Mình đang đọc một số tài liệu về network thì có gặp từ backbone network
. Mình có lên Wiki để coi rồi, nhưng vẫn không hiểu. Có bạn nào rành về cái này giải thích cho mình được không?
Đây là mô hình của nó.
Mình đang đọc một số tài liệu về network thì có gặp từ backbone network
. Mình có lên Wiki để coi rồi, nhưng vẫn không hiểu. Có bạn nào rành về cái này giải thích cho mình được không?
Đây là mô hình của nó.
Hay nhỉ, hóng người biết
(Google )
lúc trước học mạng ông thầy có nói mà không nhớ rõ (không chuyên về mạng) :)) theo em biết thì nó là một mạng tốc độ cao (xương sống) và kết nối với các “mạng yếu hơn”, có thể tưởng tượng đường dây từ bưu điện dùng cáp quang (fiber) dẫn về đến router nhà mình là backbone, còn từ router về các máy sử dụng loại cable thường, yếu hơn backbone là thuộc “mạng yếu hơn”.
Aizo ngộ need confirm mah, confirm or not? (troll chơi =))) về kiểm tra lại xem. Cách nói của em có vẻ đúng rồi.
Có vẻ đúng.
Không hợp lý lắm ở cái chỗ yếu hơn.
Đạt nghĩ backbone network là mạng để nối các mạng khác lại?
đúng là kết nối các mạng lại với nhau. backbone dùng loại cable có thể truyền tải mạnh hơn làm đường dây chính. như ý nghĩ “xương sống”. Không chuyên vấn đề này sợ càng nói nhiều càng sai =))
Không hợp lý lắm về vụ mạnh yếu đâu Huy. Bởi vì anh đang đọc tới Wireless Backbone Network
thì sao mà dùng cable mạnh hơn được. Nếu diễn giải theo nghĩa “xương sống” để nối các mạng lại với nhau thì hợp lý hơn.
Anh nghĩ là cái định nghĩa của em đúng với wired network
.
A backbone is a larger transmission line that carries data gathered from smaller lines that interconnect with it.
Như mình thấy ở cái hình ở #1 thì Backbone network
chính là cái đường nằm ngang trên cùng?
Em học hôm đấy thầy nói về dùng cable chứ không phải wireless nên chắc có sai xót nghiêm trọng
Nhờ có a Đạt hỏi mà em được đọc một bài viết quá hay bằng Tiếng Việt về cách thức hoạt động cơ bản của mạng Internet Mạng Internet Hoạt Động Như Thế Nào
Mới tham gia nên không biết, bây giờ mới trả lời cho các bạn.
Theo mô hình mà @ltd nêu trên, mình có thể giải thích như sau:
Network chia thành 3 lớp:
Backbone cũng được hiểu là Core. Chẳng qua là cách dùng từ thôi. Để cấu hình cho mạng Core, người ta sử dụng những thiết bị chuyển mạch có tốc độ xử lý nhanh, khả năng chịu lỗi lớn. Thường là các ISP mới quan tâm đến việc cấu hình này. Các doanh nghiệp thì không cần phải quan tâm vì đâu có tiền mà mua nổi một con switch cỡ này đâu mà quan tâm làm gì cho nó đau đầu.
Trên đây cũng chỉ là những kiến thức mình biết được sau khi học CCNA, CCNP Route and Switch.
Không biết có sai sót nào, mong các cao nhân chỉ dạy.
Thân,
Nghi Nguyen.
Lớp 2 và 3 khác nhau như thế nào Nghị?
Khác nhau rất rõ ràng về mặt chức năng và các giao thức sử dụng bên trong. Tùy vào loại mạng: mạng viễn thông, mạng ethernet, mạng CAN, mạng wifi mà có những giao thức tương ứng.
Nhưng chung lại:
Không, ý Đạt muốn hỏi tới cái này
Ok,
2.Lớp Distribute: distribution system: ví dụ trong một enterprise, lớp này thực hiện việc lọc, định tuyển giữa các VLAN: các thiết bị được sử dụng: L3 switch, router, filter
3.Lớp Core: backbone network: cái này chủ yếu quan tâm đến tốc độ, forward packet đi nhanh nhất có thể.
Thiết bị sử dụng cho cái này là gì vậy Nghị?
Thiết bị cho L3 cũng là các thiết bị chuyển mạch, định tuyến có tốc độ xử lý cao, khả năng chịu lỗi lớn, tốc độ truyền lớn cỡ hàng 10Gb/s trở lên. Ví dụ như Cisco Nexus 7000, 7200, 7500, … Mấy con này thường là chassis, người ta gắn nhiều module vào với nhau… Mình cũng chưa có cơ hội thấy mấy con này vì nó chỉ có ở ISP.
Backbone hay mạng đường trục, dân chuyên ngành hay gọi là mạng core. Các thuật ngữ này dùng để chỉ về hạ tầng mạng lõi, kết nối các hạ tầng mạng của các khách hàng (xét quy mô trong một ISP (nhà cung cấp dịch vụ), cứ vậy mà mở rộng quy mô ra (cấp quốc gia là nối giữa các ISP)). Mạng lõi có yêu cầu cao về tốc độ xử lý để nhằm đáp ứng luồng lưu lượng lớn từ người dùng. Nên các thiết bị mạng trong mạng core có năng lực định tuyến và chuyển mạch rất mạnh, điển hình như là Cisco Nexus 7k, 7k2,… các dòng router của Juniper (thực tế cho thấy thì các dòng router Ju được sử dụng nhiều hơn trong mạng core) và cũng có các dòng của Huwei và cũng như sử dụng các công nghệ chuyển mạch, định tuyến tối ưu như MPLS (unified), giao thức định tuyến BGP, OSPF, ISIS. Và các kết nối giữa các thiết bị mạng là đường truyền dẫn Quang
Nếu xét trên phương diện chia ra các mức để quản lý. KIẾN TRÚC HẠ TẦNG MẠNG có thể được chia thành 3 lớp.
Lớp Access: Là phần mạng cuối cùng trong mô hình thông tin liên lạc (Aceess - Distribute - Core). Chức năng của nó là cung cấp môi trường để cho người dùng truy cập (máy tính, điện thoại cố định có dây, k dây, điện thoại di động, fax, Nó không phải chỉ gồm mỗi wireless như bác trên nói mà nó bao gồm các mạng CÓ DÂY và KHÔNG DÂY (như WirelessLAN, hay các tổng đài BTS, Node B, eNode B).
Lớp Distribution phân bố các luồng lưu lượng tới các mạng truy nhập khác trước khi đẩy về mạng core. Ví dụ nôm na là A và B là hai anh thuê hạ tầng mạng FPT, C dùng mạng VNPT. Anh A và B truyền thông với nhau. Thì ông Distribution này sẽ định tuyến và chuyển mạch lưu lượng từ A qua B và ngược lại luôn chứ không đẩy về Core ISP. Còn nếu A và C thì phải đẩy về Core ISP để được định tuyến sang VNPT. Thiết bị mạng của lớp này chủ yếu là các dòng MẠNH về chuyển mạch, định tuyến là thứ yếu (sw layer 3…)
Em hiểu là vậy, viết cũng thấy mơ hồ. Các bác góp ý đi ạ