Vấn đề về học phí ở trường đại học

Năm nay em sắp thi đại học và em có vài thắc mắc liên quan đến học phí
Để thuận tiện, em sẽ quy ước:
(1): tiền cho giáo viên dạy trên lớp, tiền cho các giờ giảng của sinh viên trong các môn theo học
(2): tiền cho tất cả tín chỉ
(3): tiền khác ngoài (1) và (2)

Câu hỏi 1:
em thấy trường đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ và khi em tìm hiểu trên các trường đại học thì em chỉ thấy học phí chứ không nhắc gì đến tín chỉ, vậy nên em có một câu hỏi
Học phí là gì? (giả sử lấy học phí của FPT là 27tr/ học kì làm ví dụ)
Trường hợp 1:
27tr này là cả (1), (2), (3)
Trường hợp 2:
27tr này là chỉ có (1), còn (2) và (3) học sinh phải tự đóng riêng cho trường

Câu hỏi 2:
Giá một tín chỉ mỗi trường mỗi khác hay có một mức giá chung cho các loại tín chỉ?

Câu hỏi 3:
Ngoài (1) và (2), thì sinh viên còn phải đóng thêm khoản tiền nào khác khi học đại học nữa không? (tức là (3))

cái này thì tuỳ vào trường học đã quy ước, thông thường khi nói “học phí” nghĩa là đã bao gồm hết các khoản phí cần thiết
một số trường có thêm một số loại phí khác không được bao gồm trong học phí, ví dụ như tiếng anh (cho một số chương trình cần tiếng anh mà các bạn chưa đạt chuẩn đầu vào…). Một số hoạt động ngoại khoá (thường là optional) như là trường tổ chức đi đây đó …, tiền mua tài liệu
nhìn chung “học phí” là chắc chắn sẽ đóng, đa số các khoản còn lại là optional. ở thời điểm hiện tại, các trường đại học đang dần chuyển sang tự chủ hết rồi, nên các khoản còn lại không đáng kể so với học phí nữa

1 Like

vậy ý của anh là “học phí” là gồm (1) và (2) cộng lại còn (3) thì không đáng kể?

đã nói ở trên rồi, không có cách nói chung chung rằng học phí gồm những gì, chỉ có thể nói đó là một khoản phí bắt buộc phải đóng, các phí khác có hay không thì tuỳ vào trường cụ thể, khoá cụ thể, chương trình cụ thể
và mình cũng chưa bao giờ nghe khoản tiền (1) ở trường nào cả

2 Likes

vậy sau khi đóng học phí, mình có phải đóng thêm tiền về tín chỉ cho trường trong quá trình học không

Có 2 kiểu đóng tiền:

  • Học bao nhiêu tín chỉ thì đóng tiền bấy nhiêu, học phí hàng kỳ = \sum_{\text{môn}} \text{giá trị 1 tín chỉ của môn đó} \times \text{số tín chỉ của môn}. Giá trị tín chỉ của môn đó phụ thuộc vào môn đó là môn học lần đầu, học lại, học cải thiện hay học tự do.

  • Đóng tiền “khoán”, học bao nhiêu tuỳ thích. Ví dụ 1 năm bạn đóng 35 triệu (= 17.5 triệu/kỳ * 2 kỳ chính) thì trong 1 kỳ chính, bạn muốn học bao nhiêu môn cũng được. Học 30 tín hay học 10 tín cũng chỉ đóng từng đó tiền. Kỳ hè sẽ đóng tiền theo số lượng tín chỉ (số tín * số môn).

Có 2 dạng trường chính là trường theo Học phần và trường theo Tín chỉ.

  • Trường theo học phần sẽ đóng phí cố định mỗi học kỳ (nhưng có thể tăng dần theo năm)
  • Trường theo tín chỉ sẽ đóng học phí dựa theo số tín chỉ đăng ký mỗi học kỳ. Ví dụ kỳ 1 đăng ký 20 tín chỉ cho 6 môn, kỳ 2 đăng ký 25 tín chỉ cho 7 môn.
    • Tuy nhiên hầu hết các trường sẽ phân biệt về Tín chỉ môn học và Tín chỉ đóng tiền. Ví dụ môn Xác suất thống kê có tín chỉ môn là 3 và tín chỉ đóng tiền là 5. Người ta sẽ quy định xx nghìn đồng cho 1 tín chỉ đóng tiền. Trong khi tín chỉ môn học là để xét tốt nghiệp và trọng số quan trọng của môn học.
      Ngoài ra còn có một số trường nửa nạc nửa mỡ. Nghĩa là đóng tiền theo tính chỉ nhưng học theo học phần, không cho đăng ký khác môn khác lớp, khác học kỳ. Các trường kiểu này là do không đủ nguồn lực hoặc số lượng sinh viên để mở lớp ngoài chương trình cứng ban đầu.

Theo đã nói ở trên thì có thể xem tiền (1) và (2) là một. Mỗi trường sẽ có cách tính riêng. Các nguồn tham khảo trên mạng sẽ nêu số liệu “trung bình” mỗi học kỳ chứ không có số chính xác.
Ngoài tiền học phí (là tiền cho giáo viên đứng lớp và môn học) thì có thể có các loại tiền khác:

  • Tiền thi lại, học lại
  • Tiền mời thỉnh giảng giáo viên nước ngoài??
  • Tiền thiết bị, dụng cụ học tập (phòng lab, quần áo)
  • Quỹ lớp, đoàn phí
  • Ăn chơi, du lịch. (Wew, mặc dù nghe phi lý nhưng rất nhiều bạn không có tiền này và chịu áp lực khi phải học chung với bạn bè khá giả, bị biệt lập hoặc kì thị vì không tham gia hoạt động ăn chơi của nhóm/lớp. Bạn sẽ phải làm quen với những thứ này, mỗi người sẽ có cách ứng phó khác nhau: là mặc kệ, hoặc là xin ba mẹ, hoặc là tự lập kiếm thêm, hoặc học cách sống mềm dẻo).

Tóm lại vẫn là theo nguyên tắc: tùy mỗi trường + tùy mỗi năm. Những trường công lập sẽ ít phát sinh các chi phí (3) hơn là các trường tư.

2 Likes

Dù cho đóng theo hình thức nào, số tiền học phí đã bao gồm tiền trả cho giảng viên, tiền cơ sở vật chất,… Bạn kể các mục (1), (2) riêng ra như trên giống như chẻ sợi tóc làm tư vậy.

Mình bổ sung thêm một chút, thi lại, học lại, học cải thiện, học tự do sẽ có hệ số riêng (do quy định của từng trường). Nói đơn giản, số tiền chi cho 1 môn = giá 1 tín chỉ * số tín chỉ của môn học được quy định trong chương trình đào tạo * hệ số. Còn số tiền 1 tín chỉ giống như lương cơ bản vậy, cố định ở một con số thôi.

1 Like

Như anh nói thì có trường theo học phần và trường theo tín chỉ, ở đây em giả sử là fpt, nếu nó để như thế này và không thông tin gì thêm thì làm sao mình biết trường này là theo tín chỉ hay theo học phần


mà giả sử trường này theo tín chỉ đi, thì 28,7tr này là giá trung bình của tổng các tín chỉ của các môn mà mình mình cần phải học cho ngành đó trong 1 học kì phải không, nghĩa là nếu mình học nhiều tín chỉ hơn hay học ít hơn trong 1 học kì thì con số 28,7tr này có thể tăng giảm theo đó chứ không cố định?

28.7 triệu ở đây là đóng 1 cục, không phụ thuộc vào số tín chỉ bạn học.

có phải ý anh đang nói là phần này không

vậy có nghĩa là chỉ cần đóng 28,7tr này là không phải đóng thêm cái gì nữa?(ngoài (3))

Đúng vậy bạn :kissing:

cám ơn mấy anh vì đã hỗ trợ

28.7tr này là học phí của kỳ chuyên ngành nhé, còn anh văn của trường nữa là 11.9tr/mức cứ nhân lên theo số mức bạn cần đạt. Nói chung, bạn nên liên hệ tuyển sinh để họ giải đáp cho chính xác, vì học kỳ định hướng sẽ có học phí khác 1 chút.

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?