Du học sinh muốn bỏ ngang về nước

Chào mọi người, mình hiện tại đang là một du học sinh ngành công nghệ thông tin mảng Media bên một trường tại đức và chuẩn bị bước vào kì thứ 4 tại đây. Nói là kì thứ 4 nhưng do dịch covid vừa qua việc học của mình gián đoạn, hiện tại mình đang chậm rất nhiều.
Từ khi bắt đầu chuơng trình đại học ở đây, mình cảm thấy rất hoang mang. Mình cảm thấy mình không thực sự học dc gì ở đây cả bởi vì mỗi lần nghe giảng đều như vịt nghe sấm. Những môn mình bị bắt học hiện tại như công nghệ audio và video, kĩ thuật cơ bản,… mình cảm thấy chật vật trong việc tìm ra cảm hứng học và mỗi lần nhìn vào đống tài liệu viết bằng tiếng đức mình đều cảm thấy bị choáng và sợ. Bạn bè thì chỉ có vài anh em Việt Nam chứ người Đức khác biệt văn hóa + tiếng kém không kết thân dc với ai. Những vấn đề này cũng diễn ra một thời gian rồi nhưng trong đợt covid đang hoành hành bên này, việc làm không kiếm dc, chỉ nằm một chỗ trong nhà, hàng tháng tiêu tiền bố mẹ gửi sang cho nhưng việc học không tiến triển dc chút nào khiến mình cảm thấy mặc cảm với bản thân và rơi vào trạng thái trầm cảm.
3 năm rồi mình chưa về vn lần nào, h nhìn vào quãng đường phía trước khi mình còn phải tiếp tục học ở đây it nhất 3-4 năm nữa khiến mình cảm thấy hơi vô vọng. Mình sinh năm 98, năm nay cũng sang 23 tuổi rồi, cũng đã chậm hơn nhiều so với nhiều bạn bè cùng trang lứa. H nỗi lo sợ lớn nhất của mình là nếu cố gắng vài năm nữa ở đây nhưng đến lúc đấy mình lại va vào một bức tường lớn và kẹt thì quay đầu lại quá muộn.
Hiện tại dự định của mình là bỏ hết về Việt Nam và xin vào học và thực tập tại trung tâm Techmaster với mục tiêu trở thành một Frontend Developer. Hôm này mình viết bài này một phần muốn giãi bày tâm sự của mình với một người nào đó và cũng muốn được xin ý kiến của mọi người liệu quyết định này của mình có phải là hợp lí hay không. Cảm ơn!

Ca này khó đây, chửi thì tội mà ko chửi thì bạn sẽ “vẫn ngáo” ra. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, mình nêu quan điểm như sau trước:
1/ Việc học ở Germany(G for short) là tự nguyện hay bị ép buộc?
2/ Có chuẩn bị trước mọi thứ trước khi sang G ko? language, culture, etc
Lập bảng chân trị cho 2 question trên với Yes = 1 , No = 0 ta có:
Tóm lại là bạn sai ngay từ điểm xuất phát rồi, bị buộc đi học là do bạn quá yếu đuối để chứng minh rằng mình ko phù hợp, còn mà nếu tự nguyện đi thì:
1/ Bắt buộc phải prepare trước khi qua(cái này rất rất dài dòng vì mình cũng từng một thời làm cái này để được qua US, nhưng…fail) nhưng sure là phải prepare vì đi tự nguyện thì ý chí rất cao, mình prepare từ hồi cấp 2 lận, nào là thành tích học tập, rèn luyện giao lưu hoạt động xã hội tất cả đều phải almost perfect, còn language ư? cái này ko đáng được nhắc tới, vì sao?
Vì xác định language là cái easiest ko đáng được nêu lên, cái khó là thành tích học tập kìa, bạn ko fluent language thì dẹp chuyện du học đi khỏi nghĩ tới vì nó là rào cản lớn nhất, ko communicate được thì ko làm gì được cả, đơn giản giờ đói bụng muốn mua đồ ăn mà ra store đứa ngáo đó ko biết nói thì có chết đói thôi.
Last but not least, “culture” quan trọng ko kém, nhập gia tuỳ tục, nhưng thật ra cứ giữ bản sắt Việt đi ko cần care cái này lắm đâu vì khi bạn có thành tích tốt và fluent language thì cái culture là chuyện nhỏ.
Còn case của bạn thì vốn bạn sai từ đầu là đã fail language rồi thì giờ có 2 cách:
1/ Cắm đầu practice language đi, tìm mấy người bạn Việt kêu họ giúp, sau đó cố gắn communicate với native ppl nhiều lên.
2/ về nhà thôi nếu thấy ko làm được cái số 1 chớ để phí cơm ba mẹ lắm, phải chi bạn học bằng money của bạn thì ở bao lâu kệ bạn còn tiền của ba mẹ thì phải xứng đáng từng đồng.

9 Likes

Nếu tớ nói bức tường lớn đó là chính cậu, cậu sẽ làm gì? :slight_smile:
Như @Reborn có đề cập ở trên, khi cậu muốn từ bỏ điều gì đó, thử hỏi lại mình xem tại sao cậu lại chọn sang Đức, và học CNTT từ đầu?
Đừng quy kết nó sang việc “người nhà chọn cho, và cậu theo” nhé, vì đây là cuộc đời cậu, quyết định là của cậu.

Tớ không nghĩ ai sẽ giúp cậu chốt xem quyết định của cậu là hợp lý hay không. Chỉ có cậu làm việc đó thôi. Tuy nhiên, tớ sẽ đưa ra cho cậu một số thông tin, có thể nó sẽ giúp ích cho cậu xem quyết định của bản thân là đúng hay sai:

  • Tớ không thấy bất cứ nỗ lực nào từ cậu. Cậu đã làm gì để cải thiện ngôn ngữ, khả năng đọc tài liệu, khả năng viết tài liệu (cậu sẽ phải viết rất nhiều bài luận vào các năm tiếp theo), khả năng nghe giảng và hiểu vấn đề? Cậu có chủ động kết bạn không? Cậu có chủ động hỏi thầy cô hay bạn bè nhờ sự giúp đỡ để học không?
    Cậu hoàn toàn thụ động. Việc có ít bạn ở Đức nói lên việc cậu không bỏ nỗ lực ra để giải quyết và cải thiện tình hình. Đó là lý do tớ nói bức tường lớn ở đây chính là cậu.
  • Cậu không sinh ra để trở thành 1 kỹ sư. Cậu phải trở thành kỹ sư.
    Việc học để trở thành kỹ sư không đơn giản, hiển nhiên cậu phải đọc 1 đống tài liệu rồi.
    Nếu cậu không đọc 1 đống tài liệu trong ghế nhà trường, cậu sẽ phải trả giá rất đắt khi đi làm. Lúc đó, cậu không có cơ hội để đọc 1 đống tài liệu đâu, cậu phải đọc chục đống tài liệu (kể cả những đống tài liệu trên ghế nhà trường, do cậu chưa đọc) trong 1 ngày.
    Cậu đã tự hỏi cậu thực sự muốn thành kỹ sư CNTT chưa? Nếu cậu không chịu được việc đọc tài liệu? Nếu cậu muốn nhẹ nhàng hơn, cậu có thể học Techmaster và trở thành 1 Frontend developer như cậu đề cập. Điều đó không có gì sai cả.
    Đó là lý do tớ nói bức tường lớn ở đây chính là cậu.
  • 23 tuổi, cậu vẫn còn trẻ. Thực tế, tớ không thấy cậu có suy nghĩ của người 23 tuổi, mà là suy nghĩ của 1 bạn trẻ cấp 3 thụ động nào đó.
    Tuổi tác thực sự chỉ là 1 con số. Cậu cũng không cần phải so sánh cậu với bạn bè cùng trang lứa. Đây không phải cuộc đua nước rút, mà là cuộc chạy marathon.
  • Bỏ cuộc là lựa chọn dễ nhất, thế nên hãy để nó là lựa chọn cuối cùng. Trước khi bỏ cuộc thực sự, cậu nên nỗ lực hết sức trước.
    Nếu như cậu không muốn trở thành 1 chiến binh, cũng không sao cả, nhưng cậu cũng nên biết lựa chọn làm nên cuộc đời cậu. Và nếu cậu chọn không thông minh, nó sẽ là bức tường lớn của cậu.

Hope it helps!

6 Likes

Mấy cái cần nói thì 2 comment trên nói hết rồi, mình chỉ nhìn vào cái bạn đang thấy để nói thôi

Theo mình hiểu thì hình như bạn đang thấy phí thời gian + tiền bạc cho 3,4 năm tới?
Nhưng mà bạn lại không có lộ trình cụ thể để vượt qua khoảng thời gian này. Lý do mình nói vậy vì giờ ở VN cũng có dịch, tức là cũng ảnh hưởng, mình không chắc là khả năng xin việc trong thời điểm này sẽ cao hơn ở VN so với các nước khác.

Ngoài ra thì khóa frontend mình check TechMaster rồi, thấy cũng qua loa thôi. Mà có 6 tháng học từ cơ bản chứ cũng không phải nâng cao gì. Sinh viên người ta học 3-4 năm ra trường chắc chắn hơn ông 6 tháng với cái giáo trình này.
Nữa là bên techmaster cho học online, không cần phải đến tận nơi, thế thì quá ổn với suy nghĩ của bạn, không phải về nước, vẫn học thứ mình muốn được.

Về việc nghỉ dịch, mình thấy khá là ok. Nghỉ dịch thì nó cũng hơi tù túng nhưng nghĩ lại thì bạn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, rảnh thì lôi sách ra đọc, tập thể thao, gọi điện về cho gia đình bạn bè… nói chung là đầu tư vào bản thân.

Cuối cùng là bạn nói tiết kiệm nhưng mà lại thành không vì bạn đổ 1 đống tiền vào đây rồi, thời gian cũng là tiền bạc nhé. Công sức bỏ vào cũng không ít, của cả bạn và gia đình ấy.
Không phải chỉ là du học đâu, kể cả ở VN, đang học 1 thứ, rồi bỗng rẽ ngang, thì bạn cần có 1 lộ trình cho việc rẽ ngang, nếu không thì khó được duyệt từ phía trên lắm.

4 Likes

Nếu về Việt Nam, việc đầu tiên là cưới vợ và có em bé đi. Bạn sẽ có động lực để học & làm việc.

Việc có gia đình là liều Adrenaline hiệu quả vô cùng. Mình để ý thấy mấy thằng bạn của mình trưởng thành nhanh khi có vợ có con lắm luôn. Có thằng mới thấy lông bông đó, đi làm, đi học cứ ỏng à ỏng ẹo, ẻo lả trông đáng chán, bạn bè nghĩ thầm làm sao mà nó cưới vợ rồi nuôi con kiểu gì, thế mà thoáng cái giờ đã làm được nhiều cái hay ho cả về kỹ thuật lẫn kinh doanh, gần như “lột xác” từ con tôm tít biến thành thành con tôm hùm.

7 Likes

Bạn cảm thấy vô vọng vì bạn sợ vài năm nữa bạn ko kiếm được việc làm hay như thế nào?

Kiến thức front-end dễ tiếp cận nên mình nghĩ bạn có thể học online Techmaster được, rồi cố kiếm werkstudent ở một cty tại Đức á, đỡ học phí cho ba mẹ & có kinh nghiệm làm việc.
Informatik ở Đức hứa hẹn nhiều hơn về VN, nhìn xa hơn một chút, nếu bạn ra trường có việc làm thì gross thấp nhất mình tra cũng dao động 35000 euro/năm. Bạn có thể trả lại bố mẹ sau. Nhưng nếu trường hợp xấu nhất bạn ko kiếm được việc làm, thì về VN lúc 26-27t cũng khá bất lợi. Nếu lựa chọn thì bạn cần kiên định, đánh đổi, và cố gắng mọi nguồn lực bạn có. Mà cũng ko có gì đáng sợ lắm đâu bạn, về VN có bằng ĐH mình nghĩ vẫn xin được việc. Trau dồi kiến thức sẽ cho người ta sự dũng cảm.

Hòa nhập thì bạn cần chủ động. Người Đức ko kết thân với bạn có thể do bạn ko biết những điều họ quan tâm, trong mắt họ bạn ko thú vị. Ngoài tiếng để giao tiếp cơ bản, bạn có thể còn phải tìm hiểu về các chủ đề như tri thức, xã hội, chính trị, văn hóa đương đại, và nhiều thứ khác tùy cá tính riêng mỗi người bạn gặp. Tham gia các câu lạc bộ ở chỗ bạn sống có thể giúp bạn tìm ra một vài network hay ho, hoặc diễn đàn, group fb, ko thiếu.

Về trầm cảm, bạn nên tránh trách móc nghi ngờ bản thân.
Đây là một dự án hỗ trợ tâm lý cho người Việt ở Đức mình thấy do mấy bạn du học sinh tạo: https://www.facebook.com/groups/hotrotamlyvietduc/ đơn giản bạn tìm chỗ giải bày, kéo bản thân ra khỏi suy nghĩ của chính mình.


Trong khi mình tìm kiếm thông tin để trả lời cho bạn, có 2 câu khá hay:

Sigmund Freud có nói rằng “về những năm cuối đời, những khoảnh khắc khó khăn mà ta vượt qua được chính là những câu chuyện ta tự hào kể với nhau”.

“sau này, tôi ko còn thắc mắc nữa, vì tôi hiểu với một số hoàn cảnh, lựa chọn duy nhất của cá nhân đó là trở thành siêu nhân”

3 Likes

Đã chật vật trong việc tìm ra cảm hứng học thì không nên tiếp tục làm gì nữa. Về. Cứ về đi rồi tính tiếp.

Lộ trình:

  1. Tìm cách bảo lưu kết quả 1 học kỳ. Tạm dừng việc học.
  2. Tìm một công việc làm thêm tay chân và cố gắng cải thiện tiếng Đức giao tiếp + tiếng Đức chuyên ngành trong thời gian này. Làm khoảng 3 tháng.
  3. Khi trở lại học thì ngoài tài liệu tiếng Đức thì cố kiếm tài liệu tương ứng bằng tiếng Anh. Quan trọng của CNTT là hiểu vấn đề và code.
  4. Nếu vẫn cảm thấy không thể hòa nhập và học được thì về Việt Nam, tiếp tục một hành trình mới của cuộc đời. Việc không học được ở Đức không phải là 1 thảm họa. Bạn đã có một trải nghiệm quý giá.

To others: Tiếng Đức thực sự rất khó, mình nghĩ là khó gấp 3-4 lần tiếng Anh. Ở độ tuổi 18, dù bạn ấy có đi Du học theo ý cá nhân hay gia đình đều không phải là lỗi lầm của bạn ấy. Các bạn quá khắc khe cho độ tuổi chưa trải đời, chưa tiếp xúc nhiều với xã hội. Mình thấy các bạn du học sinh đều như vậy cả. Chỉ là trong quá trình sống ở nước ngoài có người thích nghi được có người thấy không phù hợp. Hi vọng những nhận xét của mọi người không đẩy bạn ấy đi tới hướng tiêu cực hơn.

Good luck.

7 Likes

Mình ko nghĩ tiếng Đức khó, mình cho 1 tên Đặng Ngọc Hà PGS ở ĐH Nông Lâm, học bổng qua Đức cũng ngay lúc vào ĐH tức là cũng 18t, bác ấy nói mấy 6 tháng làm quen môi trường thêm 6 tháng là tự tin đi supermarket, thêm 6 tháng nữa là được làm trợ giảng cho Prof. Mà xác định du học thì người ta học language từ hồi cấp 2 đã là chậm chân rồi, ko ai đi du học qua đến nơi mới học cả.
Mà nếu ở VN trong quá trình học language mà result quá tệ thì đã dẹp luôn rồi vì có pass được interview đâu mà có học bổng?

Không hiểu ngôn ngữ, nghe giảng như vịt nghe sấm mà lại đi du học. Bó tay, ca này không biết khuyên sao luôn, mấy comment trên đã nói hết rồi.

Không hiểu tiếng Đức về chuyên ngành đó hay là giao tiếp bình thường cũng không hiểu gì luôn?

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?