Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Xin chào, em là frontend developer từ nhỏ em học tốt môn văn, lên đại học mặc dù các project môn học không có gì nổi bật nhưng nhờ kỹ năng thuyết trình, “chém gió” mượt tai nên thầy cũng cho điểm cao, trong cty em viết báo cáo khá ổn nên thường được sếp giao cho viết document, guide, content, quảng cáo cho app, web … Mặc dù em không ngại trình bày, phát biểu trước công chúng nhưng những lúc nói chuyện bình thường với bạn bè, với đồng nghiệp em thường khó mở lời, những buổi tiệc “nhậu” cùng cty ai ai cũng nói chuyện vui vẻ còn em thì không biết phải nói gì, khó hoà nhập với mọi người; kiểu như lúc một mình em cầm micro tự trình bày trước mọi người hay lúc viết lách thì em có thể nói lưu loát, trau chuốt từ ngữ nhưng lúc nói chuyện xã giao hay lúc nói chuyện riêng thì kỹ năng rất kém, em nghĩ đây cũng là một trong những lý do khiến em khó thăng tiến trong công việc và khó hoà nhập với mọi người. Mọi người có thể tư vấn giúp em làm thế nào để cải thiện được không ? cảm ơn !

Muốn giao tiếp tốt thì phải biết lắng nghe trước
Trong một cuộc nhậu, bạn có thể không tham gia được tất cả chủ đề, nhưng cũng sẽ có những chủ đề mà mình biết, cứ tham gia thôi
Những câu bông đùa hóm hỉnh tính, lồng những từ trong ngành vào những câu chuyện, hoặc bình luận câu chuyện bằng những từ vui nhộn với đồng nghiệp
Với bạn bè thì có thể nố về công việc (không phải làm ăn, mà chỉ là hỏi thăm), hóng hớt chuyện ngành của bạn bè có gì thú vị
Tập lắng nghe mọi người trước, ai nói chủ đề gì thì góp chủ đề đó

10 Likes

Khi bạn trình bày thì có mục đích, có ý nghĩa thực tiễn, liên quan công việc nên sẽ trôi chảy.
Khi bạn nói chuyện phím thì không có mục tiêu cụ thể, không biết nên nói gì.

Mình cũng là một người như vậy, và mình thấy đó là một điểm tốt, không cần cải thiện gì.
Khi bạn bè tán dóc thì mình chỉ ngồi nghe,
ai hỏi thì trả lời thẳng thắng rằng “không biết nên nói gì”,
từ từ người ta cũng quen và tôn trọng tính cách của mình.

Ngoài vấn đề xã hội thì đây còn là một vấn đề về thiền, về tâm lý, về tính cách.
Phụ thuộc vào bạn có muốn tiếp tục giữ vững nó hay không? (theo câu hỏi của bạn thì chắc là không)

Như mình, tính cách như vậy từ khi đi học đến giờ, làm việc đã gần 5 năm.
Mọi người vẫn tôn trọng và thăng tiến đều, không có gì bất mãn.
Các ngành khác thì không biết, nhưng riêng lập trình thì chỉ cần bạn làm được việc và có đạo đức, mọi người sẽ tôn trọng bạn.

11 Likes

Như thường lệ, tớ có vài câu hỏi cho cậu đây :stuck_out_tongue:

  1. Nghề nghiệp của cậu là gì vậy? Front-end developer hay Front-end document writer?
    Nội dung công việc thường ngày của cậu là gì vậy?
  2. Cậu có các kỹ năng gì nổi bật cho công việc đó? Cậu có được đánh giá cao trong công việc không?
  3. Cậu có tự tin nói rằng cậu có hiểu biết rộng không?
  4. Cậu có phải người biết lắng nghe không?

Do tớ không có các thông tin này, nên tớ không thể nói gì được trừ một số phỏng đoán (mà cậu chắc không muốn nghe phỏng đoán đâu nhỉ? :smile:).
Hi vọng cậu giúp tớ nhé! :smile:

7 Likes

Cảm ơn bác đã tư vấn, em xin bổ sung thêm một số thông tin :

Em là cho một cty start up quy mô nhỏ, công việc chính của em là design web bằng Dreamweaver, Figma, Photoshop, … cho team dev và design thành các bản mockup để demo cho khách, có tham gia vào code, việc viết báo cáo cho leader, viết document cho project, cho team do em đảm nhiệm, kiêm luôn công việc lấy yêu cầu của khách hàng, viết document, guide cho khách, training cho nhân viên của khách.

Em tự đánh giá là làm việc nhanh nhẹn, chi tiết, đúng yêu cầu, đúng tiến độ.

thông qua bảng xếp hạng nhân viên, điểm thi đua thì em nghĩ là có.

em không tự tin lắm vì không am hiểu tất cả mọi thứ, chỉ có kiến thức về lĩnh vực của mình; tin tức, thời sự nắm bắt ổn vì thường xuyên theo dõi.

đúng. Em tôn trọng ý kiến của mọi người.

3 Likes

Tớ hiểu rồi :smile:

Giờ tớ đi vào phân tích và trả lời cậu nhé!

Bởi vì cậu được đánh giá cao trong công việc, vậy sao cậu nghĩ cậu khó thăng tiến trong công việc? :smile:
Cá nhân tớ, thông qua những gì cậu mô tả, thấy rằng cậu có năng lực (nếu như đó là nhận định sai thì có lẽ cậu phải xem lại cách cậu trình bày vấn đề, đó là kỹ năng giao tiếp :wink: ), cùng với thái độ tốt, nên tớ không nghĩ cậu có vấn đề gì về thăng tiến đâu. Và, thăng tiến trong công việc không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng giao tiếp (cái mà cậu đã có).
Thế, cậu thực sự muốn thăng tiến như thế nào? :smile:

Từ những gì cậu mô tả, cậu không chỉ code, cậu còn tham gia vào một số công việc khác của 1 dự án, nên tớ thấy cậu cũng có năng lực. Theo như những gì cậu nói, cậu đã giao tiếp nhiều với member công ty khác (thông qua training), giao tiếp với khách hàng (để lấy yêu cầu của khách hàng & guide khách), giao tiếp với member team mình (thông qua việc tổng hợp document và code), thế nên tớ nghĩ cậu đã có kỹ năng giao tiếp ổn rồi.
Thế cậu thực sự cần gì? :smile:

Nếu cậu cần giao tiếp xã giao, cậu buộc phải cải thiện điều này:

Vì cậu không có kiến thức/thông tin, nên cậu không thể đưa ra quan điểm gì. Đó là lý do cậu cảm thấy cậu không nói chuyện được.
Tuy nhiên, điều này không phải là kỹ năng giao tiếp :wink: Điều này cũng không ảnh hưởng mấy tới “cơ hội thăng tiến” mà cậu có đề cập, những việc cậu làm trong khi làm việc mới là yếu tố lớn quyết định điều đó.

Tớ nghĩ cậu hiểu nhầm “biết lắng nghe” là gì rồi. Nó không phải sự tôn trọng ý kiến của mọi người đâu (dù nó cần việc đó). Cậu có thể tham khảo article này để hiểu thêm.

Hope it helps!

10 Likes

@songtotnhe @kisuluoibieng library cảm ơn mọi người đã dành thời gian tư vấn. chúc buổi chiều vui vẻ

5 Likes

Cảm ơn mọi người lần nữa. Em đã suy nghĩ thông suốt trong mấy ngày qua, Em cần phải lắng nghe mọi người nhiều hơn và thay đổi cách sống cho phù hợp :+1:

1 Like

Đi nhậu không có chuyện gì để nói thì là quá bình thường, đơn giản là chưa trúng chủ đề, chưa đúng người … thôi. Rà trúng đài là hót như sáo liền luôn, thêm vài lon bia nữa thì có dán băng keo cũng không im lặng được.

Cứ đi nhậu, cafe mà người ta còn rủ mình là ok, không có vấn đề gì về giao tiếp hết.
(Ít nói người ta không ghét, chứ nói nhiều dễ bị ghét lắm)

Nếu bạn học được cách nào cải thiện thì càng tốt, còn nếu không có cũng không sao. Thà ngồi nghe, còn hơn ráng nói gì đó (nằm ngoài thói quen, tính cách của mình) nhiều khi thành vô duyên, có men vô có khi tụi nó cho mình ăn cái chai vô đầu luôn thì khổ.

7 Likes

mình cũng gần giống bạn, khác tí là được 11 năm rồi :smiley:
khi cần trình bày thì trình bày tốt, khi cần đối đáp thì đối đáp trôi chảy, còn đi cafe đi nhậu thì cứ ngồi thu lu :smiley: ai hỏi thì trả lời không hỏi thì ngồi cười đến khi tan tiệc rồi về :smiley:

5 Likes

Với một số người, họ có cách giao tiếp rất xịn thông qua điệu bộ, cử chỉ hay nét mặt khiến người khác có thiện cảm, nó gọi là non verbal communication. Tức con người tiếp nhận thông tin qua nhiều đường cả ý thức và vô thức, ko nhất thiết qua ngôn ngữ và ko nhất thiết phải lý giải được. Điều đó cũng lý giải, tại sao một người nhìn một người và ghét một người dù nó hông làm gì mình.
Đó là những cái khó control được, và khó bắt chước. Người “kém giao tiếp” ko tạo được những cái đó, nên có cảm giác awkward khó hoà nhập dù thuyết trình hay viết tốt :slight_smile:


Cách mình làm đó là nâng cấp mối quan hệ với từng người một và ko thể hiện cho tất cả mọi người biết, mà chỉ cho mỗi mình và người đó biết thôi, bởi vì mình ko có khả năng diễn trước mặt tất cả mọi người (nó dễ làm người khác cảm giác mình giả tạo). Nói chung nôm na đó là mình luyện tập sự tinh tế trong giao tiếp. Trong một vòng tròn giao tiếp, càng có nhiều người respect bạn, thì bạn càng có position, và ko liên quan đến việc bạn có giao tiếp nhiều ko.

Keyword của mình là quan sát, quan sát và quan sát. Lịch sự và tôn trọng mọi người thì có những quy tắc chung rất dễ làm. Còn với mỗi cá nhân cụ thể thì lại cần quan sát đi kèm sự thấu hiểu. Quan sát những hành vi, cử chỉ của người đối diện, sự thay đổi nét mặt để nhận thức sự thay đổi, diễn biến tâm trạng để có những hành động phù hợp và tế nhị với hoàn cảnh xảy ra. Mà nhận thức đc sự thay đổi và có hành động đi kèm đúng lại tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, sự trải nghiệm. Điều này có thể cải thiện bằng cách đọc về tâm lý hành vi + tích lũy kinh nghiệm thông qua tiếp xúc người khác và suy nghĩ, sẽ phát triển trí tuệ cảm xúc hơn.

Có một câu mình lấy làm định hướng và rất thích đó là "Một người thích bạn như thế nào phụ thuộc nhiều vào việc ‘bạn làm cho họ cảm thấy như thế nào về họ’’. Vì một người tham gia vào một mối quan hệ vì chính bản thân họ chứ không phải để thỏa mãn người khác.
Đơn giản là hãy làm cho họ cảm thấy tốt (theo cách của họ). Cái này thật sự khó, đối với người khác nhau lại mong muốn có những cách đối xử khác nhau. Và cần một thời gian quan sát dài. Nếu thực sự quan tâm họ thì chắc sẽ biết phải làm thế nào.

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?