Cơ hội và thách thức khi muốn theo ngành game

Các anh chị đã và đang làm trong mảng game có thể cho e xin một vài lời khuyên nếu như muốn theo ngành này được không ạ. E đang phân vân giữa việc nên theo game hay web, e thì muốn làm dev game hơn n mà đọc các topic trên mạng có vẻ không quá khả quan cho lắm @@.

1 Like

Thường những nhà lập trình game là những người đã chơi game và mod miếc game từ thời còn là một cậu nhóc, điều này xảy ra trước khi vào học cấp 3.

Những ai mà cho đến khi học đại học CNTT mới nghĩ tới việc làm game => xin né game ra, trừ khi anh ta là học về khoa học máy tính nhưng đồng thời là nhà toán học, chuyên đưa ra các giải thuật để giải quyết những vấn đề hóc búa về đồ họa, encoding, transcode,…

Vì thế, nếu người hỏi đang có tham vọng tham gia vào ngành công nghiệp game để làm ra các sản phẩm bom tấn như các game do Valve, Electronic Arts, Activision Blizzard tạo ra & phát hành thì quên đi. Hãy đọc câu chuyện của Gooseman https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Minh_(nhà_sản_xuất_trò_chơi_máy_tính) để nắm rõ thách thức của ngành này trước khi dấn thân.

10 Likes

cày hết đống này rồi tính tiếp.

6 Likes

hmm… e nghĩ anh nói như thế là chưa hợp lý. có người 20 tuổi đã thành công có người 30 tuổi thành công nhưng cx có người đến 50 tuổi mới thành công.
Đừng chạy theo đồng hồ thời gian của người khác

5 Likes

Đống này cũng khoai nhưng ko phải cày hết tất cả.

Mỗi level pick ra 1 hoặc 2 cuốn đại diện nhất (đường không nét đứt), học theo kiểu nhảy cóc chứ một level lôi hết ra thì biết bao giờ

5 Likes

Có 1 hướng đi là : sang Mỹ làm việc, apply trực tiếp vào các công ty này. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng có thể vẫn được, bạn bè mình giờ nhiều người làm ở nước ngoài lắm ( tất nhiên phần lớn vẫn là dạng cty cử đi onsite , nhưng cũng có người chơi trực tiếp, đủ lông đủ cánh rồi là nhảy hẳn ra ). Chỉ trừ các công ty vũ khí thì nó mới yêu cầu bắt buộc phải là dân mỹ thôi, ngoài ra vẫn có cơ hội.
Ví dụ : tuyển dụng của EA (Electronic Arts)
What you’ll do…

Write C/C++ code, with a deep knowledge of gameplay.

Work closely with designers, artists, and animators to design systems and make something great.

Fix tricky bugs and solve complex problems.

Proactively identify and deal with issues.

Create a game with fast, responsive controls and fluid gameplay.

Ideally, you’ll have…

Passion for making and playing games.

Extraordinary C/C++ skills.

Strong interest in all parts of the code base, as well as making really solid game play. Experience with multi-threaded programming.

Excellent math skills with an emphasis on 3D math.

Tức là cần học trọng tâm C++ và toán, và tát nhiên là tiếng anh .

Đây là suy nghĩ theo kiểu cầu toàn, dễ dẫn đến tự thua, kiểu tư duy này nên tránh, không chỉ game mà nhiều mảng khác. Trước khi ra nước ngoài làm mình cũng nghĩ như vậy, kiểu muốn vào được cty người ta làm thì phải biết đủ thứ, phải giỏi đủ kiểu. Thực tế không như vậy. Chả cần cao siêu gì cả, họ chỉ cần những thứ rất basic, ban đầu vào tuy chẳng hiểu gì nhưng dần dần làm ngon hết.

6 Likes

Đầu tiên mình muốn nhấn mạnh một điểm này: game cũng chỉ là 1 cái application thôi. Đừng nghĩ nó cao siêu.
Trường mình dạy 2 chương trình: Game Design và Software Engineering: Real-time system. Mình chưa gặp ai học Game Design hết nên mình không thể biết nó như thế nào. Real-time system thì mình được học chủ yếu là C++ và một phần C# để biết cách dùng Unity.

Những thứ mình đã học và sẽ học:

  • Real-time system: Multithreading architecture: viết một cái audio engine trong 10 tuần dùng đa luồng ở mức cơ bản nhất: mutex hết. Ko được dùng atomic weapon hay mấy cái cao siêu.
  • Real-time system Networking: xử lí trong Networking thôi.
  • Software Architecture in Real-time system: học về design pattern để làm 1 game cùi bắp trong 10 tuần sử dụng game engine được viết 1 cách cùi bắp nhất có thể. Lý do: hạn chế việc phụ thuộc vào engine đó. Được mệnh danh là job hunter. Trước khi học nghe viết khoảng 100 class cho cái game này và dùng khoảng 10-15 design pattern mình tưởng giỡn cho vui. Xong rồi ngồi đếm thì chắc khoảng 120 class. Có 1 ông cũng lớn tuổi học chung nói với mình thế này “I’ve been married for over 20 years, and my wife has never seen me this stressed before.” Nếu rảnh thì mình sẽ post cái UML lên cho mấy bạn chém gió.
  • Optimize C++ 1 & 2: học về cách optimize C++ và multithread trong C++.
  • Graphic rendering: học toán rồi OpenGL.
  • Game Engine 1, 2, 3: trong 3 học kì liên tiếp mình sẽ tự làm 1 cái game engine từ con số không sử dụng OpenGL. 1 mình nha, không có nhóm đâu. Viết math library, memory system sử dụng win32 API, vân vân và mây mây rồi dùng nó trong cái game engine của mình.

Tất cả điểm chung của các lớp này là tụi mình không được dùng container, STL. Array cũng rất hạn chế, chỉ dừng lại ở mức buffer. Data structure là mấy dạng biến đổi của linked list.

Vậy khi học ra tụi mình có làm tự game được không? 90% là không. Vậy kiếm được việc gì? Graphic Rendering Engineer, Audio Engineer, Game Engine Engineer, AI Engineer for Computer Game.
Bản thân 1 cái game nó gồm nhiều cái nên bạn có thể xin việc ở mảng mình thích: graphic, audio, AI như mình nói ở trên.

Những người học ở trường mình đa phần là làm high frequency trading. Những người làm trong ngành game cũng không thiếu. Một vài tựa tiêu biểu Fortnite, Mortal Kombat 11, Spiderman PS4 hoặc là graphic/audio engineer cho Disney, Universal. Những người này không biết tất cả như Fullstack hay DevOps nhưng họ là chuyên gia trong mảng họ làm. Ra trường kiếm được việc trong ngành game luôn trong 0-2 năm đầu chứ không phải là 5-6 năm kinh nghiệm nhé.

Kết luận lại: như mình nói, game chỉ là 1 cái application bình thường. Đến Sony còn dùng từ application thay cho game trên PS4. Bạn chọn mảng mình thích thì vẫn theo được chứ 1-man-army như Lê Minh thì 1 trong 1 triệu bạn nhé. Còn nếu bạn muốn tự làm game indie thì 90% là đói.

12 Likes

Cũng có một số bạn có suy nghĩ giống vậy nè, ngộ ra xong chạy… mất dép.

6 Likes

Không, vấn đề là mỗi người đã được sinh ra làm cái gì đó ở đời, cái đó thường khởi nguồn từ rất sớm trong cuộc đời họ. Cứ đọc tiểu sử của tất cả những người nổi tiếng trên thế giới mà xem, thuở nhỏ của họ đã nhen nhóm cái mà họ làm trong tương lai, rất hiếm có ai đến khi trưởng thành mới phát hiện ra mình làm tốt cái gì đó xuất sắc hơn người khác.

Người ta hay an ủi nhau rằng “đừng chạy theo đồng hồ của người khác” nhưng người khác đã xuất phát từ rất sớm, và họ chạm tay vào đỉnh cao ở tuổi 20, còn những người vào độ tuổi 20 mới bắt đầu, sao còn có thể. Đó là chưa kể những thứ bắt đầu muộn là không thể: múa, xiếc, võ, đánh cờ, biểu diễn âm nhạc,… Nếu bạn không tin như vậy thì cứ về nông thôn sống sẽ rõ, người ta ra đồng từ gà gáy, bạn đến đứng bóng mới vác cuốc ra thì đừng mong bạn có thành quả dù bạn có khỏe như Hẹc Quyn.

7 Likes

Đúng vậy anh nói rất đúng : “bạn đến đứng bóng mới vác cuốc ra thì đừng mong bạn có thành quả dù bạn có khỏe như Hẹc Quyn.” Nhưng mà anh có nghĩ 20 tuổi là quá sớm để nghĩ đến việc từ bỏ không, chỉ vì người ta đã đi trước rồi người ta đã thành công ở tuổi 20 nên mình cũng phải giống như nta nên làm sao còn có thể và mình chọn cách từ bỏ ?? Câu chuyện về cha đẻ của KFC, PUBG ? Và còn rất nhiều những câu chuyện khác nữa mà ta chưa hề biết tới. Nếu như ai cũng nghĩ như anh thì họ sẽ chả bao giờ bắt đầu vì họ nghĩ đã quá muộn để bắt đầu :v. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nên thời gian của mỗi người sẽ khác nhau chẳng qua cái tư tưởng của xã hội đã quy chụp một cái rất là chung chung là phải thành công ở tuổi bn rồi lấy vợ ở tuổi bn, trước 30 tuổi phải có nhà có xe… rồi thế này thế kia. Mọi thứ đều chỉ là tương đối :v.

Cmt này nó không liên quan gì tới topic ở trên cả chỉ là e quá bức xúc trước quan điểm của anh. E không giỏi viết văn câu cú có thể hơi lủng củng chỉ là e muốn bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. E cảm ơn.

1 Like

Muốn làm gì cũng phải tích lũy, nên không phải là không có cơ sở. Startup cần tích lũy còn nhiều hơn.

5 Likes

Bạn hoàn toàn hiểu sai ý của mình. Ý của mình là bắt đầu từ trong “cơ duyên” chứ không phải bắt đầu từ trong độ tuổi 20, 30 nào đó cụ thể. Cho đến năm 18 tuổi mà bạn chưa một lần nhìn thấy trái me, thì khi bạn nhìn thấy trái me bạn có chảy nước miếng (nước bọt) không?

Bạn nhận thấy đến 20, 3x, 4x tuổi nào đó mới gặp cơ duyên để bắt đầu một cái gì đó thì mình cho rằng bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần mới đuổi kịp những người đã ở vạch đích. Câu chuyện Thỏ & Rùa sẽ giúp bạn, hy vọng nó không chỉ là ngụ ngôn mà có thể áp dụng vào đời thường với một số thanh niên cho rằng có khả năng thay đổi cơ duyên bản thân.

Bạn có thể tin rằng bạn nỗ lực và đuổi kịp, không từ bỏ, kiên quyết là điều bạn có thể đạt được mức nào đó cũng kha khá, cứ tiếp tục, mình chẳng thấy cần phải chê cười hay phản bác gì. Mình thì không, mình không tham gia vào những cái mà nhìn vào đó mình thấy hồi nhỏ mình chẳng hề dính dáng gì đến nó. Mình không có khả năng thay đổi được kết nối nơ-ron trong não. Những con số thống kê, và những phép toán về xác suất đối với mình rất quan trọng, nó cho thấy việc “bỗng nhiên” nảy nòi ra cái gì đó là chuyện của Thượng Đế, nó ngoài tầm với của bản thân. Người ta không thể tự tạo ra chính mình.

(Thêm đoạn vui vui trong lập trình: nhiều lập trình viên tin rằng họ có thể viết ra nhiều phần mềm mà không ai khác có thể làm. Nhưng rồi cho đến một ngày họ chợt phát hiện ra họ phải đợi có máy tính có chứa tập lệnh nào đó, còn không thì có cố cũng không làm sao được, bởi phần cứng không hỗ trợ thì lập trình kiểu gì?)

Vậy đấy, bạn cứ xem câu chuyện của ông KFC xem có phải là ông “đại tá” chiên cánh gà từ khi ổng còn thiếu niên? Công thức bỗng nhiên ổng tạo ra khi ổng về già chắc? Hãy tìm hiểu cho kỹ.

Ông tạo ra PUBG khả năng cao là ổng chơi game từ lúc ổng còn phải nhờ mẹ rửa đít. Từ những “hạt mầm” đó, nó mới gieo vào trong suy nghĩ của người ta họ làm gì, phấn đấu ra sao.

Không hề có một ý niệm gì (trước tuổi 20) mà đâm đầu vào (cái gì đó mới biết gần đây) thì mọi độ tuổi đều không thích hợp, nó KHÔNG đồng nghĩa “quá sớm để nghĩ đến việc từ bỏ” gì ở đây.

Ngay cả ông Trump, người ta luôn cho rằng ổng không phải chính trị gia chuyên nghiệp, cứ đọc tiểu sử ổng đi, xem thử từ lúc nào ổng có ý định sẽ tham gia vào chính trường sẽ rõ.

3 Likes

Em nó hỏi về định hướng các bác lại phan cho nó một đống kiến thức ngành làm cái gì ???

Tóm lại ai cũng có ý đúng cả nhưng mình sẽ tóm tắt lại để không phải mất thời gian cãi nhau làm gì.

Game có 2 loại một là đơn giản và loại thứ 2 thì nâng cao. Các công ty làm game lớn sẽ có đội ngũ chuyên nghiệp của họ nhưng các công ty đó cũng từ 1 vài lập trình viên rồi mới phát triển lên chứ phải 1 cái kiếm ra 1 đội ngũ chuyên nghiệp liền.

Còn về thành công trong nghề này thì mình thấy quan trọng nhất là ý tưởng. Không biết bạn bao nhiêu tuổi, bạn đang có gì. Lấy ví dụ như slither.io trước đây là một người vô gia cư nhưng khi có ý tưởng thì người ta từ không bik gì sau tìm hiểu cũng làm đc.

Kết luận lại nếu bạn đam mê cái gì thì hãy theo định hướng mặc dù không có ai ủng hộ.

Câu nói mà mình tâm đắc nhất là “Thiên tài luôn lựa chọn khác biệt” !

4 Likes

Tại bạn chưa “ngộ” thôi, chứ khi “ngộ” rồi thì bạn sẽ cảm thấy việc làm game (hoặc bất cứ việc gì khác) cũng không có gì đặc biệt.

4 Likes

Hà Mã Tím đáng yêu nghĩ câu này hơi chưa đúng, nó nên là "Thành công vượt bậc thường bắt đầu từ những lựa chọn khác biệt"
Nghĩa là nếu ai cũng nghĩ như nhau thì ai cũng sẽ thành công nhưng chỉ bình bình, muốn vượt lên trên thì phải nghĩ khác nhưng không phải cứ nghĩ khác là sẽ thành công.

4 Likes

Hà Mã Tím đáng yêu cám ơn bạn đã bổ sung !!
Ý mình muốn nói là các bạn khi xin lời khuyên của người khác hãy là chính mình đừng bị dao động bởi những lời của ai cả vì họ không phải mình, mọi lời khuyên đều là tham khảo. Cũng như ai đó nói với mình đừng làm việc đó nó có thể thất bại nếu mình ko làm thì mình đã thất bại trước khi bắt đầu.
Bởi vậy hãy thử sức với việc mình thích dù thất bại thì bạn cũng đã cố gắng vì điều mình thích !!!

2 Likes

Không có cơ hội nào mà không có thách thức! Nếu cơ hội là quả bóng thì hình dung mình có thể là cầu thủ trên sân như CR7 được không? Nếu quả bóng lăn vô chân nhưng bạn là ông trọng tài thì phải nhảy qua chỗ khác ngay. :slight_smile:

Khi hình dung mình là CR7 để đón quả bóng (cơ hội) thì đừng có hình dung CR7 chơi bóng thế nào. Mà hãy hình dung CR7 “khổ” luyện thế nào!

Mình thấy bên trên nhiều ý kiến kiểu “bàn lùi”. Mình thì muốn bổ sung thế này:

  1. Đừng bao giờ đầu hàng. BẠN CÓ THỂ LÀ KẺ THẤT BẠI nhưng ĐỪNG BAO GIỜ LÀ KẺ ĐẦU HÀNG.

  2. Theo đuổi hạnh phúc, đừng nhằm vào thành công hoặc định nghĩa thành công ở đâu đó. Nếu bạn thấy hạnh phúc với việc đó thì nhảy vào! Chiến…!

Mấy đứa trẻ nó thành công sớm cũng bởi cái hạnh phúc, niềm vui discovery của chúng nó, lúc đó chúng nó còn chưa có target. Thành công là hệ quả.

Ở tuổi lớn hơn bạn có cả niềm vui khi làm điều mình thích, bạn hạnh phúc hơn và có cả target, bạn sẽ chạy mạnh hơn, nỗ lực hơn và có kế hoạch rõ ràng hơn.

Không tin cứ gọi điện hỏi CR7 coi! Rủ bao hắn đi nhậu, ăn chơi chác táng hắn sẽ từ chối với câu “Tớ đang hạnh phúc với khổ luyện!”

4 Likes

Hm, cảm ơn cậu về point này nhé! :smiley:
FYI, hình như bạn ấy đưa ra quyết định rồi. Tớ nghĩ topic này chắc không giúp được bạn ấy gì nữa rồi :smile:

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?