#Giới thiệu về Set trong Python
Set là một container, tuy nhiên không được sử dụng nhiều bằng LIST hay TUPLE.
Một Set gồm các yếu tố sau:
- Được giới hạn bởi cặp ngoặc {}, tất cả những gì nằm trong đó là những phần tử của Set.
- Các phần tử của Set được phân cách nhau ra bởi dấu phẩy (,).
- Set không chứa nhiều hơn 1 phần tử trùng lặp.
Set chỉ có thể chứa các hashable object nhưng chính nó không phải là một hashable object. Do đó, bạn không thể chứa một set trong một set.
Ví dụ:
>>> set_1 = {69, 96}
>>> set_1
{96, 69}
>>> type(set_1) # kiểu set thuộc lớp set
<class 'set'>
>>> set_2 = {'How Kteam'}
>>> set_2
{'How Kteam'}
>>> set_3 = {(69, 'Free Education'), (1, 2, 3)}
>>> set_3
{(69, 'Free Education'), (1, 2, 3)}
>>> set_4 = {[1, 2], [3, 4]}
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: unhashable type: 'list'
>>> set_5 = {(1, 2, ['How Kteam'])}
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: unhashable type: 'list'
>>> set_6 = {1, 2, {'HowKteam'}}
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: unhashable type: 'set'
#Cách khởi tạo Set
##Sử dụng cặp dấu ngoặc {} và đặt giá trị bên trong
Cú pháp:
{<giá trị thứ nhất>, <giá trị thứ hai>, .., <giá trị thứ n – 1>, <giá trị thứ n>}
Lưu ý: Khi khởi tạo bằng cách này, ít nhất phải có một giá trị.
Ví dụ:
>>> set_ = {1, 2, 3, 4}
>>> set_
{1, 2, 3, 4}
>>> set_1 = {1, 1, 1} # các giá trị trùng lặp bị loại bỏ
>>> set_1
{1}
>>> empty_set = {} # thử khởi tạo set rỗng
>>> empty_set
{}
>>> type(empty_set) # không phải là set
<class 'dict'>
##Sử dụng Set Comprehension
>>> set_1 = {value for value in range(3)}
>>> set_1
{0, 1, 2}
##Sử dụng constructor Set
Cú pháp:
set(iterable)
Công dụng: Giống hoàn toàn với việc bạn sử dụng constructor List. Khác biệt duy nhất là constructor Set sẽ tạo ra một Set.
Ví dụ:
>>> set_1 = set((1, 2, 3))
>>> set_1
{1, 2, 3}
>>> set_2 = set('How Kteam')
>>> set_2 # set không quan tâm đến vị trí của các phần tử
{'o', ' ', 'a', 'm', 'H', 'K', 't', 'w', 'e'}
>>> set_3 = set('aaaaaaaaa')
>>> set_3
{'a'}
>>> set_4 = set([1, 6, 8, 3, 1, 1, 3, 6])
{8, 1, 3, 6}
>>> empty_set = set() # cách bạn tạo được empty set
>>> empty_set
set()
#Một số toán tử với Set trong Python
Nhằm giúp các bạn dễ hiểu hơn về các toán tử với Set trong Python, mình minh họa các set dưới dạng biểu đồ Venn, với S1, S2 tương ứng các Set1, Set2 chứa các phần tử.
##Toán tử in
Cú pháp:
value in <Set>
Công dụng: Kết quả trả về là True nếu value xuất hiện trong Set. Ngược lại sẽ là False
Ví dụ:
>>> 1 in {1, 2, 3}
True
>>> 4 in {'a', 'How Kteam', 5}
False
##Toán tử -
Cú pháp:
<Set1> - <Set2>
Công dụng: Kết quả trả về là một Set gồm các phần tử chỉ tồn tại trong Set1 mà không tồn tại trong Set2
Ví dụ:
>>> {1, 2, 3} – {2, 3}
{1}
>>> {1, 2, 3} - {4}
{1, 2, 3}
>>> {1, 2, 3} - {1, 2, 3}
set()
>>> {1, 2, 3} - {1, 2, 3, 4}
set()
##Toán tử &
Cú pháp:
<Set1> & <Set2>
Công dụng: Kết quả trả về là một Set chứa các phần tử vừa tồn tại trong Set1 vừa tồn tại trong Set2
Ví dụ:
>>> {1, 2, 3} & {4, 5}
set()
>>> {1, 2, 3} & {1, 4, 5}
{1}
>>> {1, 2, 3} & {1, 2, 3}
{1, 2, 3}
##Toán tử |
Cú pháp:
<Set1> | <Set2>
Công dụng: Kết quả trả về là một Set chứa tất cả các phần tử tồn tại trong hai Set
Ví dụ:
>>> {1, 2, 3} | {1, 2, 3}
{1, 2, 3}
>>> {1, 2, 3} | {4, 5}
{1, 2, 3, 4, 5}
##Toán tử ^
Cú pháp:
<Set1> ^ <Set2>
Công dụng: Kết quả trả về là một Set chứa tất cả các phần tử chỉ tồn tại ở một trong hai Set
Ví dụ:
>>> {1, 2, 3} ^ {4, 5}
{1, 2, 3, 4, 5}
>>> {1, 2, 3} ^ {1, 2, 3}
set()
>>> {1, 2, 3} ^ {1, 4}
{2, 3, 4}
#Indexing và cắt Set trong Python
Ở trên mình đã đề cập về việc set không quan tâm đến vị trí của phần tử nằm trong set. Nên, việc indexing và cắt set trong Python không được hỗ trợ.
#Các phương thức của Set
Set cũng có khá nhiều phương thức. Nhưng mình chỉ giới thiệu một số phương thức cơ bản.
##Phương thức clear
Cú pháp:
<Set>.clear()
Công dụng: Loại bỏ hết tất cả các phần tử có trong Set
Ví dụ:
>>> set_ 1= {1, 2}
>>> set_1.clear()
>>> set_1
set()
##Phương thức pop
Cú pháp:
<Set>.pop()
Công dụng: Kết quả trả về một giá trị được lấy ra từ Set, đồng thời loại bỏ giá trị đã lấy ra khỏi Set ban đầu
Nếu là set rỗng, sẽ có lỗi
Ví dụ:
>>> set_1 = {1, 2}
>>> set_1.pop()
1
>>> set_1
{2}
>>> set_1.pop()
2
>>> set_1
set()
>>> set_1.pop()
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
KeyError: 'pop from an empty set'
Lưu ý: trong một số trường hợp, bạn sẽ pop được các giá trị từ set ra từ bé đến lớn. Nhưng đó không phải bản chất của nó, việc pop này liên quan đến các giá trị của hàm hash trong của các phần từ. Đó là lí do set chỉ chứa các phần tử là các hashable object. Vì kiến thức này không quan trọng ở mức cơ bản và khá phức tạp nên mình xin phép được bỏ qua.
##Phương thức remove
Cú pháp:
<Set>.remove(value)
Công dụng: Loại bỏ giá trị value ở trong Set. Nếu như value không ở trong Set, thông báo lên lỗi KeyError.
Ví dụ:
>>> a = {1, 2}
>>> a.remove(1)
>>> a
{2}
>>> a.remove(3)
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
KeyError: 3
##Phương thức discard
Cú pháp:
<Set>.discard(value)
Công dụng: Loại bỏ giá trị value ở trong Set. Nếu như value không ở trong Set, thì sẽ bỏ qua.
Ví dụ:
>>> a = {1, 2}
>>> a.discard(1)
>>> a
{2}
>>> a.discard(4)
>>> a
{2}
##Phương thức copy
Cú pháp:
<Set>.copy()
Công dụng: Trả về một bản sao của Set
Ví dụ:
>>> a = {1, 2}
>>> b = a.copy()
>>> b
{1, 2}
>>> a
{1, 2}
##Phương thức add
Cú pháp:
<Set>.add(value)
Công dụng: Thêm value vào trong set. Nếu như value đã có trong Set thì bỏ qua.
Ví dụ:
>>> a = {1, 2}
>>> a.add(3)
>>> a
{1, 2, 3}
>>> a.add(2)
>>> a
{1, 2, 3}
#Set không phải là một hash object
Đúng như vậy! Điều đó có thể chứng minh theo hai cách:
Ở ví dụ dưới, bạn cũng thấy, ta đã thay đổi nội dung của set nhưng id của set vẫn là id ban đầu
Ví dụ:
>>> a = {1, 2}
>>> id(a)
52255360
>>> a.add(3)
>>> id(a)
52255360
Thêm nữa, set không thể chứa một set khác
>>> a = {1, 2}
>>> b = {a}
Traceback (most recent call last):
File "<stdin>", line 1, in <module>
TypeError: unhashable type: 'set'
Link video của How Kteam
#NEXT
18 - KIỂU DỮ LIỆU (LỚP) DICT TRONG PYTHON
#PREVIOUS
16 - SỰ KHÁC NHAU VỀ TOÁN TỬ CỦA HASHABLE OBJECT VÀ UNHASHABLE OBJECT TRONG PYTHON