cho đến nay vẫn vậy. Do thiếu nguồn nhân lực quá nên dạo gần đây mở cửa thoáng cho các lao động nước ngoài.

Mình có một đứa em họ nhà rất có điều kiện và học ngành kinh tế, nó chia sẽ học IT suốt ngày cắm đầu học học chán lắm phí cả cuộc đời, nên học kinh tế (dù điểm thi nó cao). Mình thì gia đình trung lưu ít điều kiệnmà, học vì ham nghe tiền nhiều hot hit các kiểu, chứ đam mê từ đầu thực sự thì không có đâu, lớp 12 mình mới biết dùng google drive tải tài liệu trong khi đó bạn bè mình từ nhỏ đã lập forum cài win dạo sửa máy tính các kiểu . Còn mỗi lần dùng máy tính mình lại sợ tái máy hư không biết sửa làm ba mình tốn cả đống tiền, cuối cùng cũng chỉ để chơi gunny. Vào đại học mình mới bắt đầu tìm thấy đam mê, từ việc giải các bài tập C++, làm game, làm app rất thú vị tạo niềm vui mình nghiên cứu và học hỏi công nghệ. Rồi đến nay năm cuối sinh viên mới nghĩ đến chuyện đi làm, rồi cơm áo gạo tiền. Chợt nhận ra chính vì lý do đó mình mới ở đây nơi này (daynhauhoc.com), và mình tự hỏi rằng có phải đa phần chúng ta đây giống mình không ? vì cơm áo gạo tiền mà cố gắng.

Chuyện học hành IT ngày nay lại càng khó hơn cho các gia đình không có điều kiện nghe mà buồn, các trường công lập h đây học phí mắc gần như trường tư, đã vậy ngành này cần tiếng Anh để đọc tài liệu mà thử hỏi tự học mỗi tiếng Anh nó đã khó rồi ấy chứ chưa nói học IT. Mình phỏng vấn công ty úc vô đến sát vòng trong, đến speaking thì mình làm có 50%, lần đầu được nói chiện với tây cũng là lần đầu phỏng vấn. hic :pensive:

2 Likes

Mình học IT không vì gia đình nên cũng không biết chia sẻ gì, đơn giản chỉ là lên 1 lèo từ cấp 2 -> cấp 3 -> ĐH -> đi làm thôi.

8 Likes

Xu hướng đăng ký/ thi vào ngành học/ chọn nghề ở Việt Nam đa phần nghe theo sự tâng bốc của các phương tiện truyền thông và đội ngũ bán hàng (được gọi đẹp đẽ là Ban tư vấn tuyển sinh của các trường đại học/ cao đẳng). Công tác Hướng nghiệp chỉ mới ở giai đoạn phôi thai, đâu đó 3 năm gần đây có một số phụ huynh, học sinh quan tâm, còn trước đó hoàn toàn mù mịt.

Vui một chút: mình học một ngành hoàn toàn xa lạ với hình dung ban đầu vì lý do là cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh…” bị dính hồ dán nên bay chữ, thế là đăng ký, thi tuyển và nhập học, học xong 1 học kỳ mới biết hóa ra là sự nhầm lẫn.

8 Likes

Biết là chọn ngành, nghề ở VN còn nhiều bất cập nhưng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình được. Học sinh đi học cũng được tiếp xúc với máy tính vào giờ Tin học cơ mà.

Mình không chọn ngành IT, tất cả là do bị/được dụ dỗ “học lập trình vui lắm”, “cấp 2 được thi lập trình này”, cũng ngẫu nhiên được thằng bạn rủ rê đi học, và rồi mình nghĩ “ừ thì theo lập trình”. Và rồi 1x năm trôi qua, đến giờ này mình vẫn ngồi gõ code :stuck_out_tongue: Trong câu chuyện của 1x năm đó không hề có bóng dáng của gia đình. Mình cũng chẳng cố gắng vì cái gì to lớn lắm, kiểu như đến lớp 9 thì học để đỗ vào trường cấp 3 mình thích, đến lớp 12 thì chọn trường nào có chương trình học hay ho để vào, ra trường thì đọc JD xem chỗ nào hợp thì chọn. Nghĩ nhiều chỉ tổ mệt đầu mà chẳng có cái gì thành cơm cháo cả :v

Nếu năm xưa không có thằng bạn rủ rê thì có lẽ giờ này mình đang đi kí, lộn, gõ đầu các cháu học sinh/ sinh viên rồi.

Đủ 18 tuổi rồi, mọi sai lầm đều phải trả giá bằng thời gian và tiền bạc.

6 Likes

Ngày xưa nhà mình cũng chả có điều kiện gì, cũng ko có hướng là học cấp 3 xin vào đâu làm nên bảo đi thi đại học, cũng ko ai khuyên nên học ngành gì ngành gì, mà ngày xưa cũng áp lực lắm kiểu không thi đỗ đh là sỉ nhục của dòng họ, bị hàng xóm chê cười, mình chọn công nghệ thông tin là vì ngày xưa thích chơi game, giờ vẫn thế. :v

3 Likes

Ngoài chuyện “học phí” thì mình nghĩ chi phí học tập (mua sắm thiết bị, dụng cụ, thí nghiệm, hội nhóm, …) của ngành IT có vẻ thấp hơn các ngành khác (như y dược, cơ khí, …).

Ngày đó ngồi nhậu với ông sếp người Singapore, ổng bảo thế hệ trẻ Singapore giờ hết chịu khó rồi, không thích làm kỹ sư mà thích học ra làm quản lý, thích làm kinh tế. Con của ổng cũng theo xu hướng đó.

Theo mình thì ngành IT ít phải mệt óc về các vấn đề giao tiếp xã hội, làm việc với con người. Quan trọng là bạn thích sống như thế nào? Bạn có muốn thành người giàu hay muốn đủ sống? Bạn muốn trải nghiệm cuộc sống thăng trầm, dữ dội hay bình lặng, lặp lại?

Trích lời thằng bạn: “In the end, only love matters” :rofl:

6 Likes

có việt nam mình là IT hot hit

IT chỉ 5-6 năm gần đây mới hot thôi bạn.

Đã hot trong khoảng 1997 đến 2002, giai đoạn đó là thời cực thịnh của các hacker Việt Nam cả mũ đen và mũ trắng. Khi đó đó những bạn giỏi toán, lý, hóa khối A thường ngành có chữ CNTT, ngành y/ dược, các ngành kỹ thuật.

Lùi về thời gian trước đó thì nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, thứ ba luật sĩ,… chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm.

Có một ngành ổn định theo thời gian: art (mỹ thuật, âm nhạc, phim ảnh). Ai vào học ở đó khỏi lăn tăn gì về công việc/ sự nghiệp về sau bởi có tốt nghiệp hay không họ cũng đã làm thứ đó trước khi vào học.

Tuy nhiên, tính chất vùng miền cũng khiến việc chọn ngành nghề có sự khác nhau. Các tỉnh phía nam học sinh sắp chọn đại học ít nghe đến mỏ, địa chất, lâm nghiệp, an ninh, quân đội, công đoàn.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?