Bàn luận - Dạy lập trình cho người khác đổi đời? Nên hay không?

Ý tưởng hay bạn, việc dạy cho người khác không làm cho kiến thức của bạn mất đi mà ngược lại…
Thế giới người ta làm thế, thỉnh thoảng mình đọc một số topic có giá trị, mình thường tự hỏi sao họ có thể làm được như thế bởi vì nếu nhẩm tính thời gian họ bỏ ra để viết cái topic rất lâu…Việt nam mình không bằng được năm châu có phải do cái này ???

Giữa một “chính phủ” và một “cá nhân” có khoảng cách rất xa. Hơn nữa thì không phải ai cũng được học xong được lớp 12. Chưa kể càng ngày thì các tổ chức/chính phủ nước ngoài càng ngại đầu tư/làm từ thiện ở VN vì còn phải có phí “bôi trơn” các thứ. Cho nên hãy lo cố gắng đòi hỏi những quyền lợi chính đáng từ chính quyền trong nước trước :smile:

1 Like

Phụ thuộc vào thái độ của học sinh trong quá trình học tập nữa.

Bạn nào chuyển nghề hay muốn học lại thì mình đều hướng dẫn hết, mình cũng không quan tâm xuất thân gia đình như thế nào, hoàn cảnh đưa đẩy ra sao. Tuy nhiên, sau khi hướng dẫn 1 chủ đề, tuỳ vào tinh thần học viên ra sao: cúp học, không chịu ôn bài, kiêu ngạo, bắt nạt ma mới,… thì mình không hướng dẫn tiếp. Tuy nhiên, có vài bạn sẵn sàng hỏi “khó”, tự đưa ra ý tưởng, chậm tiếp thu nhưng chăm chỉ, thì mình tiếp tục chia sẻ kiến thức nâng cao.

Sự thật phũ phàng, nếu lớp có 50 học viên, thì cuối khoá chỉ có trung bình 3 tạm chấp nhận được việc, còn nổi trội thì vài khoá may ra có 1 đứa. Do không phải công ty nên không thể bắt ép theo nội quy được, giáo dục là không phân biệt học sinh giỏi và học sinh hư cả. Việt Nam bằng năm châu hay không là do tính kiên trì, chăm chỉ, sáng tạo, hỗ trợ đồng đội của từng học sinh.

May mắn gặp học sinh gương mẫu. Giáo viên không có quyền đối với học sinh.

1 Like

Cách được xem là phù hợp và trong tầm tay hiện nay là anh em lập trình đi làm lương kha khá, mỗi tháng trích ra một hai triệu ủng hộ tiền cho giáo viên dạy tin học ở các trường học để họ có lương đủ sống để cống hiến toàn tâm toàn ý cho việc dạy và bỏ thời gian nghiên cứu thêm về những thứ họ sẽ truyền bá cho học sinh.

Ngoài ra, anh em cũng cung cấp giáo trình/ CD/ tài liệu blah blah,… thêm cho họ để họ có thể mở lớp dạy ngoài giờ (giống dạy thêm các môn khác ở nhà) và 3 đến 6 tháng, các anh em cung cấp cho họ (các giáo viên tin học được đề cập ở trên) các khoá học đạo tạo nâng cao thêm về công nghệ, kiến thức, giáo trình mới,… bằng cách cử người xuống nơi giảng dạy vài ngày cuối tuần hoặc tài trợ họ lên thành phố theo học trực tiếp và nếu có điều kiện, và/ hoặc dùng video conference để training.

Từ những lớp học của các giáo viên này, sẽ có những em học sinh có tố chất yêu thích và gắn bó với việc học tin học (cụ thể ở đây là biết xài máy tính và bắt đầu học lập trình) , rồi từ đó “vết dầu loang” sẽ có tác dụng lan rộng ra, trở thành một phong trào hữu ích, thiết thực. Số ít người bước đầu có chút thành quả về lập trình (đạt giải cuộc thi lập trình hoặc có sản phẩm hữu ích cho trường, cho địa phương nhỏ) sẽ hấp dẫn thêm người tò mò, để ý theo học. Không nên cầu toàn, vì không phải ai cũng có thể học lập trình, dạy tràn lan không hay cho lắm nếu người ta không thích, IT mà lập trình (không tính IT sử dụng máy tính chung chung) không giống với tiếng Anh cho lắm, nó đòi hỏi phải có sự đam mê.

Ngoài ra, để các em học tập được tốt thì cũng ủng hộ máy tính second-hand để thành lập được các phòng máy tại nhà giáo viên dạy tin học hoặc nhà một ai đó tự nguyện cho mượn phòng. Rồi ta kêu gọi lập quỹ tài trợ tiền điện, tiền bảo trì để duy trì các phòng máy tính như vậy.

Một case mà chúng ta có thể học hỏi: https://neil.fraser.name/news/2013/03/16/ (với ai lười đọc tiếng Anh, xem tạm Bài Nầy).

Cũng học hỏi kinh nghiệm của mấy phòng trào như Giáp School, Sách hoá nông thôn hoặc tủ sách gia đình / tủ sách dòng họ để học hỏi cách họ làm, xem ra làm các thứ thiện nguyện dạng công tác XH chuyên nghiệp là không dễ tí nào, đòi hỏi nhiều công sức, chất xám và máu nóng của con tim.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?