Cách phát âm từ ASK

Sai ngữ pháp tức là sai, không ai dùng tiếng anh đúng lại nói như vậy.

2 Likes

vậy cứ nói he ass you người ta sẽ tự hiểu thành he ask you ạ?

dĩ nhiên, nhưng người ta cũng biết là bạn nói tiếng anh không tốt.

Ví dụ như khi gọi món: I want to have rice with pork and chicken.

Người nói tốt họ sẽ nói thành porkand chicken
Còn người không phải bản ngữ hoặc nói kém sẽ thành
por and chicken

Bạn học từ đâu ra cái này?

2 Likes

Mình học từ bạn nước ngoài của mình, trong giao tiếp bình thường với tốc độ nói nhanh họ không đọc từ K, nhưng họ sẽ ngắt hơi nhanh (không tính trường hợp từ đứng sau là nguyên âm)

Người ta nói với bạn là người ta bỏ âm K trong chữ ask khi nói nhanh? Người đấy người nước nào thế?

Mình chưa đọc tài liệu nào nói thế, cũng chưa nghe ai nói thế.

2 Likes

Người ta không nói bỏ từ K, Nhưng họ mình nói chuyện với họ thì không nghe được từ K nếu họ giao tiếp với tốc độ bình thường (trừ trường hợp giao tiếp chậm, hoặc nguyên âm đứng sau, và từ có chữ K đứng cuối câu)
họ là người philippines

1 Like

Vậy rõ ràng là người ta không nói bỏ âm K và bạn không nghe được chữ K.

Người Philippines cũng không phải là English native speakers. Không phải “người nước ngoài” nào cũng nói tiếng anh tốt.

3 Likes

Vậy chắc tại mình dở tiếng Anh, mình chỉ quan tâm các âm cuối như S, CE, ED, CH, SH,…, còn lại hầu như bỏ hết khi nói (Trừ khi lúc phát âm một từ duy nhất, nhưng đã là nói thì không có câu nào chỉ có 1 từ ask hay ass cả, người nghe sẽ tự động hiểu dựa vào ngữ cảnh).

Nhiều người Mỹ, bạn bè nhận xét mình nói tiếng anh rất dễ nghe, dễ hiểu. Thấy xung quanh nhiều bạn kiểu “1 tuần đi học 3 ngày” thì luôn phát âm rất “chuẩn” nhưng nói không ai nghe/hiểu. Chính vì suy cái suy nghĩ phải giữ, phát âm đầy đủ nên nhiều người VN không nói tiếng anh được hoặc nói rất tệ.

2 Likes

Mọi người nên nhớ là người Mỹ ít đi ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ nhé, cho nên nhiều người Mỹ không nghe được tiếng Anh của các dân tộc khác sống bên ngoài nước Mỹ phát âm. Cho nên, cái clip bữa trước của ông Dan Hauer chỉ đúng một phần thôi đấy, ai cứ tin ông đó thì bán lúa giống.

Cụ thể là tiếng Anh mình hầu hết tự học, mình nói rất dở, bạn bè ai cũng cười nhưng đi qua khu phố Tây thì mình cũng uống bia với mấy gã Tây nói chuyện cả buổi, mà lại nói về phụ tùng xe máy, mấy thứ đó tụi bạn lại không rõ mình đang chém gió cái gì. Ví dụ rất rõ luôn là từ vocabulary mình đọc như vỏ cá bú cà ri còn WTF thì mình đọc như là quát đờ phút… mà bọn đến từ các nước nói tiếng Anh như Anh, Canada, Mỹ, Úc lẫn các nước không nói tiếng Anh như Hàn Quốc, Đức, Hà Lan đều nghe ra… có lẽ giao tiếp trực diện thì điệu bộ cũng đóng vai trò quan trọng, bổ khuyết được nhiều chỗ phát âm sai. Nhưng nếu ai đó bảo mình đứng lên thuyết trình ở hội nghị hoặc gọi điện thoại thì mình xin thua, thua ngay cả tiếng Việt.

Và chúng ta khi học tiếng Anh cũng phải phân định rõ là ta theo phe Bụt mặc áo cà sa (tiếng Anh của người Anh) hay theo phe Ma mặc áo giấy (tiếng Anh của người Mỹ) chứ đừng có kiểu không biết lúc nào là Anh, lúc nào là Mỹ thì xem ra cũng tự làm khó mình. Chú ý: Bụt, Ma ở đây chỉ để nói vui chứ không phải ý nói tiếng Anh Mỹ là tà đạo nhé :smiley:

Đọc câu này mà thấy… cạn lời =))

2 Likes

Quan điểm của mình là nếu học kiểu mì ăn liền như đi làm bưng bê, lái taxi, bán postcard này nọ thì cứ học sao đó cho dễ nói, nói người ta hiểu là được, chuyện đúng sai/ hay dở gì mang bàn là chuyện… phi thực tế mà là thực dụng trên hết.

Nhưng mà nếu là người đi học trường lớp thì phải cố gắng đúng hết mức có thể cái đã. Còn một khi học đến trình độ nào đó rồi tự ngộ ra là có thể lượt bỏ gì đó mà không ảnh hưởng thì cứ việc, còn ban đầu, cứ cố gắng cho đúng với lý thuyết của các sách ngôn ngữ học từ các trường của người Anh viết ra như Cambridge, Oxford cái đã. Học sinh lớp 7 thì cứ I love you cái đã, đừng có dại mà I do love you học đòi SV năm 3 ngành ngôn ngữ Anh là cô giáo cho điểm kém ngay.

Không đúng. Thứ nhất, đã là tiếng Anh thì nó dù thế nào cũng có điểm giống nhau. Anh, Úc, Mĩ, Canada cho nói chuyện với nhau thì rất bình thường và hiểu lầm rất ít xảy ra.

Hệ quy chiếu nào đánh giá như vậy? Nếu so sánh 2 cái và nói cái nào là bản gốc thì xin được nhấn mạnh là của Mĩ. Còn của Anh là bị ảnh hưởng bởi Pháp.

1 Like

Quay lại vấn đề là English được dịch là tiếng Anh hay tiếng Mỹ? Và chủ đề này chủ topic đang muốn nói tiếng nào?

Chứ Mĩ được xem là bản gốc thì chẳng khác nào nói những người Việt đang sống bên Mỹ là người Việt gốc so với người Việt đang sống trên đất Việt Nam hay người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long là người Cambodia gốc thay vì người bên lãnh thổ Campuchia ngày nay, và tiếng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long là tiếng gốc.

Nó vẫn chỉ là English. Còn dịch ra cái gì thì là do mỗi người dịch.

Kể ra, nếu như so sánh ngôn ngữ hiện đại với lịch sử phát triển của cả 1 dân tộc nghe khá là khập khiễng. Anh và Pháp bị ảnh hưởng ngôn ngữ qua chiến tranh Anh-Pháp (không nhớ chính xác tên lắm) trong những năm thế kỉ 14-15, kéo dài hơn 100 năm; Mỹ có người thổ dân cũ (trước 1492) và những người nhập cư đến từ khắp nơi; trong cả 1 quá trình dài lịch sử như vậy ngôn ngữ cũng có sự ảnh hưởng rồi. Và quan trọng nhất, nói tiếng Anh để người khác để hiểu được là quan trọng nhất, như

và Dan Hauer cũng nói (9:12):

[spoiler]

// phần này blur vì có thể nó hơi nhảm. Nhảm quá thì các bác kệ đi.

Nói thêm: Vùng đất Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) từ xưa cũng là 1 phần của nước Việt, hội Lưỡng Quảng là Bách Việt, còn người Việt Nam ta là Lạc Việt. Chả phải ngẫu nhiên mà tiếng Quảng Đông còn được gọi là tiếng Việt (粵), còn Việt Nam ta cũng có tiếng Việt, nhưng là 越. Các bác nghe tiếng Quảng sẽ thấy nó giống tiếng Việt mình cũng không phải là ít.

Đùa chứ, nếu mà tiếng Quảng giống tiếng Việt như Anh Anh giống Anh Mỹ thì mình đã không phải học tiếng Quảng làm gì :v
[/spoiler]

Nói thực, đã là ngôn ngữ thì không nên nói thằng nào là gốc, vì cứ có người là có ngôn ngữ, có thêm 1 cá thể là sẽ có thêm 1 sự khác biệt nhỏ do sự sáng tạo, chỉnh sửa,… của cá thể đó, nhiều sự khác biệt nhỏ sẽ tạo thành 1 sự khác biệt lớn, và thêm quá trình phát triển theo thời gian, sự khác biệt lớn đó sẽ dẫn đến đâu thì chưa ai biết =)) Anh Anh hay Anh Mỹ thì nó vẫn cùng có chung 1 gốc do 1/2 thằng nghĩ ra, về cơ bản sẽ có những điểm mà cả những thằng Anh Anh hay Anh Mỹ đều hiểu được. Những điểm khác biệt thì từ từ cũng sẽ tự hiểu ra thôi. Không biết thì hỏi lại: “What did you say?” và thằng còn lại sẽ giải thích theo 1 cách đơn giản nhất có thể. Con người mà, đâu phải máy móc đâu mà cứ phải đặt nặng Anh Anh hay Anh Mỹ làm gì.

“Anh Anh hay Anh Mỹ không quan trọng, quan trọng là nói được ra English” - nhại

Sự thực dạng fun fact mà bạn không biết đấy thôi. Bạn không tin thì xem tỉ lệ dân Mỹ có passport so với dân Tây Âu là rõ. Giả sử 10 người Mỹ, chỉ có 3 người có passport thì dân châu âu có tới 7-8 người có passport đấy. Và đừng cố cãi là “công dân Mỹ không cần phải có passport cũng đi nước khác vô tư nhé” <= mình cạn lời lại đấy.

English dịch là tiếng Anh. Nhưng, tiếng Anh của thì có của Anh, của Mĩ, của Úc, của NewZealand, của Canada. Và sự khác nhau này không đủ để gây 2 người không hiểu bất cứ thứ gì.

Người Mĩ khi họ soạn bổ từ điển, họ giữ lại và không thay đổi. Còn về thằng Anh thì nó thay đổi do ảnh hưởng của Pháp. Và thực sự chưa thấy sự liên quan lắm trong ví dụ của anh
Còn về topic này, chuyện drop last sound là chuyện hết sức bình thường cho dù nó có là buổi thuyết trình, thậm chí đến Trump, Obama, David Cameron còn bỏ. Tùy vào drop từ nào? Quan trọng hay không? Chứ không cần phải đọc chuẩn từ từ một. Đọc đúng là chuẩn hết mọi last sound và nghe lưu loát là một điều rất khó. Thậm chí với người bản ngữ

1 Like

Không hiểu sao nhưng mình nghĩ chỗ này máy móc đến thế là cùng. Bạn biết mẫu câu I'm fine thank you and you chứ? Dan Hauer cũng đưa nó vào mục “Tiếng Anh ngố” đấy. Sách VN mình theo chuẩn nào?

Đùa chứ, mình đang bàn về pronunciation mà, sao cứ lôi ngữ pháp vào đây nhỉ :expressionless:

1 Like

Lâu lâu có topic thấy cũng vui vui :smile:

Có vẻ thích dùng số liệu/thống kê/xếp hạng để “tự sướng”? Vẫn là rất VN.

Người Mỹ không cần phải ra ngoài để nghe các dân tộc khác vì bản thân Mỹ đã đa dạng các sắc tộc rồi. Hơn nữa thống kê kia rất vớ vẩn và dù có chính xác thì cũng không có ý nghĩa gì. Mỹ toàn dân nhập cư thôi và họ cũng hài lòng với quốc gia đang sống (đến đây thì đừng đem thống kê hay số liệu gì từ phe Dân chủ nữa nhé)

Nếu để ý một chút thì người nước ngoài hầu như hiếm bao giờ chê ra mặt khi người đối diện nói tiếng anh dù có dở, chỉ hoặc là khen hoặc là kiểu không chê cũng không khen. Những người đó thường đã có thời gian sống ở VN, phần nào cũng làm quen được với “Vnese-accent” nên họ vừa nghe vừa đoán. Còn nếu là một người chưa biết gì về VN, chưa từng đến VN thì có lẽ chỉ một số ít người VN nói họ mới hiểu.

(nhiều người VN khi nói tiếng anh thì người nước ngoài có vẻ họ rất tập trung thì mới hiểu được người VN nói gì, kiểu vừa nghe vừa đoán giống như người VN mới học nghe tiếng anh thôi, 1 câu 10 chữ… nghe được vài chữ rồi đoán, chuyện bình thường)

Đối với họ - một người đến từ một quốc gia dùng tiếng anh làm ngôn ngữ chính, thì ngôn ngữ đối với họ là để giao tiếp , là điều gì đó rất bình thường. Khác với ở VN, nơi mà tiếng anh được xem là cái gì đó xa xỉ và + dòng máu hơn thua, đố kị thì thường được đem ra để so sánh và chê bai nhau.

Những cuộc hội thoại cần sự trang trọng (formal) thì tất nhiên phải dùng từ ngữ mang tính học thuật (academic) và chính xác (accuracy).

Nhưng trở lại chủ đề của topic là phát âm (pronunciation), thì cũng không liên quan đến 2 thằng này vì tiếng anh nó vẫn là tiếng anh. Dù có formal hay không formal thì cuối cùng vẫn là phát âm tiếng anh mà thôi :))

btw, một ví dụ trong tiếng Việt như thay vì nói NGU thì dùng những từ, cụm thay thế như: không được thông minh, kém hiểu biết, v.v… => giảm/tránh đi chút xíu thì sẽ nhẹ nhàng và thanh thản hơn =))

3 Likes

Heu @Bao_Ngoc1,
Shame on you. Bạn nước ngoài của bạn là người nước gì ? Đừng tra google dịch từ mình vừa nói ỏa trên nhé

Hi Anh @ltd,
Cảm ơn anh đã thông tư tưởng của bạn ấy.

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?