Bạn có nhảy việc không nếu công ty khác trả cao hơn 35% lương và vì sao?

Giả sử bạn rất hài lòng với công ty hiện tại, bạn có ra đi khi công ty khác trả cao hơn 35% lương và vì sao?

7 Likes

Nếu công việc đó cùng làm em hài lòng y như công việc hiện tại :dizzy_face:

3 Likes

Sau khi suy nghĩ rồi vẫn quyết định không đi :blush:, vì ở cty hiện tại mình là già trâu cmnr, làm gì cũng dễ.

5 Likes

Nếu đã rất hài lòng thì sẽ không đi, bởi nơi khác có thể trả cao hơn 35% so với lương hiện tại, nhưng:

  • Môi trường chưa biết tốt hay không (vấn đề đào tạo nhân lực, mối quan hệ giữa các phòng ban…).
  • Tỷ lệ tăng lương hằng năm là một con số may rủi.
6 Likes

Hi vọng có một câu trả lời thật chi tiết, dẫn chứng lợi hại của việc nhảy việc :smiley:

Nếu công ty mới trả cho mình thấp hơn 35% so với mức lương hiện tại, nhưng mình nhìn thấy một cơ hội ở đó thì mình cũng nghỉ ngay :sunglasses:

5 Likes

Anh @hungho có thể cho biết cơ hội có thể là gì và tại sao được không?

1 Like

Nếu đã thực sự hài lòng thi không đi phỏng vấn làm gi. Trong lòng đã có gi đó rồi nên mới đi pv chứ anh.
Công ty mình làm hiện tại là công ty thứ 3- Hiện tai thì cảm thấy hài lòng - chế độ tốt- người giỏi nhiều - môi trường tốt ,một số công ty gọi pv nhưng đã từ chối.

Ngày trước nhớ pv công ty này, người ta hỏi sao nghi công ty cũ, mình bảo lương thấp nến nghỉ.
Cũng tăng > 35% lương
Tất nhiên mình cũng muốn làm môi trường Au My thế nào, nên đi luôn. :smiley: .

2 Likes

Ví dụ đó là một startup như trong ước mơ mà bạn muốn thành lập, nhưng một mình bạn thì ko thể làm nổi. Rồi một ngày kia bạn tìm thấy một team như vậy, họ cần bạn và bạn cần họ. Tại sao không? :smiley:

5 Likes

Hài lòng với công việc nhưng là một người cầu tiến thì mình không thể hài lòng với bản thân. Cuộc sống chỉ bắt đầu khi mình bước ra khỏi khu vực thoải mái. Khi còn ở công ty hiện tại, khi mọi thứ đều sẵn sàng thì, đối với một số người, có thể ta không phát triển nhanh được nữa. Khi mọi thứ không còn thách thức thì cũng không còn động lực để học hỏi.

P/S: Topic này là một câu hỏi mở, Đạt chưa có nhu cầu “chuyển việc” bởi vì công ty hiện tại có nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết xong :sunglasses:

P/S2: Welcome new ideas :+1:

5 Likes

ra đi nếu lương và đãi ngộ tốt hơn cty hiện tại. Xem xét cơ hội thăng tiến ở cty hiện tại so với cty sắp tới sẽ ntn.

1 Like

Chưa đi làm nhưng nếu là e thì cái đó phụ thuộc vào tgian làm trong cty cũ, nếu làm tgian đủ dài r thì sẽ chuyển vì sẽ đc lương cao hơn là cái đâu tiên. Sau đó là MT làm việc mới, năng động hơn khi nhảy việc, được làm cùng team mới và có thêm exp mới

1 Like

@SoiLuv định nghĩa như thế nào là “đủ dài”?

1 Like

Theo kinh nghiệm bản thân, cả 2 tùy chọn nhảy việc hoặc ở lại đều có lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp đã rất hài lòng thì nên ở lại.
Do mình không ở lại cty nào quá 3 năm, nên mình chỉ nói về nhảy việc :smiley:

Lợi

  • Thay đổi môi trường mới, mở rộng tầm mắt. Sau khi làm qua một số cty, bạn sẽ biết cty nào tệ, cty nào tốt. Cách quản lý nào tốt. Tầm nhìn của bạn không bị bó hẹp trong cách quản lý của 1 cty, mà luôn có sự so sánh, trải nghiệm.
  • Vì là môi trường mới, bạn sẽ học được cách làm việc mới, có những điều lạ, tính cách đồng nghiệp lạ. Bạn tự so sánh và rút ra kinh nghiệm. Bạn sẽ học được những kỹ năng mà nếu ở một cty quá lâu bạn sẽ không biết, vì mỗi nơi mỗi khác.
  • Mức lương cao hơn (không phải luôn là như thế)
  • Nếu bạn có định hướng tự kinh doanh, mở cty sau này, thì bạn nên có xu hướng nhảy việc sau một thời gian khoảng 3 năm, bạn nên trải qua nhiều phong cách quản lý khác nhau trước khi tham dự một lớp học về quản lý và kinh doanh riêng.

Hại

  • Bạn phải từ bỏ những thói quen cũ, luôn sẵn sàng học những điều mới, rủi ro mới.
  • Bạn không còn được xem là người kỳ cựu như ở cty cũ, gặp khó khăn trong việc xây dựng lại mối quan hệ.
  • Cuộc sống sẽ có phần xáo trộn vào mấy tháng đầu khi bạn qua cty mới.
  • Có thể có những khó khăn mà người làm ở vị trí đó trước đây bỏ lại, bạn phải vào giải quyết đống shit đó.
  • Lương cao lúc đầu, nhưng tăng lương định kỳ chưa biết, có thể sau một thời gian lại bằng với cty cũ nếu bạn ở lại.
    Tạm nêu mấy điều như vậy, giờ lo cày tiếp đây.
10 Likes

Theo e thì khoảng 1 năm là đủ để hiểu rõ về môi trường, công việc, phúc lợi, sự phát triển của cty cũ :smiley:

1 Like

Theo phương châm của Tào Tháo, về nhà hỏi vợ, vợ bảo thế nào thì cứ làm ngược lại như thế. Ắt sẽ thành công

4 Likes

Nếu là e thì e sẽ quan tâm đến 2 vấn đề:
Công ty đó “Nhỏ” hay “Lớn”: Em chọn nhỏ :blush: vì e nghĩ nếu công ty nhỏ thì cơ hội cao, tuy có làm nhiêu việc hơn nhưng mà làm càng nhiều thì level càng cao, còn làm cty lớn thì ngược lại thôi :smile:
Quan trong hơn cả TeamLead ở đó là người như thế nào, có vui vẻ, hòa đồng, có công bằng hay không, sòng phẳng…
Nếu như thấy Sếp bên đó mà làm level cao hơn thì sẽ đo hì hì :relieved:

1 Like

Em thấy như như thế này ạ, tùy thuộc vào môi trường và chế độ của công ty nữa !
Ví dụ đang làm dev ở một công ty châu âu, 9h 10h đến muộn chút, nhưng tối làm về muộn cũng được.
Cứ 3-4 tiếng ngồi code một lúc có thể ra ngoài đi dạo, hoặc uống cafe, thỉnh thoảng chiều chiều cả team mua đồ lên ăn chung :smiley: . Được dùng skypee và facebook. Có bonus bảo hiểm xã hội lương thất nhiệp khoản nào cũng tốt, team hòa hợp thì PM và TA vui tính thì ổn cả.
Còn công ty trả cao hơn 35% mà như kiểu công ty mới thành lập, thuê một văn phòng, hoặc một ngôi nhà cỡ 4 tầng. Khóa đóng kín cửa lại, ngồi code liên tục 8 tiếng sau 1 năm như thế đa số sẽ bị đơ, và thường những công ty như thế tuy trả lương cao hơn, nhưng những khoản phúc lợi khác lại không có .
Nói chung làm chỗ nào rộng rãi thỉnh thoảng đi lại một chút, chứ ngồi lâu max bệnh anh ơi !

2 Likes

Chào anh, em đã từng trong tình trạng mà anh hỏi và em quyết định ra đi, mặc dù công ty cũ khá tốt, sếp và team ok nhưng lúc đó em lại chỉ nhìn vào mức lương quá hấp dẫn và background công ty hoành tráng mà quyết định. Trước khi đi công ty cũ có deal lại lương với em nhưng không đạt được thỏa thuận nên em vẫn đi. Qua công ty mới thì em thấy môi trường làm việc lại không được như công ty cũ… Bản thân e rút ra mấy điều sau:

  1. Trước khi quyết định, hãy nói rõ điều mình mong muốn với công ty cũ và mong họ xem xét đáp ứng. Nhưng trên tinh thần mình thật sự muốn cống hiến cho công ty chứ không phải muốn chơi game được mất với họ. Nếu họ không thể đáp ứng được mình suy nghĩ tiếp điều 2…
  2. Được và mất khi ra đi. Được thì quá rõ ràng như mức lương, đãi ngộ, kinh nghiệm mới, gặp những người mới… Mất thì phải tự giả định như sếp không tốt, công ty khắc nghiệt, cạnh tranh ngành quá cao, văn hóa không phù hợp…
  3. Nếu đã quyết ra đi, xin đừng phủi tay với công ty cũ. Hãy hỗ trợ họ trên những dự án mình còn dang dở, và nghe ngóng tình hình nếu mình thật sự muốn trở lại (nhưng nên là một tâm thế khác). Present của mình với sếp/team hiện tại càng nhiều thì họ sẽ nhận ra họ cần mình như thế nào. Và họ sẽ cân nhắc việc mời mình về. Tất nhiên lúc đó phải tăng lương và thăng chức.
    Mức lương tốt cũng chưa chắc là tốt! Nhưng không đi thì mình lại cứ kiểu đứng núi này trông núi kia, mà thật ra không biết núi bên kia có vàng hay bom mìn.
4 Likes

Hi, em cũng sắp chuyển việc nên cũng có chia sẻ. Khi chọn 1 công việc em thường cân nhắc tới 3 yếu tố, tất nhiên công việc mới cùng domain hoặc nằm trong domain yêu thích:

  1. Career path, Định hướng, khả năng phát triển.
  2. Phúc lợi, trang thiết bị
  3. Môi trường làm việc, qua phỏng vấn hoặc review thì cũng biết sơ sơ, rồi khoảng cách đi lại.

Mỗi 3 điều này thì có thể thay đổi tỷ lệ qua từng giai đoạn, nhưng sẽ không chênh lệch quá lớn. Tùy xem giai đoạn đó mình cần gì. =)) Ví dụ ở thời điểm em cần tiền thì mục (2) có thể chiếm 40 -45% quyết định, mục (3) chỉ chiếm 20% thôi chẳng hạn.

Cái hại đầu tiên khi dời công ty cũ, đấy là môi trường. Đang quen anh em vui vẻ, thì nghỉ, sang công ty mới phải làm quen lại từ đầu, có khi không giống những điều mình expect nữa. Phải thay đổi nhiều thói quen.
Cái thứ hai nếu nhảy quá nhiều sẽ thành thói quen, kiểu công việc chán chán thì lại nghỉ, không có lí do rõ ràng.
Ngoài ra có 1 số cái lặt vặt như: bhxh, bhyt, hợp đồng, bàn giao …

Cái lợi thì bản thân mình dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi :)))), có được cái mình đang hướng tới. Có thêm anh em mới, biết được thêm khá nhiều thứ.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?