Góc nhìn - "Nghề đi học"

Nghề đi học

Trước khi nói chuyện học và nghề, xin được giải thích, chữ “nghề” mà tôi nói đến ở đây không chỉ là các chuyên ngành trong trường dạy nghề, mà là bất cứ kỹ năng lao động chân chính nào giúp tạo ra giá trị cho xã hội.
Quá trình đào tạo trong nhà trường là nhằm phục vụ việc hành nghề về sau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang đứng trước nguy cơ ra trường mà không có nghề nào trong tay. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin mà không thể lập trình, sinh viên trường báo nhưng không có khả năng viết báo, sinh viên ngoại ngữ không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, hoặc sinh viên kế toán gần như mù tịt về nghiệp vụ tài chính… Tình trạng “học mà không thành nghề” có thể là một nguyên nhân dẫn đến nghịch lý doanh nghiệp kêu thiếu lao động, dù số sinh viên ra trường không có việc làm vẫn tăng. Thậm chí gần đây, tình trạng những người học cao như thạc sĩ, tiến sĩ không có việc làm cũng dần trở nên phổ biến.

Ngược lại, không có nghề để đi làm nhưng tôi thấy nhiều sinh viên lại rất giỏi nghề “đi học”. Dường như đi học mới là kỹ năng quan trọng nhất mà họ được rèn luyện trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người trẻ còn coi đi học như một nghề nghiệp vẻ vang, và họ cứ ở lỳ tại “doanh nghiệp trường học” mà không chịu nhảy việc.

Khi đi học, những sinh viên này cũng phải trải qua rất nhiều thử thách về thi cử, áp lực học tập giống như một công việc đích thực. Quy định bắt buộc họ “đi làm” đúng giờ hàng ngày, cho phép có hai ngày nghỉ cuối tuần để thư giãn, và một số kỳ nghỉ lễ trong năm giống như công chức nhà nước. Điều khác biệt là các “nhân viên” này nhận lương chủ yếu từ cha mẹ với mức thu nhập khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Một số khác nhận lương từ nhà nước hoặc các tổ chức theo diện học bổng, đôi khi có yếu tố nước ngoài, thì thu nhập có thể cao hơn các đồng nghiệp.

Tôi nhớ trong một buổi trao đổi, lãnh đạo một công ty sách đã chia sẻ, ông không có ý định tuyển những ứng viên có nhiều loại bằng cấp. Có lẽ ông đang nói đến các nhân viên quá yêu “nghề đi học”. Sau khi tốt nghiệp, họ vẫn muốn tiếp tục gắn bó với nghề này bằng cách học lên bậc cao hơn, hoặc học thêm văn bằng hai, văn bằng ba, các chứng chỉ bổ sung… Những người bạn của tôi cũng nói về thực trạng du học sinh Việt Nam không muốn về nước mà muốn xin học bổng học tiếp vì như vậy vừa nhàn hạ, lại có thoải mái tiền tiêu dùng hàng tháng, hơn hẳn so với đi làm.

Điều này khiến cho tôi tưởng tượng rằng, nếu “đi học” là một nghề tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì chắc hẳn Việt Nam phải là một nước rất giàu có.

Nguồn : Góc nhìn Vnexpress

Có bạn nào đọc xong thấy nhột nhột không :blush:

12 Likes

mới đầu đọc cứ tưởng a viết . rất hay , rất sâu sắc . đang suy tư trở lại mình thì thấy cái này

:smiley: . cơ mà bài này khiến e có nhiều suy nghĩ , không biết sau này ra trường mình làm được cái gì để người ta nhận mình vào làm nữa … :frowning:

4 Likes

Cái này là có thật, tình trạng này rất đau thương. Lập trình viên không biết lập trình thì còn tệ hơn cả người không có nghề gì trong tay.

Đây là hậu quả của việc chạy theo thành tích. Có nhiều bạn không hiểu đề, không hiểu bài, không biết gì cả. Nhưng tới cuối học kỳ lại đi mua bài, nhờ làm bài thuê. Học như vậy thì cuối cùng người khổ chính là sin viên và sau đó là cha mẹ sinh viên đó.

Anh chắc chắn là thành viên diễn đàn mình không phải là “thợ học”.

Anh cũng từng nghĩ như vậy cho đến khi tự mình làm được một cái gì đấy. Cái gì đấy đầu tiên của anh là một chương trình autoplay game mà anh bán được. Về sau anh tin mình làm được.

Trong trường hợp của em, khi em chưa tự tin. Em hãy thử bằng cách giúp các bạn khác trả lời các câu hỏi lập trình. Số lượng câu hỏi em trả lời được càng nhiều, thì càng chứng minh em không phải là “thợ học” và chứng minh em có thể làm được việc.

6 Likes

em cũng nghĩ vậy, tự bản thân mình cần phải làm một điều gì đấy chứ đừng chỉ nghĩ ngợi mà không làm. Khi làm được điều đó, mình sẽ có thêm tự tin để hoàn thành nhiều việc khác.

3 Likes

em là em thích cái bình luận ngay dưới trên vnexpress hơn…có trách thì không nên trách người học mà nên trách công tác định hướng của nền giáo dục VN và trách các cấp quản lý không biết tận dụng chất xám…2 cái này dẫn tới 2 hệ quả lớn là:

  • văn hóa bằng cấp, chạy chọt, người tài không mặn mà đóng góp cho đất nước, bộ máy làm việc thì cồng kềnh, năng suất lao động thuộc loại thấp nhất trên thế giới.
  • những bạn trẻ không được định hướng từ ghế nhà trường và gia đình dẫn không có khát vọng, ước mơ, lý tưởng thực thụ mà hầu như học để lấy điểm, bằng khen, để thể hiện, để vui lòng cha mẹ hoặc vì bắt ép dẫn tới lao đầu vào học, học không định hướng, tầm nhìn thực tế, chạy theo bằng cấp, ảo tưởng, tản mạn không cần biết ngành này có hợp với mình không, có tiềm năng không…

Không nói đâu xa trong cái ngành công nghệ thông tin này chắc hẳn bất kỳ học sinh nào trước khi vào trường ĐH cũng liên tưởng tới những tương lai hoành tráng nhưng khi vào trường ĐH thì sao…chắc hẳn sau năm thứ nhất trong 1 lớp cả trăm người có nổi 10 người vẫn còn khát vọng như thủa ban đầu?..chắc số ít người đó phải những người có quyết tâm lăm mới chịu được…giáo trình thì không đổi mới, phương pháp học thì buồn chán, không có định hướng, học môn này nhưng khi học xong, thì xong và đã quên xong cũng vẫn chưa biết áp dụng thực tế như thế nào, phải làm gì thì mới giải quyết được bài toán như thế này, những người thày thì chỉ biết lên giảng 1 lèo rồi đi về…v…v…giẫu biết rằng kiến thức trong trường là rất cơ bản và cần thiết…nhưng em cam đoan rằng số ít những sinh viên còn đam mê thực sự là họ học từ bên ngoài, cố kiếm tìm những niềm cảm hứng họ đang rất khát từ đâu đó để giúp họ trụ lại với đam mê, thậm chí những cái cơ bản trong trường họ cũng học từ bên ngoài với 1 phương pháp dễ hiểu và thú vị hơn…
VD: nếu không có series video dạy ngôn ngữ C của daynhauhoc thì mấy sinh viên sau khi xong giáo trình C ở trường có thể nắm bắt và thành thục những gì họ được học?

Chính vì vậy dẫu biết 1 số bạn trẻ giờ quá thụ động nhưng đừng quá đổ lỗi cho những người học VN…bởi vì họ cũng chỉ đang lang thang trên biển để đi tìm cách sống và nguồn sống cho mình khi trong tay không có chiếc la bàn.

6 Likes

Mình nghĩ bài viết này mục đích giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát hơn về cuộc sống thôi chứ không hề đổi lỗi cho bất kỳ ai hết :wink:

2 Likes

a làm ra sản phẩm đầu tiên này vào năm mấy đại học ạ :smile:

2 Likes

Cái này cũng đúng một phần, vì người lớn mà không dạy cho người trẻ cho đúng thì người trẻ khó mà thấy được thực tế xã hội sau khi học xong sẽ như thế nào.

Nhưng cũng không ít người tự học mà thành công. Nên vấn đề nào cũng phải suy nghĩ theo hai chiều.

Như các bạn có mặt ở đây, anh nghĩ là các bạn hiểu được việc học nó quan trọng và đến đây để tìm hiểu một cách học hiệu quả.

Anh tạo diễn đàn vì anh muốn mọi người trao đổi nghiêm túc. Dĩ nhiên lúc nào chém gió thì chém gió. Nhưng chúng ta cần phải học một cách nghiêm túc và khoa học thông qua thảo luận và học từ người khác.

Cảm ơn @nsmks94, nhưng sức anh thì có hạn. Anh luôn mong mọi người có thể tự đúc kết kiến thức và kinh nghiệm của mình để có thể chia sẻ cho nhau. Đó là cách học hiệu quả nhất. Anh cũng cần mọi người giới thiệu diễn đàn đến các anh chị, người có videos hoặc tài liệu. Để các anh chị đó có thể chia sẻ tại đây để mọi người cùng học với nhau.

Hình như năm 2 hay đầu năm 3 gì đấy. Lúc đấy anh được một anh chơi game chung bảo anh làm. Anh đấy trả tiền cho. Anh nghĩ có người đầu tư rồi thì mình cứ làm đi chứ việc gì.

Bây giờ anh nghĩ, nếu có một bạn sinh viên có ý tưởng, nhưng không dám làm, anh sẽ giúp bạn ấy. Anh không đầu tư tiền, nhưng anh sẽ hướng dẫn về mặt kỹ thuật.

Nếu bạn nào làm để giúp đỡ cộng đồng, anh sẽ đầu tư tiền luôn. Hoặc anh sẽ kêu gọi mọi người cùng đầu tư vào. Để khi các bạn làm được, các bạn sẽ tự tin. Anh không tiếc tiền, nhưng anh cần phải xem xét, vì không phải dự án nào cũng đáng để đầu tư. Trừ phi anh nghĩ nó tốt và nó có khả năng thành công.

Nhưng anh luôn khuyến khích mọi người là hãy làm một cái gì đó mới. Hãy thử sức mình, khó khăn thì lập topic ở đây. Nếu anh không giúp được thì anh sẽ nhờ người khác giúp.

5 Likes

NHư e 12 xong cắm mặt đi làm! mún học cũng k có cơ hôi! ngay cả việc ngủ vs e nó còn là 1 cái j đó quá xa xỉ phẩm v! e bị cuốn vào! ấy thế những ước mơ nó vẫn cho ta cơ hội lựa chọn! nếu ta nắm bắt! hiện nay e vẫn làm việc nhưng ko đầu hăng vào cái gọi là số phận! dù căn bản đền giờ toàn học lỏm ở mạng và nhờ mọi ng truyền thụ từ internet! cái mà bản thân e học đc sau những năm điên cuồng vs công việc rẻ mạt sức lao động đó chính là nghị lực, sự sợ hãi, khao khát, cái nhìn! ở đây thì e sợ hãi nhiều hơn! e sợ e trở lại cách đây 3 năm trc! đó là 1 hồi ác mộng thật sự! e sợ e phải vất vả và sự mệt mỏi của thân xác khi làm quá sức! để rồi e phải nắm lấy cơ hôi khi có thể nhất dù nó thật sự mong manh đấy chứ ko phải là nhiều! sinh viên biết sợ thì mới học đc!

4 Likes

Anh thấy @Honey_moon đã khá lên từng ngày rồi đấy, cố gắng phấn đấu kết hợp với nghỉ ngơi phù hợp giữ gìn sức khỏe nữa là được.

2 Likes

dù có ý tưởng nhưng cũng phải có kiến thức mới dám làm a ạ :smile:

cố gắng nhận tiền đầu tư từ a Đạt nào . :blush:

2 Likes

@ltd bản thân e nghĩ thì ý tưởng chia làm 2 hướng! thứ nhất dùng trong công việc sản xuất chế tạo và thứ 2 là dùng để hưởng thụ cuộc sống! về bên công việc thì khó bởi nó đòi hỏi mình phải biết! ví dụ a làm 1 phần mềm xác định các thành phần hoá học của 1 mẩu đất; nếu a k bik cấu tạo hay sao để phân giải chẳng hạn thì a sẽ k làm đc! ý tưởng thì nhiều nhưng hiện thực ai lại đa tài như v! cho nên giải pháp là kết hợp giữa ng lập trình và ng thí nghiệm hoá học chẳng hạn. về cuộc sống thì dễ bởi đa phần mọi ng phát triển theo phong trào rồi! cho nên ta có thể tham khảo! ý tưởng của e về cái này là ta dùng time rảnh để nhìn cuộc sống theo cách ta mún và tìm xem có ứng dụng nào tương tự và nhc điểm của nó! việc suy nghĩ về nhược điểm giúp ta có khả năng nhìn 1 việc chân thật. e từng đọc đc 1 bài báo mún hiểu trẻ thích j thì hãy là những đứa trẻ

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?