Một trường Đại học nói chung có 2 nhiệm vụ song hành:
- đào tạo hàn lâm (thiên về lý luận, lý thuyết, các vấn đề về khoa học hơn là ứng dụng) và
- đào tạo nghề (tập trung ứng dụng kiến thức, kỹ năng học ở ĐH vào làm việc thông thường ở các cty phần mềm bình thường mà không phải trở thành khoa học/ nghiên cứu).
Từ đó ta thấy tuỳ trường, tuỳ khoa, tuỳ ngành mà có trường/ khoa/ ngành đặt nặng tính hàn lâm hơn hoặc tính ứng dụng hơn.
Người học cần biết (tìm hiểu thông tin trên website của trường, hỏi những người đã từng học trường đó trước đây đúng ngành mình muốn vào học, liên hệ tư vấn tuyển sinh của trường đó để hỏi) điều này để tránh chọn sai/ nhầm dẫn đến học chán/ bỏ học hoặc học ra nhưng không làm được vì sở trường yếu.
Nếu người học chỉ định ra làm nghề viết code/ làm phần mềm thông thường thì nên chọn trường / ngành có tính ứng dụng. Còn nếu định sau này viết sách, đi dạy, nghiên cứu mấy cái cao siêu, phát minh ra thuật toán giải quyết các vấn đề khó nhằn (ví dụ như tính xem trong một video có bao nhiêu con chim, tính đường đi ngắn nhất giữa 2 thiên hà) thì nên chọn trường/ ngành có tính hàn lâm cao.
Do vậy, việc ở đại học có những môn dạng dạy nghề cũng hết sức bình thường, nhưng nếu đại học mà không có môn nào thuộc về hàn lâm thì trường đó chẳng qua là trường nghề nhưng núp bóng đại học.