Đối phó với câu hỏi phỏng vấn: Trước đây bạn làm gì?

Công việc và kinh nghiệm làm việc trong quá khứ không chỉ là cơ sở để nhà tuyển dụng biết bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không, mà còn giúp họ hình dung trong đầu khi đã tuyển bạn vào làm thì cách bạn xử lý công việc sẽ như thế nào. Câu hỏi người phỏng vấn thường xuyên đưa ra nhất là:” Trước đây bạn đã làm những công việc gì”. Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này.

NÊN:

  • Nên hình dung sẵn những câu hỏi phỏng vấn liên quan ở nhà

Để có sự chuẩn bị phỏng vấn tốt nhất, bạn nên mường tượng và gạch ra những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm của bản thân trong quá khứ. Hãy chọn ra những công việc đem đến kinh nghiệm làm việc nổi trội nhất và hình dung trong đầu bạn sẽ kể nó ra như thế nào. Bên cạnh đó, rất có thể bạn sẽ nhận được những câu hỏi đào sâu về các thế mạnh bạn ghi trong đơn xin việc của mình. Ví dụ như nếu bạn ghi thế mạnh là khả năng giao tiếp thì có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi: “ Hãy cho tôi một ví dụ về cách bạn sử dụng thế mạnh này để đạt thành tích trong công việc trước kia”, hoặc câu hỏi: “Bạn hãy kể ra một tình huống trong quá khứ mà bạn đã dùng kĩ năng điều phối của mình để giải quyết vấn đề” nếu bạn ghi mình có kĩ năng lãnh đạo trong đơn xin việc.

  • Nên mô tả theo phương pháp SAR

Hãy chú ý rằng đây là một trong những câu hỏi vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để chứng thực xem những điều bạn viết trong Cv là thật hay không. Để vẫn cụ thể và chi tiết nhưng không bị sa đà vào dài dòng kể lể, bạn nên sử dụng phương pháp mô tả SAR. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra cách trả lời phỏng vấn hiệu quả và thông minh chỉ với 3 phần chính:

Situation – Tình huống (chiếm 25% hiệu quả): Bạn phải đối mặt với vấn đề gì? Tình huống lúc đó thế nào?

Action – Hành động (chiếm 50% hiệu quả): Cụ thể bạn đã làm gì? Bạn đóng vai trò nào trong việc giải quyết vấn đề?

Result – Kết quả (chiếm 25% hiệu quả): Kết quả ra sao? Bạn rút ra được kinh nghiệm gì?

Trường hợp xấu nhất là bạn chưa từng đối mặt với những tình huống mà người phỏng vấn đặt ra. Khi đó bạn cần liên hệ với các tình huống tương tự trong quá khứ, nhanh chóng chọn cách giải quyết hiệu quả nhất để đưa ra. Bạn cũng có thể trả lời:” Tuy rằng em vẫn chưa gặp tình huống như anh/chị đã đặt ra, nhưng với cách giải quyết các vấn đề trong quá khứ, em nghĩ răng,…”. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến cách bạn suy luận hơn là thực tế bạn đã giải quyết nó như thế nào.

KHÔNG NÊN:

  • Không nói xấu công ty cũ

Nói xấu tất cả những gì liên quan đến công ty cũ bao gồm sếp, đồng nghiệp, công việc là một trong những điều cần tránh khi đi phỏng vấn. Nhiều bạn sử dụng cách thức này để chứng tỏ cho người phỏng vấn thấy công ty cũ đã mắc sai lầm như thế nào và bản thân mình đã xuất sắc giải quyết tình huống đó ra sao. Tuy nhiên, trong mắt nhà tuyển dụng, hành động đó chỉ khiến bạn trở thành một kẻ nhỏ nhen sẵn sàng nói xấu người khác để nâng mình lên. Họ sẽ không hề muốn một người như vậy vào công ty vì biết đâu chính họ sẽ trở thành một đối tượng bị bạn bêu xấu trong tương lai xa thì sao ?

  • Không dài dòng

Nhà tuyển dụng không có thời gian để nghe câu chuyện về cuộc đời bạn đâu. Vì vậy hãy cố gắng súc tích nhất có thể. Đảm bảo những chi tiết nổi bật cần được kể ra đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, rất có thể họ dành thêm thời gian để nghe bạn nói và ghi nhớ bạn lâu hơn. Bạn nên luyện tập trước ở nhà để tránh sa vào kể lể vì không biết rút gọn ở đâu trong lúc nói.

  • Không nói dối

Bạn được phép nói dối trong một số trường hợp sau; nhưng nhất định không được phép trong tình huống này. Vì đây là những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến công việc, nhà tuyển dụng- những người đã có hàng năm trời lăn lộn qua sẽ dễ dàng tinh ý nhận ra những lỗ hổng trong câu chuyện của bạn. Họ sẽ nghi ngờ và cố gặng hỏi bạn và bạn sẽ ngày càng lộ ra nhiều sơ hở vì một tình huống không hề có thật. Đừng bao giờ quên điều cấm kị này nhé.

Ngoài ra để được hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn, chỉnh sửa CV hoặc tư vấn nghề nghiệp, bạn có thể đăng ký ở ĐÂY nhé!

Nguồn bài viết: http://8morning.com/career-advice/job-search/job-interview/doi-pho-voi-cau-hoi-phong-van-truoc-day-ban-lam-gi.html

9 Likes

Like và Bookmark. Sau này cần.
Cảm ơn tác giả vì đã share nhé :sunny:

2 Likes

“Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Chưa có kinh nghiệm phỏng vấn :grin:

2 Likes

có rất nhiều cách để khắc phục việc thiếu kinh nghiệm. bạn hoàn toàn có thể xin đi thực tập hoặc học thêm các kỹ năng và khóa học liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?