Hiệu phó Đại học Hoa Sen: Nhà tuyển dụng rất ngại mướn người học siêu giỏi, vì người siêu giỏi hay sợ thất bại lắm!

câu chuyện nữ thủ khoa phải về chăn lợn: Nhiều em nghĩ rằng tôi học giỏi, bằng thủ khoa hoặc bằng giỏi, tôi ra đời người ta sẽ mướn tôi. Đó là một nhận định sai lầm!

Hiệu phó Đại học Hoa Sen: Nhà tuyển dụng rất ngại mướn người học siêu giỏi, vì người siêu giỏi hay sợ thất bại lắm!

10 Likes

Rất đáng suy ngẫm. Bài chia sẻ rất hữu ích.

Hay quá, cái title lại thêm động lực để các bạn sinh viên chăm lên lớp ngủ + xài smartphone.

4 Likes

Hi vũ xuân quân.

  1. Cái này thì hơi có phần vơ đũa cả nắm.
  2. Tuy thực tế thì cũng có ý đúng.
  3. Nhưng phải có điểm nào hơn người thì họ mới được đánh giá cao như thế. Nên thay vì cứ nhìn vao cái yếu mà phàn nàn thì sao không nhìn vao cái mạnh để lựa chọn.

Theo em thì sao có thể so sánh được nhân tài của Việt Nam với của Mỹ. Khi nhân tài của Việt Nam là học đều 13 môn (trong năm cấp 3, còn sinh viên thì em không biết) còn của Mỹ thì nhân tài được đánh giá qua các thành tựu của các cuộc thi thực tế.

6 Likes

Cũng đúng. Có một khoảng thời gian mình đứng top lớp, từ đó lúc nào cũng muốn giữ vững ngôi đầu này dẫn đến lúc nào cũng sợ thất bại, sợ điểm kém. Thế rồi chạy đua điểm số mệt mỏi quá, mình chuyển hướng sang làm hết sức mình, điểm số ra sao không quan tâm. Quan trọng nhất vẫn là trình độ của mình, điểm số chỉ dùng để phản ánh, đo lường trình độ nhưng có lúc chỉ số này không chính xác. Bản thân chương trình ĐH dàn trải, sơ sài nên SV nào điểm tốt tất cả các môn chứng tỏ là phải phân tán rất nhiều mà không chuyên tâm vào một hướng đi nào đó. Những SV giỏi này có thể được giữ lại trường để làm giảng viên hoặc học cao lên. Vẫn có những SV giỏi thành công trong đời sống, nhưng thường họ khá khuôn mẫu mà ít có tư duy mới lạ.
Theo mình thì nên học giỏi môn mình thích hoặc thấy hứng thú, các môn khác thì cứ tiếp cận một cách khách quan (không có định kiến yêu-ghét) rồi xem mình có thể hấp thụ được bao nhiêu từ môn ấy.
Năm cấp 3, Hoá là môn mình ít đầu tư nhất nên lên lớp học chỉ hấp thụ cái nào mình thấy hay, còn ngồi cân bằng phương trình hay giải toán thì không quan tâm do không chọn Hoá để thi Đại học. Bây giờ vẫn còn nhớ tên và sơ đồ của vài chất hữu cơ. Tự hỏi những học sinh cắm cúi học cày ngày nào, nay còn lại những gì? :smile:

5 Likes

Mình chả nhớ gì về cấp 3 cả, trừ bạn bè ra :laughing:
[spoiler]Và gái :wink: [/spoiler]
Mà cũng có mấy cái nghịch lý khi học bình thường và thi cử
Toán, Lý, Hoá học rất tốt nhưng đi thi điểm lại thấp
Ngữ Văn chả ôn gì, vào chém thành 8 :wink:

5 Likes

Khi bạn đủ giỏi bạn có quyền bảo thủ với ý kiến của mình, không cần nghe ai cả.

Câu chuyện tuyển dụng nhân tài từ Sony, Toshiba… của Huawei: “Cứ trả nhiều tiền đi, người ta sẽ đến”

Mình thích việc thật, người thật cơ, suy cho cùng làm ngành gì, nghề gì cuối cùng vẫn làm bài toán tài chính.

  • Boss thì mong muốn lời bao nhiều tiền trong năm, trả chi phí thấp nhất, lời nhuận nhiều nhất
  • Nhân viên cũng vậy

Quên, giời thiệu các bạn khóa học free tài chính cơ bản:
http://study.kienhoc.vn/courses/course-v1:UMich+ECON105+A/about
Rất hay nhé, học IT thì cũng nên biết cái này các khái niệm pv,fv…, nhiều vì dụ rất thực tế, ví dụ muôn nghỉ hưu năm 60t, thì cân tiết kiệm bao nhiều từ bây giờ…

6 Likes

Trả lời về 1: Có thể bạn đúng về việc vơ đũa cả nắm. Nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn có những bậc phụ huynh mong muốn con mình vào những công ty của nhà nước. Vì nghĩ làm trong nhà nước thì công việc nhẹ nhàng, lương có thể cao so vơi mặt bằng chung. Ngày làm 8 tiếng, sáng cắp ô, chiều về. Công việc thì làng nhàng. Việc này chả giúp ích gì cho xã hội.

Trả lời về 3: Nếu họ giỏi về mặt lý thuyết, còn khi gặp vấn đề thực tế trong cuộc sống, mà họ không giải quyết được thì cũng không giúp ít gì cho xã hội. Dù bạn giỏi trong trường. Khi bạn ra trường mà không ngừng học hỏi thêm thì kiến thức đã có được cũng lạc hậu thôi.

2 Likes

Hi vũ xuân quân.

  1. Nó có lẽ là từ truyền thống người Việt. Khi vào các công ti nhà nước biên chế thì coi như đủ sống cả đời không giàu không nghèo. Bố mẹ nào lại muốn con mình khổ cơm không đủ no áo không đủ mặc ?
  2. Có hai giai đoạn trước là thực hành đúc kết lý thuyết và khi lý thuyết đã đủ thì nó quay lại định hướng thực hành. Các lĩnh vực hiện nay đa phần là giai đoạn sau. Các công ty, quốc gia đều có bộ phận làm nghiên cứu (những người sống trên mây) nơi nhưng nghiên cứu lý thuyết 10 năm hoặc 20 năm mới áp dụng được đó gọi là đi đầu trong công nghệ khác với làm chủ công nghệ và chạy theo công nghệ.
4 Likes
  1. Nếu bạn đó có năng lực mà bắt bạn đó vô làm công ty nhà nước. Điều này chỉ có hại chứa chả giúp ích gì cho bạn đó. Vì bạn đó không được chui rèn trong thực tế cuộc sống, chỉ sống làng nhàng thôi.
1 Like

Hi vũ xuân quân.
Hi cái đó là do bạn ấy muốn sống cuộc sống như thế. @_@!

4 Likes

Mình thấy cái này nó nói cũng đúng. Xu hướng của mình là không muốn trở thành một người hoàn hảo bởi vì đối với mình nếu chính mình trở thành kẻ hoàn hảo thì khả năng cao chính mình sẽ quên đi những gì mình đã từng làm. Giống như một ly nước đầy vậy, nước đã đầy ly thì nếu chế thêm vào nữa thì nó sẽ đổ hết ra ngoài. Cái mình luôn cần đó là sự cố gắng, ham học hỏi. Mình luôn tự hỏi: “Giữa kiến thức tự học và kiến thức căn bản. Cái nào quan trọng hơn?” Nhờ vào câu hỏi ấy mà mình luôn cố gắng. Mình không ngại thất bại. Dẫu bây giờ mình ra trường rồi vẫn còn ôn lại kiến thức để chuẩn bị xin việc đây.

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?