Cần chỉ dẫn định hướng lập trình nhúng

AVR, PIC là phổ biến; tuy nhiên, thị trường nhúng đa dạng và hiện tại là xu hướng mở rộng nền tảng IoT.

Đam mê về robot nhưng hầu nhu ko có nhu cầu lập trình viên Robot ở VN; robot đồ chơi thông thường (Consumer Robotic) thì phổ thông nên ko có nhu cầu, còn robot sản xuất công nghiệp (Industrial Robotic) thì chỉ tuyển nhân lực trình độ cực tốt, cực giỏi (không phải loại làm lâu năm Senior, mà là Expert) và làm cho công ty nước ngoài, chủ yếu là Nhật.

Nếu thiên về IoT thì nên chủ động và tự tìm hiểu về một số bảng mạch phổ biến: Arduino, Raspberry Pi, Beagle Bone, Zigbee…và các bộ kết nối mạng (Shield), Bluetooth adapter, Ethernet adapter, Wifi adapter, rồi đấu hàn, nối tụ … làm như Robocon ấy.

Tóm lại, học trong trường Robot thì okay, ra trường, hầu như ko có nhu cầu tuyển dụng.

6 Likes

Vậy là em biết sau này mình sang nước ngoài để làm rồi. Ở Việt Nam không có thì em sang nước ngoài vậy.Cảm ơn bác nhiều vì đã định hướng đi của em sau này. !!! :smile: Không bao giờ từ bỏ ước mơ !!! :laughing:

4 Likes

mình chuyên ngành điện tử và cũng rất thích robocon. bạn cũng chuyên ngành điện tử ah?

Mình là Tự động hóa .
Bạn có tài liệu chia sẻ lên topic cho mọi người cùng đọc !!!

thật ra mình ra trường rồi. trước kia mình lập trình PIC. nhưng mình nghĩ để hiểu sâu về lập trình vi điều khiển bạn nên học lập trình 8051 trước

mình năm 3 cũng đam mê giống bạn . học hết lập trình vdk 8051, pic, arm để làm robot …giờ mình năm cuối r mình thấy công ty toàn tuyển lập trình nhúng arm viết trên linux thôi. mình thấy bên vittel nó đào tạo nhúng toàn viết trên linux … rất khó. Mình nghỉ bước đầu tiên bạn nên học lập trình 8051 sau đó chuyển qua lập trình arm của hảng ST rồi sau đó bạn mua mấy cái kít Raspberry Pi, Beagle Bone, Zigbee… vê mà học viết trên linux …nếu bạn muốn học tiếp thì bạn lên trang tuyển dụng học tiếp những thứ họ tuyển dụng …

3 Likes

Cảm ơn các bạn nhiều nhé !!! hehe mình được xác định hướng đi đúng đắn !!!

Mình cách đây mấy tháng cũng chưa biết gì lập trình embedded nhưng mà mình học thẳng vô ARM 32 bit luôn chứ không học 8 bit như 8051 nữa, thực chất là vì giờ cũng ít người dùng chip 8 bit, cũng như sự phổ biến của cộng đồng ARM ở VN. Minh hoc cung khá nhanh do mình gốc học điện tử và bây giờ đang làm cho 1 công ty về nhúng.

Còn bạn thích làm robotic thì cái này đòi hỏi rất là đa dạng, ko phải tập trung ở mỗi mảng lập trình. Ví dụ như là còn cơ điện , xử lý DSP như là xử lý video, ảnh ( computer vision) , trí thông minh nhân tạo (AI), control system và những thứ liên quan tới hardware khác, có cả operating system nữa, thường thì robot chạy Real time Os thôi. Tuỳ theo bạn thích mảng nào trong đó thì chọn. Ở việt nam hiện nay thì có 1 công ty start up của anh Duy Huỳnh việt kiều mỹ làm về robot đó là robotbase, đang rất là hot. Công ty có vài sản phẩm như là personal robot nổi tiếng trên Kickstarter, nhưng mà chủ yếu chỉ tuyển PhD hoặc Msc thôi hehe, bởi vì họ cần người có khả năng nghiên cứu tốt. Nếu bạn kiên trì theo mảng này thì mình nghĩ phải học cao hơn đại học.

3 Likes

Vậy mình xồ luôn vào ARM 32 bit luôn nhỉ, vậy có lẽ nào 32bit khó hơn 8bit ???

Bạn vào thẳng arm 32 thì nếu là st thì nó hổ trợ nguyên bộ thư viện của nó, tốt nhất là học con pic16f877A dùng ccs hoặc mplab để biết về các thanh ghi và bít cấu hình chức năng cho từng chân vi điều khiển. 8 bít vẫn đươc sử dụng nhiều tuỳ ứng dụng ma chọn vi điều khiển 8 bit hay 32 bit thôi. Học xong thì cài linux cho laptop học sử dụng linux (ubuntu) tiếp theo học cách lập trình c trên linux. Nhúng linux thì quất raspberry dùng raspbian dành cho người mới bắt đầu học. Học thêm lập trình Gui trên QtCreator đễ viết các ứng dụng nhúng !

2 Likes

Xin chào mấy anh, em đang là sinh viên năm cuối ngành Cơ điện tử.
Em muốn tìm hiểu về nhúng, như tài liệu và cơ hôi việc làm, các công ty ở việc nam tuyển dụng lĩnh vực này.
Em có biết là FPT cũng làm nhiều và chủ yếu làm với Nhật, em cũng đang học tiếng Nhật.
Mong mấy anh giúp đỡ.
Em xin cảm ơn!!!

các mạch arduino có liên kết với nhau được không ạ ? như cái mạch tổng nối với mạch bàn phím ,… ấy ?

học linux cho ok là được thôi. Xong linux thì chuyển qua embedded linux như monta vista linux chẳng hạn. Hơi tốn tiền xí nhưng mà mình thấy nhúng có tương lai đấy :smile:

2 Likes

Em cám ơn các anh đã chỉ bảo, em cũng xác định rõ hơn con đường của mình.

Hay, Cố lên bạn… Mình đang học nhúng đây, Mới biết cơ bản 8bit và 32bit stmf4 …

Học thật tốt C và hệ điều hành linux nha bạn, cách build một kernel linux lên một con KIT, nếu muốn bá nữa thì bạn học thêm Allegro (thiết kế PCB).
Lời khuyên: Nên học C + cấu trúc dữ liệu và giải thuật thật tốt!
Còn những kiến thức về điện tử là bắt buộc rồi!

1 Like

Recommend 1 cuốn sách cấu trúc dữ liệu giải thuật cho mình với…
Mình học bên điện, mới học C cơ bản… mấy cái giải thuật gì đó chưa rõ // tks bạn

Môn cấu trúc dữ liệu vài giải thuật là môn bên khoa máy tính, bên điện hoàn toàn không dạy bạn nhé. Trong khi bạn học C, khi bạn giải quyết xong một bài toán, thì bạn đã dùng giải thuật của chính mình rồi đấy. Tiếp theo bạn phải đi tối ưu giải thuật đó. Sao cho tốn ít bộ nhớ nhất (nghĩa là chạy nhanh nhất), mình học nhúng nên bộ nhớ là cái giới hạn, rất quan trọng. Bởi vì một bài toán thì có rất nhiều cách để giải quyết.
https://projecteuler.net/archives
Trong trang này có rất nhiều bài tập, bạn thử làm xem, từ dễ đến khó, khi bạn làm xong thì bạn tải cái file PDF về lời giải của họ về, xem giải thuật của họ thế nào. Lời giải của họ rất bá, tốt rất ít bộ nhớ.

Sách thì trên mạng có rất nhiều : bạn có thể search với từ khóa: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, tối ưu thuật toán, Data Structure and Algorithms. Bạn có thể ra mấy chổ mua giáo trình Bách Khoa hay Khoa học tự nhiên gì đó, nhiều lắm!
À còn nữa: bạn phải học con trỏ cho thật bá nhé, đi phỏng vấn người ta toàn hỏi con trỏ không à :slight_smile:

4 Likes

Bạn học CNTT à … sao bá đạo quá vậy, vô cái link thấy ghê vl… thank bạn nhé

Mình cũng học nhúng luôn, nhưng mình thích công nghệ thông tin. :slight_smile:

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?