Đi thực tập ở các cty lớn có thực sự được dạy?

Chào các bác,

Không biết thực tập ở các cty lớn có phải vào đó sẽ được đào tạo không? (Đối với em cty lớn là cty có 100 nhân viên trở lên, vốn điều lệ chục tỉ hoặc có vốn nước ngoài, …). Em thường thấy các bạn cùng tuổi có “tư tưởng cứ đi vào cty rồi người ta sẽ dạy cho”. Em thì thì không đồng tình với quan điểm này, vào cty em toàn tự bơi, tối về nhà đọc lại docs. Em chỉ thực tập và làm việc tại cty nhỏ dưới 10 người. Các anh/chị làm lâu có kinh nghiệm cũng không có thời gian để dạy newbie, em nghĩ trông chờ người ta dạy sẵn thì khó phát triển, người khác chỉ trả lời cái em thắc mắc thì em sẽ nhớ lâu hơn. Một số bạn thường hay chê mới vào thực tập mà cty giao task to, chả dạy gì cả, bốc lột, v/v. Đối với thực tập sinh chưa có kinh nghiệm đi làm cty trả trợ cấp, ông senior cty trả 100k-200k/1h mà phải bỏ việc dạy newbie thì cty lỗ, mà newbie không có hợp đồng lao động nên đào tạo xong có thể nghỉ ngang bất cứ lúc nào, chưa kể một số thực tập sinh chỉ đi thực tập để có giấy nộp cho trường, kèo này phía thực tập sinh có vẻ như có lợi hơn. Theo cá nhân em quan sát các bạn thực tập chung đều có tâm lý: muốn giao việc dễ, mà lương phải cao, trợ cấp đi lại, ăn uống và phải được senior tận tình chỉ bảo. Em chưa làm việc ở cty lớn nên không biết môi trường ra sao. Không biết anh chị là các senior, leader, PM,… nhìn xuống vị trí intership, fresher như chúng em sẽ có cảm nghĩ gì? Mong được chia sẻ.

5 Likes

Người ta dùng từ training chứ ko phải teaching.
Cty không có nghĩa vụ dạy các bạn, vì đi làm nghĩa là làm việc người ta giao chứ không phải đi học. Internship ở nước ngoài cũng có nghĩa như vậy, chỉ khác là bạn được hướng dẫn nhiều hơn thôi.

Ở VN các bạn trẻ cứ có tư tưởng vào cty để học là sai, nhất là những công ty công nghệ lớn, vì họ tuyển người (kể cả internship) rất khó. Các bạn phải có đủ lượng kiến thức nền, và cty thực sự cần các bạn thì cty mới tuyển các bạn vào để training.

Training mang tính chất để các bạn làm quen với nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cách làm việc của cty, còn mọi thứ khác liên quan các bạn đều phải tự học. Không ai rảnh để cầm tay chỉ việc các bạn từ A-Z trong công ty, nên nói vào cty để được dạy là không đúng

10 Likes

Công ty là đơi để người được thuê làm việc kiếm tiền cho người thuê và nhận lương chứ không phải là trung tâm đào tạo.
Còn đào tạo thì vẫn có. Nhưng đào tạo cái gì, như thế nào là tùy từng trường hợp nhưng thường nó không phải hoặc rất ít chuyên môn.

6 Likes

Công ty nào dạy thì công ty đó đang có mô hình kinh doannh kiếm tiền khá trực tiếp thông qua việc dạy. Theo số đông, mục đích của công ty nói chung: tuyển người vào làm chứ không phải tuyển người vào để dạy.

Một số công ty thích những nhân viên sai đâu đánh đấy, thích tuyển những “chim vành khuyên” gọi dạ bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà.

Còn số đông những công ty khác, khi nhận nhân viên vào cho thử việc 2 tháng, rồi đến ngày họ sẽ quyết định có tuyển hay không, và họ cũng chẳng dại gì có chế độ thực tập, chỉ có thử việc mà thôi.

Dĩ nhiên, thời đại bây giờ việc tuyển dụng đã không còn thời kỳ săn bắt và hái lượm nữa rồi. Các công ty nào theo cách nguyên thủy như vậy sẽ thiếu nhân lực/ tuyển toàn nhân lực kém chất lượng/ tốn kém tiền bạc quá nhiều nên họ phải tạo điều kiện cho người ta thực tập. Nhưng kỹ năng quản lý thực tập sinh của các công ty ngoài khối FDI ở Việt Nam còn yếu kém, mới ở những bước đầu.

Công ty lớn và công ty nhỏ không khác gì nhau dưới con mắt người lao động biết mình muốn gì. Họ là người có kỹ năng bơi, lướt ván, điều khiển thuyền buồm,… thì vào công ty nào cũng vẫn cưỡi lên con sóng mà tiến, các công ty khởi nghiệp có khi lại khiến họ thích thú, phát triển tốt hơn nhiều so với các công ty lớn (bộ máy kềnh càng/ quan liêu… rất khó xoay xở nếu không thuộc loại hạt giống được chấm ban đầu để tham gia vào đội ngũ kế nghiệp).

Do đó, những ai quan niệm vào công ty nào đó để được ai đó dạy thường đi làm rất chán, vật và vật vờ, nếu không thay đổi thái độ sẽ sớm tự đào thải mình.

5 Likes

Có nhiều công ty tuyển dụng với những mục đích của họ cũng khác nhau (như để quảng bá công tỵ, đào tạo và hy vọng giữ lại được một số người sau kỳ thực tập, hoặc đơn giản họ làm vì trách nhiệm xã hội của công ty), nên chính sách, chương trình thực tập cũng sẽ khác nhau (và chuyện này cũng phụ thuộc rất lớn vô tình hình tài chính, nhân lực của công ty ở thời điểm đó).

Ngoài ra, “được học” hay “bị sai vặt”, hoặc “dạy toàn cái tào lao”, thậm chí là “nó bắt tao tự bơi chứ có chỉ gì đâu”, nó cũng phụ thuộc rất lớn vô thái độ/mindset, kỳ vọng của người thực tập sinh. Bạn nào đó mơ mộng là được vô công ty làm cái này cái nọ, mà đi thực tập bị bắt ngồi đọc documents liên tục mấy ngày, xong trưa team lead nhờ “mua dùm hộp cơm nếu có ra ngoài”, tối đó liền lên mạng than thở “mẹ, đi thực tập mà nó bắt làm osin”.

Kế tới là người “trainer” có tận tâm hay đơn giản thì làm theo task, nói nhiều hay nói ít, thích cầm tay chỉ hay kiểu mày tự học, cần thì hỏi tao… Mấy bạn thực tập thường chưa trải sự đời, nên dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố này mà đánh giá nguyên cả cái công ty.

Xa nữa là hầu hết thực tập sinh đều chỉ trải nghiệm qua 1-2 công ty, và còn lại là … nghe nói, mà cũng là từ những người ít kinh nghiệm vậy.
Ngay cả một ông đi làm 20 năm, qua nhiều công ty, đánh giá của ổng về công ty hay về cái gì đó cũng có thể rất phiến diện, do chủ yếu là từ trải nghiệm bản thân trên số ít công ty từng gặp + nghe nói rôi suy diễn thêm.

Nên tóm lại, 1 là quản lý “kỳ vọng của bản thân khi đi thực tập”, 2 là tìm hiểu thông tin về công ty mà mình muốn tham gia thực tập, 3 là cố gắng hoàn thành kỳ thực tập.

Cái 3 nó quan trọng, nhiều bạn mới đi thực tập 1-2 tuần, thậm chí chỉ với vài buổi là bỏ luôn, vì không đủ kiên nhẫn, trong khi chương trình thực tập thường tầm 3-4 tháng, có khi cả 6 tháng. Mới vô bị thằng trong công ty nói nặng vài câu xong tự ái kiểu “má tao mà còn chưa chửi tao, mày là cái thá gì mà dám chửi tao”, xong thì bổ bỏ, bố xách dép, bố đi về.

5 Likes

Cái đoạn này hay, gợi mình nhớ lại chuyện hồi đó kể về truyền thuyết loài Rồng cho các bạn vừa tốt nghiệp đại học hoặc THPT đang muốn trở thành người lao động. Những bạn nào biết về truyền thuyết đó đều thấy: àh, hóa ra những quả trứng rồng có đến hơn 50% khả năng trở thành trứng ung, thúi hoắc, thêm N% trở thành những con rồng có dị tật chứ chưa hẳn hành được con rồng.

4 Likes

Ý bác đang nói đến hiện tượng “Chọn lọc tự nhiên” trong cty? “Theo tao thì sống, chống tao thì chết” ai chịu khó ngoan ngoãn nghe theo cty, tự âm thầm học hỏi, không chống chế thì được giữ lại làm việc? Còn ngược lại không bị đuổi thì cũng tự nghỉ đúng không bác?

Bạn cũng hiểu phần nào vấn đề, nhưng đó là chuyện ngày xưa.

Còn chuyện ngày nay, người lao động (tạm gọi là trứng rồng) có thể & nên (bỏ thời gian nghiên cứu) chọn môi trường (công ty/ lò ấp trứng) để mà được sinh ra rồng hay gì khác.

Việc chọn lựa gia nhập vào công ty nào đó là rất quan trọng, không thể nộp hồ sơ & dự tuyển vào lực lượng lao động (của cty đó) một cách hú họa được. Một người lao động nên xác định mình chọn vào làm công ty nào cũng quan trọng như việc chọn người bạn đời vậy. Nói không hề khoa trương, điều này quan trọng bởi vì có những người xác định không cần có bạn đời, nhưng không có chỗ làm ổn ổn e rằng hơi mệt mỏi, kể cả tu sĩ.

Thậm chí là nếu công ty có văn hóa yêu thích, phù hợp, có những kỹ sư khôn ngoan, biết rằng sự chọn lựa có tính quyết định sự nghiệp về sau, đã vào công ty đó thông qua việc ứng tuyển vào vị trí bảo vệ hoặc có vẻ chẳng liên quan vì vị trí đúng chuyên ngành có khi lại là cánh cửa hẹp vào thời điểm đó. Cứ vào được nơi yêu thích đi đã, rồi có bước tính tiếp.

Thủy thủ khôn ngoan, hiểu chuyện là thủy thủ biết chọn mùa, vùng biển để ra khơi, chứ không phải cứ đâm đầu vào tam giác Bermuda với hy vọng ta trở thành… huyền thoại. Never!

5 Likes

Bạn đọc bài viết của mod Library để hiểu thêm nhé:

Ở trong trường bạn phải tự học, thì ra ngoài xã hội bạn cũng phải tự học thôi.

7 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?