Con đường trở thành kỹ sư cầu nối?

Em là con gái, đang học kỹ sư phần mềm. Em rất muốn trở thành kỹ sư cầu nối, em đang định bắt đầu từ vị trí tester. Mọi người cho em hỏi, tester có thể lên BrSe không ạ? Nếu ai đã từng đi con đường này, hãy cho em một chút kinh nghiệm đi ạ??? Em cảm ơn.

Ngành này chủ yếu làm việc như Comtor kỹ thuật thôi. Bạn có N2 và giao tiếp ngon là dc.

2 Likes

Mình cũng đang hướng theo con đường này.
Hiện đang học chuyên ngành MIS, đỉnh cao là trở thành 1 BrSE
Thì theo mình thấy ngành này có 4 thứ bạn cần, giống như mình đang học vậy
1. Ngoại ngữ
Phần này mình nghĩ b nên có Ielts 6.5 trở lên, tầm 7.0 là tốt nhất
Đối với tiếng nhật thì N2 là bọn nhật nó hốt bạn đi luôn khỏi training hay test việc
2. Kĩ năng lập trình/ kĩ năng cứng
Cái này theo thế giới thì khoảng 40% của ngành nhưng bên trường minh thì bơm 60% để cho bọn mình đỡ phải lo trong việc tìm nghề
3. Kiến thức kinh tế
Well… cái này chiếm 60%/40% trong tổng lượng kiến thức nền tảng, tùy theo cái cách b chọn ở trên theo tỷ lệ nào
4. Các kĩ năng mềm và khả năng quan sát xu hướng
Cái này hơi mơ hồ, mình thì mới nghe giảng suông chưa được kiểm qua một project cụ thể nào :)) nên cái này b tự tìm hiểu nha

Ahh còn về câu hỏi của b thì bên trường mình xác định rằng ngành này ra làm tester một thời gian mới lên BrSE được nên well :)) Có thể chuyển giữa hai ngành b ạ

Có một câu nói của thầy cố vấn của mình như thế này:
“Đối với một BrSE mà nói, ngoại ngữ chỉ ở mức khá thì coi như là mù chữ” nên nếu b đang là sinh viên thì bơm ngoại ngữ nhiều vào nha :))

1 Like

bạn sinh năm 1999 à .mà banjk học đâu thế

Cám ơn bạn nhiều nha

Mình học ở đà nẵng b ơi, sinh năm 99 hiện đang là năm 1 nhưng bên mình có kế hoạch cứng cho 4 năm học rồi

mình đọc cái comnet trên của bạn thì phải là sv năm 4 or đi làm rồi . bạn thật giỏi biết vạch ra những thứ mà mình cần trên con đường của mình

1 Like

@@ không phải đâu b ơi :)) cái này là do bên trường mình nó có cái hướng nghiệp đầu năm đó :)) chứ không phải mình tự biên tự diễn đâu :))

BrSE chủ yếu giao tiếp khách, là cầu nối giữa khách và dev, nên thiên về giao tiếp và tư vấn kĩ thuật, chi phí cho khách hàng, thời gian hoàn thành sản phẩm.

Kĩ thuật không cần chuyên sâu nhưng cũng nên từng trải qua code, tức là bạn nên theo developer thay vì tester. Kĩ thuật để biết được phạm vi dự án tới đâu và thời gian hoàn thành bao lâu. Đừng để gây ra tình huống do ước lượng sai dẫn tới dự án trễ dealine, nhận dự án quá khó với dev team.

Kĩ năng giao tiếp để biết cách đối nhân xử thế với khách hàng. Không phải khách hàng nào cũng thiện chí, có khách rất là ngoan cố, cố gây hấn với mình, chỉ cần mình nặng lời là cắt đứt hợp đồng, rất thiệt hại cho công ty, dù công ty mình không ưa người khách đó.

Ngoài ra cũng phải học cách từ chối, dù khách quen năng nỉ, chỉ cần làm dự án nhỏ, không kiến trúc, nhưng sẽ rất mệt về bảo trì sau này, không chỉ cả dev team mà còn phải thương thảo lại khách nhiều lần. Nên đặt yêu cầu tối thiểu về mặt kĩ thuật, cần chất lượng không cần số lượng.

Đó là kinh nghiệm mình nhặt được từ người khác. Bạn có thể tin hay không cũng được. :joy:

2 Likes

Trong diễn đàn có đại ca này làm BrSE cho Nhật nè.

Mọi người hay nghĩ BridgeSE là một “nghề”, nhưng từ góc nhìn của mình thì:

  • BridgeSE là một “vị trí” sinh ra trong ngữ cảnh hẹp là ngành công nghiệp outsource cho Nhật.
  • Người làm BridgeSE phần nhiều là những người làng nhàng cả về kĩ thuật lẫn ngôn ngữ, nhưng do đặc thù của ngành này ở Việt Nam nên lại hưởng mức lương cao hơn cái mà họ đáng hưởng.

Nếu bạn có khả năng kĩ thuật, hãy bỏ việc hiện tại và đi làm cho cty khách hàng, bạn sẽ hưởng mức lương/đãi ngộ cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn có khả năng ngôn ngữ / communication, hãy bỏ IT đi sale hoặc … mở công ty outsource để đi thuê những ông bridgeSE về kiếm tiền cho mình.

Đừng bao giờ coi BridgeSE là một “nghề”.

6 Likes

Bác nói vậy làm em @@ quá @@, thế ngành em ra làm gi ạ @@ em học ngành MIS ( Hệ thống thông tin quản lý)

Bác ở Nhật gần 10 năm, trải nghiệm dày dạn nên mình thấy bác nói vậy không sai chút nào.
Nhưng các bạn trẻ muốn hướng đến “vị trí” BrSE thì cũng không phải lựa chọn tồi.
Thứ nhất là ngôn ngữ + ngoại ngữ nó làng nhàng nên ai cũng có thể theo được, chỉ cần chịu khó chứ chả cần tố chất gì cao siêu.
Thứ 2 là đãi ngộ, như bác nói là hơn cái đáng được hưởng, vậy thì quá tốt còn gì :slight_smile:
Mình là chủ blog kysubrse và cũng là người nói nhảm trên cái bài pv của IT việc.
Bác đang ở ga nào ? gần Yokohama ko anh em gặp nhau cafe tâm sự.

1 Like

Bác nói thật chính xác, nhưng nhân tài như bác giỏi cả kỹ thuật và tiếng Nhật thì đã đi sang Nhật làm cho khách hàng. Vậy nên cũng nên chấp nhận người “làng nhàng cả về kĩ thuật lẫn ngôn ngữ” chứ các công ty cố kiếm người đủ cả hai nhưng không có.
Đừng bao giờ coi BridgeSE là một “nghề”. vì số lượng tuyển khá ít, phải thật thạo ngôn ngữ N2 và khi thiếu có 1 thành viên leader dev, QA có thể kiêm tạm (team 5 dev + 5 test thì chỉ có 1 BridgeSE)
Dạo này “Ép tao tê”,itviec đăng bài quảng cáo “BridgeSE là một nghề” thu hút rất nhiều bạn vào nghề, chuyển nghề dù nó chỉ là một vị trí giống Project Manager.

2 Likes

Nhưng các bạn trẻ muốn hướng đến “vị trí” BrSE thì cũng không phải lựa chọn tồi.

Reply của mình dựa trên tiền đề là: không ai muốn suốt đời làm một người làng nhàng. Vậy nên cái “vị trí” BrSE là rất tồi, bởi nó hướng bạn đến một định hướng … làng nhàng.

Thứ 2 là đãi ngộ, như bác nói là hơn cái đáng được hưởng, vậy thì quá tốt còn gì :slight_smile:

Về đãi ngộ, nó sẽ tốt về mặt ngắn hạn, nhưng lại tồi về mặt dài hạn. So với những người cố gắng vượt lên một trình độ nhất định ở một mảng nào đó (kĩ thuật hoặc ngoại ngữ), thì mình cam đoan đãi ngộ của vị trí BrSE sẽ thấp hơn rất nhiều.

Bác đang ở ga nào ? gần Yokohama ko anh em gặp nhau cafe tâm sự.

Nếu bạn có vào chơi trung tâm Tokyo thì mình có thể đi cafe :slight_smile:

nhưng nhân tài như bác giỏi cả kỹ thuật và tiếng Nhật thì đã đi sang Nhật làm cho khách hàng.

Mình chả phải nhân tài, mình cũng không làm cho “khách hàng”.

Vậy nên cũng nên chấp nhận người “làng nhàng cả về kĩ thuật lẫn ngôn ngữ” chứ các công ty cố kiếm người đủ cả hai nhưng không có.

Mình nói từ góc nhìn của người đi làm việc, chứ từ phía công ty thì tất nhiên họ tuyển được ai giải quyết vấn đề của họ là tốt rồi, chứ cũng chả quan tâm định hướng cho những ông đó.

Để tóm gọn lại, có thể xã hội, hay là thị trường hiện tại cố vẽ nên một cái nghề gọi là “bridgeSE”, nhưng từ phía là một người đi làm, một người không muốn làng nhàng cả đời, thì việc coi đó là một vị trí tạm thời trong lúc chưa tìm được chỗ thoát, là một quyết định cá nhân mình nghĩ là đứng đắn.

4 Likes

Hay lắm ạ, em cảm ơn anh nha.

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?