Chào mọi người. Mình vừa phát hiện kỹ năng viết văn tiếng việt của mình như kỹ năng code vậy, ngắn gọn súc tích và không làm người đọc hứng thú được. Search gg thì chủ yếu các giải pháp thiên về sử dụng tiếng anh nhiều hơn. Đã có ai gặp phải tình trạng này và có giải pháp chưa?
Cải thiện kỹ năng viết
Trước hết bạn nên cải thiện kỹ năng dùng từ.
Đã “súc tích” thì không thể nào
, vì nghĩa của từ “súc tích” là “chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa”.
Cải thiện được cách dùng từ, nắm rõ nghĩa các từ, có thể ghép thành 1 câu hoàn chỉnh. Nắm rõ nghĩa từng câu, có thể ghép thành từng đoạn ngắn. Nhiều đoạn ngắn sẽ tạo nên 1 bài văn dài.
Mình xin tiếp nhận góp ý của bạn. Hiện tại mình đang đọc lại các quyển sách giáo khoa ngữ văn để hiểu rõ hơn về cấu trúc câu và cách dùng cho đúng. Vấn đề mình đang băn khoăn là làm thế nào để thực hành được? Nếu bắt đầu viết về chủ đề mình hứng thú thì đa phần liên quan đến học thuật nên không cải thiện được nhiều.
Bạn có hứng thú về một chủ đề nghệ thuật nào đó không? Trước hết bạn có thể “bình” vài câu ngắn về 1 bài hát hoặc 1 mẩu truyện ngắn nào đó chẳng hạn. Hoặc mô tả những điểm nổi bật của 1 người nào đó trong vài từ.
Cảm ơn bạn đã góp ý. Về vấn đề cải thiện kỹ năng dùng từ, làm thế nào để cải thiện được? Mình có cần phải kiểm tra từ điển lại toàn bộ các từ mình hay gặp và dùng trong cuộc sống không?
Kiểm tra lại toàn bộ vốn từ là một việc rất tốn thời gian. Thay vì đó bạn nên chỉ kiểm chứng lại những từ bạn tập viết ra thôi. Như ví dụ này:
Mình vừa phát hiện kỹ năng viết văn tiếng việt của mình như kỹ năng code vậy, ngắn gọn súc tích và không làm người đọc hứng thú được
Bạn có thể cho ví dụ cụ thể không?
Bạn viết về vấn đề gì?
Thứ bạn viết có thật sự cần thiết khiến người đọc hứng thú không?
Nếu bạn đưa ra một trường hợp cụ thể, bài viết cụ thể, mọi người có thể góp ý cho bạn cách để khiến bài viết hấp dẫn hơn, learn by doing!
Hiện tại không có đủ thông tin để có thể đưa ra nhận xét hay góp ý chính xác.
Giả dụ có người hỏi: “Ăn cơm chưa?”
Thì câu trả lời sẽ là “Rồi” hoặc “Chưa”, tìm cách viết khiến người nhận được trả lời hứng thú trong trường hợp này là vô nghĩa.
Thông tin mà bạn cung cấp, đang mù mờ như vậy đấy.
Mình đang nói về việc viết một đoạn hoặc một bài văn có mở, thân và kết hoàn chỉnh. Nếu mình viết theo mạch suy nghĩ của bản thân thì khi đọc lại mỗi câu sẽ cụt ngủn, không liên quan với nhau và lặp từ rất nhiều.
Mình xin gửi một đoạn văn ngắn có lẽ là văn học hiện thực mình vừa viết xong:
"Giả vờ ngu. Hắn đã nghe về phương pháp này rất nhiều lần rồi. Tuy vậy hắn chưa bao giờ hiểu và đánh giá cao hành vi này. Có lẽ vì hắn quá ngạo mạn và tự hào về trí thông minh của mình. Thứ mà mọi người bảo hắn may mắn có được. Hắn từng gắn liền danh tính bản thân mình với nó; tôi sống vì tôi thông minh, tôi làm mọi thứ mà tôi làm vì tôi thông minh. Hắn xem thường hết thảy mọi người. Hắn khinh bỉ giáo viên vì họ chỉ biết lặp lại những gì trong sách ghi. Hắn luôn cố chứng minh rằng mình giỏi, thông minh và tài năng bằng cách khoe khoang những kiến thức mà hắn cho là khó. Nhưng chính những hành động đó đã chứng minh rằng hắn chẳng thông minh tẹo nào. Thậm chí có phần hơi ngu. Ôi những lần hắn chuốc họa vào thân vì cái sự thông minh ấy. Nhục nhã làm sao! Tất cả mọi người xung quanh hắn đều nhận thấy điều ấy. Thế mà hắn đã rất tự hào, rất hãnh diện. Thật là nông cạn. "
Mình muốn thử xem 1 đoạn bạn từng viết như thế nào. Nếu không ngại, bạn có thể đăng lên dây không?
Đang đề cập víết cái gì, viết theo thể loại gì? Nếu là văn học kiểu ngôn tình TQ đam mỹ tiểu thuyết, cái đoạn “Giả vờ ngu. Hắn đã nghe về phương pháp này rất nhiều lần rồi. Tuy vậy hắn chưa bao giờ hiểu và đánh giá cao hành vi này…” là tốt, mình không thấy có vấn đề gì. Nhưng nếu viết cách đó mà viết academic article thì không ổn.
Vì vậy, hãy xác định thể loại mình đang viết để xác định cách viết cho đúng. Khi xác định thể loại viết, ta mới đầu bắt chước cách viết tham khảo được từ sách hướng dẫn, từ các tác giả có chia sẻ trên mạng và ngay cả từ các khoá dạy viết miễn phí có trên mạng hoặc writing room.
Để viết hay, cũng cần phải đọc nhiều, chứ đọc ít quá là khó viết được hay.
Tiếc là mình không có giữ lại bất kì bài văn nào mình viết thời còn đi học.
Mình chưa bao giờ đọc văn ngôn tình TQ nên cũng không rõ bạn đang nói về vấn đề gì. Để đọc nhiều thì bạn có đề xuất những quyển nào hay không? Hiện tại mình đã đọc và rất ấn tượng với Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng và một vài truyện ngắn của Nam Cao.
Giả vờ ngu - một nghệ thuật sống, cũng là cảnh giới cao nhất của sự thông minh trí tuệ. Đó không hẳn là một sự ích kỷ không chia sẻ kiến thức cho mọi người mà chỉ đơn giản là họ đang kiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến mọi người xung quanh, không nóng vội, háo thắng, cố chứng minh ta đây là người biểu biết sâu rộng. Tuy vậy, dường như hắn cố ý phớt lờ nó. Hắn xem thường tất cả mọi người; tự kiêu, ngạo mạn với sự thông minh bẩm sinh mà tạo hoá đã ban cho hắn. Thậm chí hắn còn khinh bỉ giáo viên - nghề mà được cả xã hội tôn trọng! Nhưng thái độ của mọi người thì ngược lại với những gì hắn đang mong muốn, sớm muộn gì hắn cũng phải chuốc hoạ vào thân nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn.
P/S : nếu bạn viết văn bản hành chính hoặc văn bản có tính chất hàn lâm học thuật thì giọng văn này không phù hợp.
Mình đang nói về việc viết một đoạn hoặc một bài văn có mở, thân và kết hoàn chỉnh. Nếu mình viết theo mạch suy nghĩ của bản thân thì khi đọc lại mỗi câu sẽ cụt ngủn, không liên quan với nhau và lặp từ rất nhiều.
Sau khi viết xong một lần, tác phẩm chỉ là bản thảo, chưa hoàn thiện.
Bạn đã đọc lại, xác định thấy những chỗ cụt ngủn, lặp từ rồi, thì tiếp theo là sửa lại, trau chuốt cho nó hay hơn, vậy là xong.
Vấn đề của bạn là gì?
[1] Đã đọc lại rồi, thấy chỗ sai rồi, nhưng không muốn sửa, mà muốn viết 1 lần được luôn?
→ Không có trường hợp như vậy đâu nhé, trừ khi là thiên tài
[2] Biết chỗ cần sửa, nhưng không biết cách sửa?
→ Nếu nói ngắn gọn thì cần đọc nhiều sách, tham khảo xem những trường hợp tương tự như vậy, người ta hành văn ra sao.
Đọc nhiều cũng giúp mở rộng vốn từ, giúp hạn chế được việc lặp từ.
Khi đọc thì để ý đến cảm xúc của chính mình, những đoạn nào làm mình cảm động, hứng thú, thì ghi nhớ, học hỏi, thử áp dụng.
Sau một vài comment, mình cảm nhận bạn chưa thật sự sâu sắc.
Có lẽ khi viết văn bản, bạn quá chú trọng đến vấn đề kỹ năng, mà chưa thật sự gửi gắm tình cảm vào trong đó, mình cảm thấy bạn hơi có chút máy móc.
Có thể đó cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng viết của bạn chăng?
Rất cảm ơn phản hồi của bạn. Những khuyết điểm bạn vừa nêu mình cũng đã tự nhận thấy được và đang trong quá trình khắc phục.
Những khuyết điểm bạn vừa nêu mình cũng đã tự nhận thấy được và đang trong quá trình khắc phục.
Đối với vấn đề này thì thay vì gọi là “khắc phục”, hãy gọi là “cải thiện”.
Đoạn văn bạn ví dụ ở trên, mặc dù chưa hoàn chỉnh, lỗi nặng nhất mình nghĩ là việc đặt dấu phẩy chưa đúng vị trí, nhưng cũng khá xuôi tai, vượt trên mức trung bình của người thường rồi.
Dùng từ “khắc phục” thì mình nghĩ sẽ sử dụng đối với trường hợp dưới mức trung bình.
(mức độ trung bình cao thấp thế nào, còn tùy vào môi trường và góc nhìn của bạn)
Với suy nghĩ “khắc phục”, nếu thành công cũng chỉ đạt một mức độ nào đó, có giới hạn.
Với suy nghĩ “cải thiện”, bạn không có giới hạn.
Bạn càng cải thiện được nhiều, bạn càng tiến xa.
Chúc bạn viết văn ngày càng hay nhé.
Nếu bạn đang không biết nên đọc gì thì mình xin giới thiệu các đầu sách của tác giả Nguyên Phong
Có lẽ anh đang được truyền cảm hứng bởi hai cụ Vũ Trọng Phụng và Nam Cao nên cũng muốn văn thơ một chút chăng? Đọc đoạn văn của anh làm em cảm nhận rõ được sự ảnh hưởng của cụ Nam Cao Tuy nhiên… nói không phải tự ái chứ các cụ viết đọc thì cuốn lắm, mình viết thì thành lỗi lặp từ, viết câu phức không đủ tường minh và 77 49 lỗi cú pháp khác.
Nên em nghĩ nếu anh đang có hướng muốn nghiêm túc viết văn theo trường phái hiện thực thì đầu tiên nên đọc thêm một số tác phẩm sau: Sống mòn, Đời thừa, AQ Chính truyện, Ếch, Chiến tranh và hòa bình, Truyện ngắn Thạch Lam, Lolita. Sau đó đọc thêm một số tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật, huyền ảo và lãng mạn như Vang bóng một thời, Bức họa Dorian Gray, Không gia đình, Trăm năm cô đơn, Hoàng tử bé.
Em nghĩ rằng sau khi đọc xong những cuốn em khuyến nghị, anh sẽ tự có câu trả lời mà mình cần.
văn viết khác văn nói là giữa người viết với người nói không có sự tương tác phản hồi trực tiếp nào, nên muốn viết tốt phải liên tục đặt mình vào vị trí của người đọc: xem những gì mình viết người đọc có thể hiểu được ko (cái tối thiểu), người đọc đã biết hay cần biết thêm gì, rồi sắp xếp câu chữ theo mạch suy nghĩ của người đọc (viết về bản chất là diễn đạt suy nghĩ/kiến thức của mình cho người khác hiểu, nên cái này là tối thiểu phải làm được nếu có ý luyện viết)
Đoạn văn của bạn đọc sơ ko thấy vấn đề, nhưng vạch lá tìm sâu thì sẽ thấy nó thiếu liên kết, cảm giác thiếu sự mượt ở chỗ chuyển ý để nó thành 1 đoạn văn 11đ.
VD hắn thông minh và tự hào về điều đó, cái mà tất cả mọi người đều nói hắn may mắn có được. Tức là thực sự hắn có cơ sở để kiêu ngạo về cái sự thông minh đó, vì mọi người đều nói vậy mà.
Vậy nếu hắn thông minh, thì hắn phải hiểu phương pháp giả ngu là để làm gì, nói hắn ko hiểu thì hơi khinh thường hắn đấy. Còn lý do hắn ko đánh giá cao phương pháp thì có thể là: người tài thường sinh ngạo khí, chắc hẳn hắn nghĩ phương pháp đó ko sai nhưng hắn lại ko thèm làm, đúng là một thanh niên đẹp trai mang dòng máu (tên của nhân vật X nào đó kiêu ngạo có tiếng) => Đây là đặt vấn đề, hắn thông minh nhưng kiêu ngạo. (Muốn có cao trào về sau thì buff độ thông minh của hắn nhiều lên)
Rồi thân, miêu tả sự kiêu ngạo của hắn ra, làm sao cho người đọc tin cái sự kiêu ngạo của hắn khó nuốt (văn hiện thực hoặc truyện ngắn cần quan sát từ thực tế ý, rồi dùng lời văn đưa vào thì nó sẽ chân thực hơn khiến người đọc phải tin. Viết về cái cây thì phải thấy được cái cây, viết con phố thì phải thấy được con phố, vậy cách hành văn sẽ tự nhiên)
Rồi kết, có thể có nhiều cái kết cho hắn: vd một người khác thông minh hơn đè bẹp hắn, mọi người xa lánh hắn hoặc một ai đó điên tiết vì bị hắn khinh bỉ mà tạt axit hắn…hoặc cũng có thể cho hắn yêu :3 Đó là drama hóa cho cái kết bi kịch vì sư kiêu ngạo của hắn, cũng có thể là tư tưởng cho cả đoạn. (Có thể nghĩ trước sẽ viết gì, cái mạch tư tưởng muốn truyền đạt là gì, kết cục phải ntn, sau đó sắp xếp triển khai, cuối cùng mới là thêm thắt lời văn chèn cảm xúc).
Về vấn đề master ngôn ngữ thì giống học ngoại ngữ ý, cần có 1 vốn từ đủ để diễn đạt, nếu yếu có thể tập dịch sách. Có 2 pp luyện viết là deliberate practice (viết, viết, và viết, doing) hoặc học qua quan sát (đọc tác phẩm người khác). Viết rồi vài tuần sau quay lại đọc thấy mình viết lởm ntn, dzui lắm. Khi quen tới được một cấp độ nhất định, bạn sẽ biết chọn văn phong riêng, đó là cái phân biệt 1 tay viết “chuyên nghiệp” vs nghiệp dư.
Vd style viết của mình là ‘cà lơ phất phơ’, mình đang tập liên kết tổ hợp từ: vd mặt liệt là chỉ mấy nam thần mặt lạnh thì có thể thay thế bằng “mặt quan tài”. Hoặc tập liên tưởng 1 concept với 1 hình ảnh vui tươi nào đó nhưng phải related (vd liên tưởng các vấn đề drama trong xã hội với cái mụn ẩn, người ta phải cãi nhau chán chê rồi mọi chuyện bung bét <-> cái mụn ẩn được đẩy lên, rồi cái mụn ẩn được nặn, xã hội hình thành quy chuẩn, thì cái mặt mình mới láng được). Rất là dzui.
Ngôn từ là thứ vũ khí mạnh trong một trận chiến trên trang giấy, nhưng ko phải vì ko có thứ vũ khí ấy mà ko viết được. Đôi khi bạn chỉ cần một tư tưởng tươi đẹp, ko gay gắt, ko hay đi bắt bẻ người khác, thì bạn đã ko khiến người khác bớt hứng thú rồi.