Các bác ơi em từng học lập trình VBA, rồi được bạn tư vấn nhảy qua học ngôn ngữ lập trình Javascript để dễ xin việc. Mà đến đoạn học OOP trong javascript em thấy khó hiểu quá. Em có tìm hiểu trên mạng thì thấy OOP người ta khuyên học bằng Java chuẩn nhất. Em có nên chuyển qua Java rồi mới qua Javascript không ạ? Em có định hướng làm frontend 1 thời gian rồi nhảy qua backend.
Chọn ngôn ngữ đầu tiên: Java hay Javascript?
Bạn đặt câu hỏi như thế này thì VBA mới là ngôn ngữ đầu tiên của bạn chứ nhỉ.
bạn học VBA từ lúc nào? vì sao lại học VBA?
Nếu bạn của bạn đã tư vấn như này, thì tại sao bạn không hỏi tiếp người đó câu này?
Câu này mình không ý kiến
Tới đây mình lại có thắc mắc, bạn đang muốn học cái gì? Javascript hay OOP?
Frontend với Java thì liên quan gì nhau?
VBA thì mình chỉ học sơ để viết 1 số module nhỏ phục vụ cho việc làm Excel trong kế toán chứ không đi sâu vào bạn ạ. Mình quyết định nhảy qua mảng lập trình web, javascript là ngôn ngữ mình chọn nghiên cứu kỹ đầu tiên để kiếm việc.
Em học VBA để phục vụ cho việc làm các báo cáo excel. Em chỉ học một khóa của thầy Nguyễn Đức Thanh trên hocexcelonline, rồi sau đó viết các module VBA kiểu copy code chứ chưa hiểu sâu. Sau đó em quyết định nhảy hẳn sang mảng lập trình web. Bạn em tư vấn lộ trình học Javascript > ReactJS > Nodejs. Khi học ReactJS em thấy có 2 style viết code đó là sử dụng Class Component và Functional Component. Phỏng vấn xin việc người ta vẫn sẽ hỏi về class component dù bây giờ ít dùng. Rồi khi chuyển qua backend em có thể sẽ phải làm việc với mô hình OOP nhiều hơn nữa (vd như học thêm ngôn ngữ Typescript). Nên em muốn nắm vững OOP trong JS hơn. Em nghe nói Java là ngôn ngữ tường minh hơn JS, mà định hướng lâu dài của em là làm backend nên cần nắm vững những khái niệm cơ bản. Bắt đầu bằng JS thật sự gian nan, bác tư vấn giúp em lộ trình để em có thể làm chủ được JS với.
Đọc tới đây, việc lựa chọn của bạn trông có vẻ không có vấn đề gì, rất bình thường
Giải thích thêm cho bạn về việc phỏng vấn người ta lại hỏi cái thứ “ít dùng”: đó là bạn nghĩ, vì bạn không thấy hoặc ít thấy người ta dùng, không có nghĩa là các công ty không dùng, project mới có thể họ cũng sẽ không dùng, nhưng những project hiện tại nó vẫn đang dùng, và người ta cũng cần “dev react” chứ không phải một người chỉ biết mấy bài tutorial react
Tới đây là đủ rồi, làm được tới đây rồi tính
Nên, Nghe nói: Bớt đọc mấy cái bài viết chém gió loè người lại thì tâm sẽ an yên hơn đấy
Bản thân bạn đi không vữn, thấy người ta chạy rồi chạy theo thì bảo sao không thấy khó
Java tường minh hơn JS, định hướng theo backend, với khái niệm cơ bản có liên quan gì nhau?
Bạn hoàn thành đoạn ở trên đi, rồi tự bạn sẽ biết bạn cần làm gì, nhìn đường người ta “vẽ” làm chi để rồi thấy mông lung
Chân thành cảm ơn bác đã dành thời gian tư vấn. Em cũng tay ngang nhảy ngành nên còn nhiều cái mông lung lắm bác ạ. Hiện tại thì em đang bị kẹt với nhiều khái niệm khó hiểu khi học OOP trong JS. Bác có thể tư vấn em 1 số sách/khóa học hay được không ạ?
bạn học chương trình nào mà OOP, bỏ ngay đi,
w3school, freecodecamp, trang chủ react sao không học?
Em sử dụng tài liệu trên MDN bác ạ, w3schools bạn em khuyên không dùng vì lỗi thời và thiếu nhiều. Freecodecamp em có lên làm thử, nội dung cũng thiếu nhiều và sơ sài. Trang chủ React có 2 phiên bản cũ và mới, bản mới đã bỏ cách viết theo kiểu Class Component, và viết theo kiểu Functional Component bác ạ, nội dung viết cũng hơi khó hiểu. Em đang tìm hiểu về viết code theo style Class Component, để sau này phỏng vấn, hoặc maintain các dự án cũ như bác nói, mà có nhiều khái niệm liên quan tới OOP như Class, constructor, super, extends, getter, setter… làm em thấy khá rối. Bác có thể tư vấn em 1 số sách/ khóa học liên quan được không ạ? Em có nên chuyển qua Java để hiểu sâu hơn các khái niệm này không bác?
Bạn có link nào nói về cái này không?
bạn học được bao nhiều giờ trên này mà bảo sơ sài? vì sao bạn cho rằng nó sơ sài? thiếu cái gì?
bạn không hiểu chắc gì do nội dung khó hiểu? tại sao không phải do bạn không đủ cố gắng, hay vì bạn thiếu căn bản?
Rối như thế nào? gặp thông báo lỗi gì? cụ thể bạn code cái gì?
tư vấn cái gì bạn cũng chê
bạn đã bỏ thời gian ra đọc nội dung của cái link đầu tiên chưa? có gì không hiểu, có search thêm cái không hiểu đó không?
ok, chắc tại không biết “OOP”, để thử search setter của java ra được cái gì, dễ hiểu hơn không
ra được đoạn code kiểu như này ở cái link đầu tiên
vậy nó có liên quan gì tới javascript không?
vài phút là bạn đã có thể kiểm chứng được
cái vớ vẩn nhất của các bạn newbie là đi khắp nơi xin lời nguyên và nguồn tài liệu học, nhưng thái độ học lại không tốt, luôn mong muốn một cái gì đó giống như bí kíp võ công tuyệt thế, học vào xong là vô địch thiên hạ giống như trong phim
nghe hoặc đọc từ vài nguồn gì đó những bài viết với có title rất là thần thánh, xong lại ảo tưởng rằng ta đây hiểu biết rộng, rồi đi trên con đường đầy hoa mà người ta đã chỉ mà không biết bên dưới toàn là gai
để rồi thất bại thì đổ thừa tại tài liệu học, tại sách dỡ, tại người dạy kém chứ không nghĩ là tại bản thân có một thái độ không tốt
chốt lại, nếu bạn thấy rằng w3school hay freecodecamp không có giá trị với bạn nữa, thì bạn đã đủ trình dộ để đi làm công việc liên quan đến javascript rồi, tìm việc thôi
ở đâu bảo w3schools lỗi thời vậy. sự thật là đi làm +4 năm kinh nghiệm rồi, quên thì lên đó coi chứ ở đó mà lỗi thời, w3schools nó viết rất chuẩn, hay còn gọi là chuẩn như sách giáo khoa, bạn học được gì trên đó mà bảo nó lỗi thời, thiếu, sơ sài, nó chỉ rất cụ thể, dành cho người mới học, tài liệu free nữa, mà bạn giống kiểu như là phải nói sao nhỉ, kiểu muốn cân tất cả mọi thằng trong game luôn đấy, mình hỏi thật, bạn dành thời gian bao lâu để học code, người ta cho bạn nguồn tài liệu này, mình chắc là bạn chưa đọc luôn, nghe người khác bảo ,à thằng này sida lắm, thiếu lắm, không nên học, thế phải kiếm nguồn nào nó cầm tay chỉ việc tận tình, chỉ từ a đến z mới học hả, rồi học có hiểu gì không, mọi khóa học đa số đều dựa trên thằng w3schools cả, những phần nâng cao hơn, làm dự án này kia thì người chỉ dựa vào kĩ năng, kinh nghiệm làm việc của mình để chỉ cho bạn, mà thành thật mà nói, nếu bạn học trên những tài liệu mà bạn tên gì cũng được chia sẻ thì bạn có thể tự tìm thêm những nguồn tài liệu khác, chinh chiến nhiều hơn rồi, đừng có hở tí nghe người khác bảo thằng kia thiếu, làm sơ sài, w3 mà lỗi thời, thiếu nhiều thì làm gì còn trụ đến bây giờ, tập thêm kĩ năng tìm kiếm gg của bạn đi.
Có nhiều nguồn trên google nói về vấn đề này bác ạ, em dẫn chứng cho bác 1 bài thảo luận trên freecodecamp:
Hoặc đây là 1 bài thống kê so sánh số lượng thuộc tính liệt kê trong MDN và W3schools:
Em đã học qua html css javascript và cả 1 phần reactjs bác ạ. Nội dung trong freecodecamp theo em thấy là đã lỗi thời (ví dụ như còn dạy bootstrap 4…), với kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi, khá qua loa.
Có lẽ là vì thiếu căn bản bác ah, do em dân trái ngành nhảy sang. Thường dân chuyên ngành họ có nền nên đọc docs là ok rồi. Cách tiếp cận của em là khóa học online > docs > sách kết hợp thực hành dự án, stackoverflow.
Thực ra em đã học sơ qua Java qua 1 khóa online, và ấn tượng ban đầu là thấy Java có cú pháp dài hơn, chặt chẽ hơn JS, OOP thể hiện 4 tính chất rõ ràng. Điều lo lắng nhất của em khi tiếp cận JS đó là khi học JS đó là nhiều khái niệm em sẽ chưa được tiếp cận như khi học C, C++, Java. Bác toidicodedao cũng nhận xét JS là một ngôn ngữ khá “sida”.
“Nếu muốn học bài bản thì tốt nhất em nên học Java (C++ có phần memory management hơi phức tạp). JS có thể lập trình được nhiều thứ hơn, nhưng mới đầu nhảy vào học JS ngay sẽ dễ ngộp, dễ hổng kiến thức. Bằng chứng là các trường đại học hầu như không trường nào dùng JS để dạy sinh viên lập trình cả (Một số bootcamp thì có vì nó dễ bắt đầu, dễ làm sản phẩm)”
Nên việc em đang thắc mắc là có nên đào sâu về Java để có nền tảng vững chắc hơn khi phát triển sau này. Em dự định theo 1 ngôn ngữ vài năm để có nền vững chắc rồi mới chuyển qua code ngôn ngữ khác.
Cái này bác kết luận vội vàng, vì em đã có sự tìm hiểu nhất định, chỉ do là người mới nên có 1 số điều không hiểu rõ. Những trang như w3schools, MDN, freecodecamp… em đều đã trải nghiệm rồi. Khóa học online, docs, sách, stackoverflow… em đã từng sử dụng trong quá trình học. Ví dụ như riêng về sách JS thì có rất nhiều cuốn, chọn cuốn nào hay để đọc cũng là 1 vấn đề. Trong môi trường Internet đầy rẫy thông tin, thì việc có được những tài liệu, chỉ dẫn đúng là rất cần thiết.
Em đã đọc và so sánh W3schools và MDN bác ạ, MDN họ viết đầy đủ và chi tiết hơn, dẫn chứng thì bác xem post bên trên. Em lựa chọn MDN làm nguồn tài liệu tham khảo.
Đó cũng giống như là thảo luận trên daynhauhoc này, cũng là ý kiến cảm quan cá nhân
Bạn coi đó là chân lý?
MDM và w3school hướng đến 2 mục đích rất khác nhau, mang nó đi so sánh đã là sai lệch
cũng giống như so sánh học đại học 4 năm với học trung tâm 4 tháng, bên này chê bên kia học quá nhiều thứ, không focus vào thực tế, bên kia lại chê bên này chả dạy nền tản gì
cũng giống như xe máy chê xe hơi đắt, không luồng lách được hẻm hóc, thiếu linh hoạt, xe hơi thì chê lại xe máy chạy trời nắng nóng, nguy hiểm
Link thứ 2, liệt kê số lượng css property, nói cho bạn biết luôn, 1 dev frontend 3 năm kinh nghiệm và chỉ dev frontend only, làm bài test trên linkedin còn không qua được 3/10
số lượng property sử dụng hằng ngày, cực kì ít so với số lượng mà trình duyệt hỗ trợ
Mình làm tới technical lead mà còn chưa thoát khỏi những gì w3school có, mà bạn chỉ đọc mấy bài viết như thế đã chê w3school không đủ để học?
mục tiêu cuối cùng của bạn là gì? học thật nhiều? hay là làm được thật nhiều?
bạn nghĩ làm dev là biết nhiều cú pháp, nhiều class, method, property là đồng nghĩ tới dev đó là giỏi?
bạn nghĩ gì khi nói “còn dạy bootstrap 4” là lỗi thời? bạn có biết trong các trường đại học, giờ vẫn còn dùng những sách của năm 199x không?
mục tiêu của bạn khi đi học là gì? giống như ở trên, học cái gì đó mới nhất, ghi nhớ thật nhiều class, method, property?
riêng mình thì cảm thấy freecodecamp nó quá chi tiết, quá nhiều đấy
dừng nói những câu chung chung như là kiến thức sơ xài, qua loa
nói gì cũng phải có dẫn chứng rõ ràng, đã là người làm kĩ thuật, thì khi nói gì về kĩ thuật cũng phải rõ ràng, đi làm cũng thế thôi,
bạn nói api không gọi được, gặp bên đối tác cọc thì ngừoi ta chửi cho, mà chửi còn nhẹ, complain với sếp bạn nữa là khác
bạn đã gọi endpoint nào? truyền header gì? body gì?
api đó có nhận request hay không?
api đó có phản hồi hay không?
api đó trả status gì?
api đó trả header như nào?
api đó trả body gì?
tất cả đều phải nói rõ ràng, kể cả khi api nó không work là sự thật, nhưng bạn nói theo kiểu chung chung thì bạn là người bị chửi, bạn là người làm trễ deadline chứ không phải người ta
Những cái này cũng đều do bạn đọc ý kiến của người khác, chứ bạn cũng không tự đút kết ra được
Giờ mình nói xe máy, cả SH hay là mấy chiếc phân khối lớn 1000cc đều si đa, thậm chí chiếc xe hơi 500tr cũng si đa luôn, bạn nghĩ sau về câu kết luận này?
khi ra một cái kết luận, phải có 1 cái hệ quy chiếu. so với mình đang chạy rolls royce thì nó đúng, nhưng một người đang đi cup 50 thì sẽ thấy sao?
những bài viết đó đúng là cái kiểu đó, show ra một cái ngữ cảnh, rồi phán những câu giật tít
xe camry chỉ là rác, rồi sau đó dẫn chứng rolls royce
ai đọc vào cũng thấy hợp lý, thấy đúng
những bài viết đó có thể không sai, nhưng khi lấy cái kết luận đó, mang đi khắp nơi để nói thì đó mới là sai
những bài viết đó danh cho những người đã có sẵn kiến thức, đọc để làm phong phú kiến thức bản thân hơn, để thêm những góc nhìn khác cho kiến thức của mình, chứ không phải để newbie đọc vào và ảo tưởng rằng ta đây biết những góc khuất đó là hay, ta đây có được kiến thức của senior (và nghĩ mình có kiến thức của senior)
mình càm thấy bạn đang như vậy
Nhìn chung, những dẫn chứng bạn đưa ra, cũng là ý kiến thảo luận của người khác, mà mình nói cho bạn biết luôn. Đa số các thảo luận ở trên mạng, đều là do newbie viết ra, và viết theo những gì học đọc được từ đâu đó
Không cần nói đâu xa, các group về lập trình trên facebook, khi mình đọc các câu hỏi, 10 câu thì 9 câu đã không thể trả lời được rồi (có thể nói là câu hỏi vu vơ, không có cái gì cụ thể cả) Thế mà câu nào cũng có mấy chục solution, gợi ý, khá buồn cười
À, trên daynhauhoc cũng gần như thế.
Người ta càng biết nhiều, thì người ta càng nói ít, chỉ vì người ta ngại phát ngôn sai
Cuối cùng, có vẻ như bạn cũng không cần những lời khuyên trên này nữa đâu, vì những cái bạn cần trên mang cũng đã có quá nhiều thảo luận, quá nhiều nguồn, bạn search và đọc ý kiến của những người khác thôi
và có vẻ như bạn cũng đọc khá “nhiều” rồi nên không cần thảo luận thêm nữa đâu
thảo luận trên này nữa cũng sẽ như những comment trên, bạn cũng sẽ dùng ý kiến của người khác để phản bác ý kiến trên này mà thôi, sẽ không dẫn tới được cái đích đến cuối cùng
Em thì hay tin tưởng thảo luận được đưa ra bởi người có uy tín. Ví dụ như bài dẫn chứng trên forum freecodecamp em đưa ra bên trên, em sẽ tin vào người trả lời post có số lượng bài viết và reaction nhiều. Và em cũng tham khảo trên nhiều diễn đàn khác nhau, đa phần đều khuyên sử dụng mdn làm tài liệu tham khảo. Toidicodedao cũng là 1 dev khá nổi tiếng trên youtube với nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm.
Đối với em, w3schools cung cấp giao diện trực quan, dễ hiểu, phù hợp cho người mới tiếp cận, MDN thì đầy đủ tài liệu từ cơ bản đến chuyên sâu về HTML CSS JS hơn. Vì đã có 1 số kiến thức cơ bản về HTML CSS JS nên em sử dụng MDN để tham khảo và tra cứu.
Em nghĩ là không, vì cái gì không nhớ có thể google, quan trọng là phải tư duy, hiểu và vận dụng được nhanh. Nhưng để hiểu cũng cần nguồn tra thông tin đúng.
Em ví dụ như ở học phần bootstrap trên freecodecamp, với số lượng bài tập ít ỏi được cung cấp thì học xong không thể nào dựng được giao diện mà cần đọc docs + youtube, thực hành thêm trên các trang khác nhiều.
Theo như em hiểu thì bác đang có hướng suy nghĩ giống như bạn em, nó muốn em học về frontend để bước chân vào ngành lập trình nhanh nhất có thể. Sau đó bồi những kiến thức nền sau. Mà em về lâu dài muốn làm về backend, nên em cần những kiến thức nền tảng (computer science, thuật toán, OOP…) vững. Do đó em băn khoăn nên chọn Java hay JS (Typescript) để đào sâu, vì master 1 ngôn ngữ mất rất nhiều thời gian.
Em có học 1 khóa online về Java mà, bác đọc lại comment bên trên của em đi.
Thì do có quá nhiều nguồn thông tin nên mới cần kỹ thuật chắt lọc thông tin trên internet mà bác. Theo quan điểm của em, mạng Internet cũng như thế giới thực mà thôi, sẽ gặp người này người kia, có người chịu chia sẻ, có người không. Ngành lập trình này có rất nhiều người tư duy tiến bộ, hay chia sẻ, đóng góp, đó là 1 trong những lý do em thích và chọn theo ngành này. Em cũng tham gia hỏi đáp trên nhiều diễn đàn rồi, đây là bài post đầu tiên của em trên daynhauhoc. Em cũng là newbie thôi, có gì sai bác thông cảm nhé hehe.
Về quan điểm của mình về việc học của người trên 18 tuổi: anh ta chỉ học thành công khi anh ta đặt ra công việc để bắt tay vào làm hoặc có vấn đề/ bài toán cần giải quyết. Lúc này, việc học “hướng đối tượng” cụ thể là để giải quyết vấn đề/ bài toán đó thì học mới vô. Ngược lại, anh ta học theo kiểu học sinh cấp 1, cứ lần lượt theo các tutorial hoặc xem video clip,… mà không đọc những cuốn sách được tác giả của ngôn ngữ/ công nghệ khuyên đọc thì sau này có đi làm cũng sớm bị đào thải vì tự học kiểu đào sâu tìm tòi thấp, chỉ học kiểu mì ăn liền đối phó, code không chạy thì chạy quanh kiếm đâu đó có sẵn đoạn code ai đó đã viết để paste vào hy vọng nó chạy, nó không chạy thì hú đồng đội trợ giúp hoặc “quỳ lạy” ChatGPT. Lập trình viên kiểu này không nên gọi là lập trình viên, có khi chưa đạt mức thợ code nữa cũng nên.
Nói đâu xa, kinh nghiệm ngay cá nhân mình là học theo kiểu học sinh trước đây nên mình mua món này:
và không biết làm gì với nó (nghe quen chứ, đó chính là các tool, các tuts bạn đã xem đấy). Thử múa may với bộ dao bằng cách khui lon sữa đặc rót không ra, đến nỗi bị mẹ cốc đầu nói: ngu vừa chứ, khui có 1 lỗ không thông khí thì rót kiểu gì, học vật lý người ta không dạy à. Từ đó, giờ là mang vấn đề ra xử lý (nghe quen không, cái này chính là các món như data structure, algorithms, syntax của 1 ngôn ngữ làm đại diện khi cài đặt giải thuật).
Cụ thể luôn: hôm nay mình đang vướng vấn đề có mấy cái file dài hơn 255 ký tự, tên file có chứa ký tự Linux chấp nhận nhưng bên Windows không chịu. Sáng giờ đang lọ mọ viết công cụ rà quét ổ cứng tìm những file như vậy, lôi ra để bỏ ký tự Windows không chấp nhận trong filename + rename cho nó ngắn hơn rồi chép qua máy Windows. Khi phải chiến đấu với vấn đề này mình mới có cơ hội đào xới các hàm, method về truy xuất file, xử lý chuỗi, Unicode các kiểu… chứ xem các clip mấy ai bày các cái này, cùng lắm liệt kê tên hàm và chỉ xử lý chuỗi đơn giản. Mặc dù mình biết có thể có tool miễn phí giải quyết việc này cái roẹt, nhưng công việc của một người lập trình không phải là đi tải tool về làm rồi nói với team là tao viết code bằng no-code
mình đây, tài liệu nào free trên mạng đều đã xem qua hết rồi bạn, mà mdn vs w3chools đi so sánh sao được bạn, nghe bạn nói cái boootstrap4 lỗi thời là thấy bạn sai từ cái tư tưởng bắt đầu học rồi,
mà nói thật, hỏi 10 người dev thực thụ, chưa thấy ai chê w3schools như bạn nói cả, freecodecamp thì dễ sử dụng, bài tập thì đi theo từng mức độ, rất chi tiết, nội dung phù hợp dành cho những người mới, dev tốt không phải là cứ biết nhiều cú pháp, một người học được, hiểu được boootstrap4 , thì có qua Bootstrap5 vẫn học được thôi, nhưng nếu bạn chê thằng này lỗi thời ,không học, thì không có nghĩa là bạn qua thằng mới học được.
như bạn nói học js gì đó, mấy trường không dạy từ đầu , đó chỉ là 1 phần, em mình nó học js đầu tiên, bây giờ làm cả react với nodejs, không có gì cả, nó nhảy qua java làm được thôi, vấn đề nằm ở người học.
bạn đã làm với js chưa mà chê js sida này kia hay bạn chỉ nghe người ta nói, thế bạn có đặt câu hỏi, tại sao nó sida nhưng vẫn nằm trong top đầu những ngôn ngữ lập trình phổ biển từ năm này sang năm kia.
đừng nói vài hôm bạn chuyển qua typescript học, vì thấy nhiều người bảo học typescript cú pháp chặt chẽ hơn, bây giờ người ta dùng nhiều hơn js rồi luôn đi.
bạn đã học được gì, đã làm được gì mà nói tới chuyện sâu
bạn nghĩ chỉ “học” thì sẽ tới mức độ chuyên sâu?
định nghĩa chuyên sâu của bạn là làm được gì?
Mình chưa bao giờ nói như thế này
ngày mai ăn gì, apply công ty nào, làm vị trí nào không lo, đi lo lâu dài
còn chưa vào ngành nữa thì lo lâu dài làm gì? suy nghĩ mỗi ngày mỗi thay đổi, đi học nghĩ khác, đi làm 1 năm, 3 năm nghĩ khác
Đã học rồi còn phân vân làm gì nữa, bạn có vẻ “siêng học”
Bạn hãy nhìn cách mà bạn “chắt lọc thông tin” hầu như những gợi ý trên này, của mình và của người khác, bạn đều lấy ý kiến bạn đã đọc từ đâu đó và từ người được bạn cho là uy tín để phủ bỏ mà không có một dẫn chứng nào có ý nghĩa cả
bạn học bootstrap “xong” mà không thể làm được cái UI nó cũng rất là bình thường, mình có thể đảm bảo 100% đều không tự làm được 1 cái web, kể cả thuộc nằm lòng nguyên cái document của bootstrap
đơn giản là vì học là để ứng dụng, ứng dụng như thế nào thì đó là vấn đề rèn luyện
bạn coi youtube và làm được cái gì đó, có chăng cũng là bắt chước theo người ta làm lại cái người ta làm, chứ đưa cái UI lạ khác bạn vẫn sẽ không biết làm
giống như học nhạc lý xong, biết từng nốt trên cây đàn, nhưng có ai đàn được đâu
cách mà bạn hỏi, giống như mong muốn có 1 cuốn sách hay một cái gì đó mà sau khi đọc xong, bạn có thể trở thành guitarist vậy đó
ngồi luyện ngón thì bạn sẽ cho là vô vị, vì luyên xong chả thấy đàn được bài nào
chỉ thế thôi, bớt đổ thừa và bắt đầu học đi
Vâng cảm ơn bác đã tư vấn, em cũng đang phấn đấu để xin thực tập Reactjs bác ạ, mà tình hình công việc dạo này có vẻ khó khăn hơn. Tới đâu hay tới đó vậy
Đoạn bootstrap em nói nhầm, sửa lại là phần bootstrap4 ở freecodecamp nội dung nhìn chung sơ sài thôi. Làm Reactjs 1 thời gian chắc em sẽ nghiên cứu thêm Typescript để làm backend với nodejs. Cảm ơn bác đã tư vấn.