Các cao thủ chỉ giáo vấn đề: Facebook, Google,... Làm thế nào để bảo mật Mã Nguồn

Vâng theo như chủ đề các cao thủ cho minh hỏi bằng phương pháp nào mà các hãng công nghệ có thể bảo mật được Mã Nguồn của họ mà không sợ nội bộ công ty tuồn ra ngoài. Một trường hợp hãng tìm kiếm lớn nhất nước Nga đã có lần bị đánh cắp và rao bán mã nguồn, thuật toán. THeo mình thì vấn đề này rất quan trọng. Nó có thể làm cho bất kỳ một công ty nào phá sản trong nháy mắt. MÃ NGUỒN - KHO BÁU.
Còn theo mình nghĩ phương pháp của họ là tách ra và mỗi bộ phận quản lý và “bảo dưỡng” một phần nào đó của Mã Nguồn

3 Likes

Mình nghĩ ra một vài lý do:

  • Code thường theo module. Nên lập trình viên chỉ cần lập trình các module rồi ghép vào là được -> Ít tiếp xúc các đoạn code khác. Mà nếu lấy cái module mình đang làm leak ra ngoài. thì chưa chắc gì đã có thể xây dựng được hoàn chỉnh website Facebook/Google.
  • Các đoạn code quan trọng (như Page Ranking của Google chẳng hạn) thì sẽ hạn chế cực kỳ tối đa người tiếp xúc. Có thể là chỉ Founder mới biết, hoặc vài người được cấp quyền
  • Mã nguồn nhiều khi chưa là gì quý báu lắm đâu. Mà Data mới chính là cái KHO BÁU, giả dụ bạn có source của Google. Nhưng bạn lại không có đc Data khổng lồ của Google thì Search Engine của bạn cũng gần như vô dụng. Và để được Data xịn, “chuẩn cơm mẹ nấu” thì không phải là chuyện sớm ngày một ngày hai là làm được.
  • Đạo đức của lập trình viên sẽ không cho phép làm điều này. Thường các công ty lớn những ứng cử viên mình nghĩ thường có đạo đức nên nhũng việc này sẽ ít xảy ra.
  • Được luật pháp bảo vệ, các công ty khi phát hiện bị lộ bí mật kinh doanh thì cho đi tù cái thằng làm việc đó ngay và luôn (nếu tìm được :penguin:). Ngoài ra nếu buồn thì tính toán thêm các khoản phí tổn thất, bồi thường thiệt hại nữa thì chắc có mà ôm nợ mấy đời. Nên chả ai dại dột chỉ vì leak một vài bí mật ra mà phải vô tù + ôm nợ cả.
  • Ngoài ra thì có thể áp dụng nhiều biện pháp nữa như cấp quyền, đặt pass xem source, dùng các phần mềm theo dõi, mã hóa source, obfuscate source, … :v

Và sai sót gì thì mọi người bổ sung + chỉnh sửa nhé. :grin:

8 Likes

Sao mà lộ được. Google hay Facebook hay Microsoft … họ đều tuyển chọn nhân viên khắc khe từng tí một những nhân viên có đạo đức và kiến thức, tư duy không tốt thì k dc vào đâu.

2 Likes

Trong quá khứ đã từng có lúc Facebook bị lỗi PHP và mã nguồn được tải xuống đơn giản như một file .txt. Vấn đề là các hãng công nghệ toàn làm ra những thứ rất rắc rối, phức tạp, khổng lồ và họ có cả hàng tá nhân viên làm về bảo mật, trao giải cho hacker mũ trắng,… cho nên việc lấy được toàn bộ mã nguồn đã là khó rồi, lấy về mà vận hành được lại càng khó hơn (vì tiền của đâu mà đầu tư cho vài trăm ngàn nhân viên như họ).

Các hãng đó cũng tự nguyện mở toang một số mã nguồn của họ cho cộng đồng dùng: Android (Google), HHVM / Hiphop (Facebook), Firefox (Mozilla), .NET (Microsoft)

1 Like

Vâng trường hợp hãng tìm kiếm Yandex ở Nga (Hãng tìm kiếm lớn nhất nước này). Đã bị tuồn Toàn bộ mã nguồn và thuật toán ra ngoài… May mà sử lý kịp khi chưa rao bán thành công. Cá nhân thì mình ít khi nói. Nhưng các đối thủ cạnh tranh nó có thể đầu tư một khoản kinh phí khá lớn để chơi xấu nhau. Điều đó có thể lắm chứ đúng ko các bạn

1 Like

Vâng theo em nghĩ nữa là cái quý giá nhất nữa có lẽ là Thuật Toán, Cái này là kho báu vì nó kết tinh trí tuệ lớn nhất ở trong đó. Nó tạo ra sự khác biệt giữa các hãng cùng ngành kinh doanh. Ví dụ Facebook có thuật toán hiện thị New Feed, Thuật toán Ads. Google có thuật toán hiện thị kết quả tìm kiếm. Thuật toán của con Robot (Con này index dữ liệu của hầu hết tất cả các website trên thế giới vào Database của Google. Nó di chuyển bằng Link nội bộ website)…

1 Like

Vấn đề ĐẠO ĐỨC của nhân viên rất khó nói các bác ơi. Như Microsoft cài gián điệp vào nội bộ lãnh đạo Nokia để phá rối, ra những quyết định rất sai lầm (Sản phẩm Nokia sử dụng windown phone của MC), mục đích để có thể thâu tóm lại bộ phận sản xuất của Nokia với giá rẻ nhất. Thằng cu này nhận được một khoản thưởng vài chục triệu USD. Nhưng mà thường thì những thằng làm những việc khuất tất thì cũng chả ra hồn - Kết quả phân khúc Smart phone của Microsoft thất bại Thảm Hại. Cả tập đoàn phải gánh nó trên vai…
Giống như bác Nguyễn Tử Quảng Nổ nhảy vào phân khúc Smart Phone lúc nó đã bão hòa bung bét ra rồi. Bây giờ với 1000 USD các bác có thể tạo ra một hãng điện thoại của riêng mình với tất cả các cấu hình yêu cầu, logo thương hiệu. Liên Hệ ChiNa. ahihi

1 Like

Cho xin đường link chứng minh để mình học hỏi. Cảm ơn.

1 Like

Bạn muốn hỏi đường link gì ah

1 Like

cho mình xin link chứng minh câu trên

1 Like

http://blog.techz.vn/nokia-da-bi-microsoft-thau-tom-nhu-the-nao-ylt31866.html
http://news.zing.vn/microsoft-da-rinh-con-moi-nokia-nhu-the-nao-post349416.html
Stephen Elop - “gián điệp nằm vùng”
Cái này có gì lạ đâu bác nhỉ. Các chiến lược và chiêu trò kinh doanh thì nó đa dạng vô cùng. Một tổ chức lớn, một tập đoàn lớn nếu ngủ say trên chiến thắng quá lâu mà quên mất bản thân mình thì điều tất yếu sẽ xảy ra

1 Like

Cái đó chỉ là nghi ngờ thôi mà nhỉ?

1 Like

Còn nghi ngờ gì nữa? đồng chí Stephen Elop sau khi Mc thâu tóm Nokia được thưởng một khoản tiền khá lớn vài chục triệu USD. Sau đó ra khỏi ban lãnh đạo Nokia để người khác lên thay thế và sau đó cũng nặn mất tăm. Cái này là rất bình thường thôi bác ơi, thấy có gì lạ đâu nhỉ. Tất cả mục tiêu cuối cùng vì USD, chuyện họ làm cũng đâu có bất hợp pháp? Để bước chân được vào lĩnh vực Smart Phone thì Mc đã có sự chuẩn bị từ rất lâu rồi đó bác ah

1 Like

Thật khó tin lúc đó Nokia lại chọn hệ điều hành windown phone thay cho androids

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?