Học đại học để làm gì?

Hi guys
Mình đặt câu hỏi này, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng t có khảo sát ở lớp mình, qua 4 năm thì số sinh viên giảm đi 1 nửa, ở lớp học thì đa số sinh viên lên lớp ko hiểu nội dung Thầy Cô giảng, dẫn đến học chán nản bỏ bê học tập, tất nhiên bài tập cuối kỳ hoặc BTL sinh viên vẫn làm dc nhưng đó 1 là do bạn ý có khả năng tự học tự bơi được, còn 1 số bạn ko làm được tất nhiên trượt, vậy t đánh giá cao vai trò của những Bạn có khả năng tự học, vậy học ĐH làm chi cho tốn kém???
à nhiều bạn Bạn nói học để có cái bằng sau làm xếp, thế mấy Bạn ko học ĐH chẳng nhẽ ko thể làm xếp?

Không học đại học vẫn làm sếp được mà bạn. Học đại học chỉ có ích với những ai có khả năng thực học(những người chăm chỉ và kiên trì). Học đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động. Còn bạn học ngu học dốt lười học thì học gì cũng không ăn thua đâu. Lúc đó bạn đi làm tiền lương sẽ thấp hơn các bạn có trình độ cao. Dẫn đến bạn ít có khả năng mua nhà mua oto hay có bạn gái ngon. Do đó học hay không học thì hoàn toàn là ở bạn. Bạn không học vẫn có thể trở thành Bill Gates thứ 2 mà. Hehe

2 Likes

Trên đời này làm gì có cái gì hoàn mĩ 100%
Kiến thức đại học không phải 100% đều có thể sử dụng, nhưng cũng không có nghĩa là không có gì sử dụng được
Nếu bạn cảm thấy việc học đại học không có ích gì cho bạn thì bạn cứ việc không học, cũng không ai ép
Còn nếu bạn đã học xong đại học luôn rồi thì gán tới đời con của bạn, giảm thiểu triệt để những gì không cần thiết, ví dụ như kiến thức phổ thông, thấy môn nào không cần thiết thì cứ 3,5 cho đừng không chế loại yếu, đủ lên lớp được rồi
Bài ca con cá này đã nói quá nhiều rồi, không biết tìm kiếm hoặc đi hỏi những người xung quanh hay sao

4 Likes

:smile:

Câu hỏi của cậu là câu hỏi subjective, nên không có câu trả lời đúng. Mỗi người có 1 mục đích học đại học khác nhau. Lúc cậu khảo sát, hình như cậu quên không hỏi các bạn “học đại học để làm gì” thì phải :sweat_smile:

Tớ có để ý thấy rất nhiều người (không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước khác VN) đi học đại học vì:

  • “bố mẹ mình bảo mình đi”
  • “bố mẹ mình bảo phải học ĐH mới có nghề nghiệp”
  • “đi ĐH để có cái bằng, sau này làm sếp”
  • “đi kiếm người yêu”
  • etc.

Trên diễn đàn mình, đến mùa thi/đăng ký thi đại học có rất nhiều người hỏi:

  • Trường này đào tạo tốt không?
  • Xin review khoa/trường này
  • Làm thế nào để học được đại học?
  • etc.

Rồi, rộng hơn nữa, có những bạn học đại học xong, ra trường thấy chán, rồi hỏi trên diễn đàn:

  • 23 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 24 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 25 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 26 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 27 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 28 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 29 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 30 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 31 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • 32 tuổi có nên chuyển sang CNTT không?
  • i++ tuổi có nên chuyển sang CNTT không?

Nghe quen không? Nó cũng phổ biến đấy chứ? :sweat_smile:


Điểm chung của những bạn đó là các bạn ấy không biết mình đang làm gì. Nó thể hiện qua:

  • Bạn ấy không biết giáo dục đại học là gì, dẫn tới việc đưa ra sai kỳ vọng cho việc học đại học. Học đại học đâu có liên quan tới việc bạn có gấu, hay triển vọng làm sếp, hay thậm chí là nghề nghiệp tương lai của bạn?
  • Bạn ấy không biết mình muốn làm gì, dẫn tới việc chọn random theo 1 ai đó, và kỳ vọng vào học khoa CNTT 1 trường ĐH nào đó sẽ khiến bạn ấy trở thành 1 kỹ sư.
  • Việc bạn ấy không tìm được niềm vui, thất bại trong ngành bạn ấy chọn random lúc trước là kết quả của sự thiếu hiểu biết kể trên.

Vậy thì, bạn nên kỳ vọng gì vào giáo dục đại học?

  • Giáo dục đại học hướng tới việc trang bị cho bạn các kiến thức nền tảng của 1 ngành. Đó là nền tảng cho việc bạn tự nghiên cứu chuyên sâu thêm cho lĩnh vực hẹp mà bạn hứng thú. Nó có thể thực tiễn, cũng có thể hàn lâm, tuy nhiên, kiến thức nền tảng là giống nhau.
    Vậy nên, nếu bạn biết mình chỉ quan tâm tới việc viết code và chỉ muốn làm việc viết code, hiển nhiên bạn nên đi học ở trung tâm học nghề, nơi dạy bạn những kiến thức lĩnh vực hẹp mà bạn ấy mong muốn, hoặc tự học ở nhà, học các course online về AI, về IoT… Việc này không có gì khiến bạn phải xấu hổ cả :smile:
  • Bạn vào học và tốt nghiệp 1 trường đại học không khiến bạn là kỹ sư/bác sĩ/giáo viên, mà bạn phải trở thành 1 kỹ sư/bác sĩ/giáo viên. Đó là nỗ lực bạn phải bỏ ra để trở thành chuyên gia trong nghề đó, trong và sau khi ra trường.
    Việc học ĐH khiến bạn có nền tảng tốt, được hệ thống và được thiết kế giúp bạn dễ trở thành chuyên gia trong nghề hơn việc bạn tự lần mò.
  • Nếu bạn muốn học trong 1 cộng đồng những người cùng nghiên cứu giống mình, có các mối quan hệ cộng tác với họ, bạn nên cân nhắc học Đại học.
    Ngoài những kiến thức hàn lâm, bạn còn học được rất nhiều thứ vô giá từ giảng viên của bạn. Tư duy, ý chí, cách làm việc, kinh nghiệm trong nghề, các lời khuyên nghề nghiệp từ các sư phụ (để dạy được ĐH thì cậu cần bằng sư phụ - master)… Hiển nhiên, không có khóa lập trình C trên mạng nào, hay các kỹ sư dạy trường nghề nào, hay kỹ sư online đang ngồi viết câu trả lời này, dạy cậu được những thứ đó.
  • Nếu cậu muốn theo hướng hàn lâm, hẳn nhiên cậu cần học đại học, và kỳ vọng cậu học được kiến thức nền tảng giúp cậu nghiên cứu tiếp

Vậy đó! :stuck_out_tongue: Nếu các bạn trẻ biết được điều này, hẳn nhiên sẽ không có chuyện giảm 1 nửa sĩ số qua 4 năm, hay ù ù cạc cạc chật vật trong trường ĐH chỉ vì không biết mình đang làm gì.

18 Likes

Học đại học để có kiến thức chứ không phải để kiếm tiền, giảng viên dạy kiến thức, trường đại học cấp bằng chứ không dạy cách kiếm tiền thế nào, không dạy kỹ năng và không dạy kinh nghiệm.

6 Likes

mình thấy các Bạn năm 1 bỏ r vừa đi làm vừa học là thực tiễn trong ngành iT ( ko xét ngành khác), còn t năm cuối r nên muốn bỏ cũng ko dc. vì bỏ thì coi như mất số tiền học, tiền nhà trọ.
t cảm thấy ko đáng bỏ từng ấy tiền đi học, khi cái nhận dc 90% là nỗ lực bản thân.

1 Like

Năm nhất bỏ là do chọn nhầm ngành chứ liên quan gì đến ngành.

Kể cả Bác si đa khoa dù là ngành top và khó vào, cũng bay màu cả đám khi hết một năm học.

5 Likes

Ăn để có dinh dưỡng.
Ngủ để nghỉ ngơi.
Học để có kiến thức.

2 Likes

Học là để có tri đức, để ra đời làm 1 con người tốt và hoàn thiện. Nhiều người nghĩ học để kiếm tiền, cái này đúng nhưng chưa đủ. Ngẫm lại thời nay chắc ai cũng nghĩ vậy làm mình càng phục hơn tư tưởng của các nhà tri thức xưa như cụ Thu Giang - Nguyễn Duy Cần. Nếu bạn muốn biết thêm học để làm gì mình đề xuất cuốn Tôi tự học của cụ Cần nhé.

2 Likes

Mình cũng có quan điểm tương đồng với này. Cũng chơi một bài lên blog luôn.

4 Likes
  1. Có nhiều thứ mình ko tự học được. Và được học bài bản thì tốt hơn tự học (hoặc học lỏm).
  2. Ko phải thiên tài, ko có khả năng gì đặc biệt nên việc tự phát triển là rất khó.
  3. So với việc tự mày mò, việc có người hướng dẫn + chôm chỉa data của họ tốt hơn, nhanh đạt thành tựu
  4. Học đại học cho kiến thức chính thống thay vì kiến thức ko qua kiểm chứng như mạng. Mấy cái giáo trình là một nguồn hay ho, nó list các nguồn hay ho để tự tìm, đủ lượng đủ chất ở mức độ nền tảng cần biết.
  5. ĐH ko phải con đường duy nhất nhưng tư duy ĐH thì ai cũng cần. Cái quan trọng nữa là position trong xã hội. Bốn năm ĐH là “bước đệm” cần thiết để tìm hiểu kiến thức cho sau này, tạo các mạng lưới xã hội, network chất lượng, etc… để khi ra ngoài xã hội, đỡ bị chênh vênh. Có đóng góp được cho xã hội thì được respect.
  6. Có 1 điều là xã hội VN ko gắn được knowledge với social prestige, base ra đi làm vẫn là gia công công nghệ nên có thể ko chú trọng việc học đại học.
    Đọc lịch sử của các nước có nhiều nhân vật top trong mọi lĩnh vực, bên cạnh chính sách nhập cư thì hệ thống giáo dục đại học là ko thể thiếu. Nên chỉ có hệ thống lởm chứ bản chất học đại học chưa bao giờ là sai.

Nói chung, 4 năm đại học đã học được quá nhiều, cảm thấy học đại học ko sai, mà đi làm mới sai :frowning:

4 Likes

giáo trình đh thì cũ rích, học thì google là chính chứ ai học giáo trình, với cả giáo trình tiếng Việt khá tệ. họ ko biết cách viết hay trình bày làm sao cho dễ hiểu.
còn Vai trò Thầy Cô ko đáng kể ở ĐH, như đã đề cập comment trên.
Nếu bạn có xem 1 cuốn sách giải tích bên Phương tây cách họ đặt vấn đề khác với giáo trình Việt Nam.
Việt Nam thiên về giải bài khó, còn ở họ bài dễ hơn nhưng dành phần lớn thời gian để hiểu bản chất vấn đề hơn.
Không học đh ko có nghĩa là không học, không học ở lớp hay ở trường thì học bằng cách này hay cách khác.

1 Like

Lâu lâu lướt mail DNH thì thấy được cái thớt này, không định nói gì cho tới cái cmt gần nhất. Nói cho gọn thì ngay từ lúc lập topic này bạn đã định hình sẵn câu trả lời trong đầu rồi và đi tìm ý kiến xuôi theo mình. Giống như trong cuốn sách Tâm lí học nào đó mình từng đọc, càng tìm hiểu về ý kiến của mình thì thấy nó càng đúng, vì bản thân có xu hướng tập trung vào những ý kiến ủng hộ mình và phớt lờ những ý kiến trái ngược. Nên thiết nghĩ việc tiếp tục chủ đề này là không cần thiết. Peace.

7 Likes

Nếu đã biết những điều đó mà cũng cứ ngày ngày tốn thời gian lên ngồi vặt vẹo để vật vã với những thứ đó thì mình chẳng biết phải nói sao luôn.

Một người như vậy chưa mang tâm thế của một người mà pháp luật đã cho phép họ chịu trách nhiệm cá nhân về chính họ khi họ đã trên 18 tuổi. Hơn nữa, đại học là nơi để tới đó xem thử người ta có cách học gì hay để học cách học, rồi nắm cách đó để học cho ngon chứ còn lên đó ngồi để nghe/ để nhai lại những cái từ giáo trình là người đi nghe đã xác định nhầm, hiểu sai về đại học.

Liệu một gã trai phạm tội hiếp dâm trẻ em bởi vì anh ta cho rằng bởi vì hoàn cảnh lúc ấy? Hoặc mấy ông đa cấp lừa đảo bị đi tù đổ thừa bởi… nhận thức kém? Rồi đi buôn ma túy với suy luận rằng thấy mau kiếm tiền mà không thèm biết gì khác? Pháp luật cứ tống vào nhà đá, ăn cơm chính phủ cho IQ, EQ tốt ra chứ không nói nhiều.

2 Likes

Tôi đưa quan điểm để có Bạn nào nhận thức việc học ĐH ở ngành iT, ko xét ngành khác, còn cái gì nhỉ " hiếp dâm" tội phạm", tôi ko ưa những từ này, làm ơn đừng mang lên diễn đàn học tập

Tôi chỉ đưa quan điểm của mình cũng có thể gặp nhiều người suy nghĩ giống Tôi, và cũng như 1 nguồn cho Những bạn chuẩn bị nghĩ việc học ĐH CNTT tham khảo.

Nên chỉnh sửa lại tiêu đề chủ đề và entry đầu tiên để tránh hiểu nhầm, vì mình đọc entry đầu tiên không nhìn thấy “Tôi đưa quan điểm để có Bạn nào nhận thức việc học ĐH ở ngành iT, ko xét ngành khác,” cho nên mình dẫn ra những luận điểm tổng quát hơn để hiểu rằng khi đủ 18 tuổi cần so sánh với một công dân ngoài xã hội, SV không được/ không nên/ không tự cho phép mình có ngoại lệ. Mình từng tranh cãi việc này khi sinh viên ăn cắp (có nhiều kiểu ăn cắp, đạo văn là hành vi ăn cắp đáng chê cười nhất) thì tự cho nhủ rằng pháp luật nên nương nhẹ hơn. Có việc đó không? KHÔNG.

3 Likes

Em chưa được học đại học nhưng có lẽ học đại học thì có lẽ sẽ nâng được trình độ gõ máy tính lên một chút, chẳng hạn như viết hoa đầu câu hay kết thúc 1 câu hỏi bằng 1 dấu hỏi chấm (?) thay vì 3 dấu (???) chẳng hạn.

Có lẽ là do về cơ bản thì người Việt chúng ta là thế. Em cũng phải mất 1 hổi để đọc xem anh (người viết) đang định nói hay hỏi gì với những gì anh viết bên trên. Hoặc không thì cũng có thể do trí tuệ em (người đọc) có hạn để đọc những gì mà “người viết” đã viết chẳng hạn.

Hmm. Giả sử như mọi thứ bên trên anh nói là đúng, liệu nếu không mất không tiền thì anh có chắc bản thân sẽ nỗ lực không? Nếu không chắc thì cứ chấp nhận nó đi. Dùng tiền đổi nỗ lực, cũng đáng mà.


À mà lúc đọc bài này cũng thấy tò mò nên mới tra thử trên Google, thấy có 215 triệu kết quả luôn. Ngồi đọc hết đống này để tìm mục tiêu chắc đi học luôn đại học cho lành.

1 Like

Qua 4 năm rồi, có vẻ bạn vẫn chưa tự trả lời được câu hỏi “Học ĐH để làm gì”. Mỗi người tự có câu trả lời riêng, đời cua cua máy, đời cáy cáy đào thôi.

Học 4 năm ĐH xong thì ít nhất cũng phải biết viết hoa đúng chuẩn chính tả tiếng Việt chứ nhỉ, đâu đến nỗi là không được cái gì.

1 Like

Riêng tôi không đi học đại học, trước tôi cũng rất muốn tham gia và thi đỗ đại học danh tiếng nào đó
nhưng sau tôi không đỗ, tôi đã đi học nghề, giờ đang làm bất động sản, tôi thấy yêu nghề và việc tôi học chẳng liên quan gì tới ngành nghề mình học cả. Mặc dù chưa có thành quả cao trong công việc, nhưng tôi thấy thích việc này.
Học đại học hay không không phải quan trọng, quan trọng bạn học và kiếm được bao nhiêu tiền, lo cho bạn, gia đình, người thân của bạn hay không thôi.
Học xong mà không làm được gì cũng nên cân đối bạn nhé

EDIT (@library): Tớ xin phép bỏ 2 link cuối, do nó không đóng góp gì vào topic này. Cheer!

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?